GIỚI THIỆU
Hạ Kali máu được định nghĩa khi nồng động Kali trong máu < 3.5 mmol/L.
TỔNG QUAN
Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân hạ kali máu
- Giảm đưa vào: ăn kiêng, nghiện rượu
- Tăng bài tiết: đái nhiều, tiểu đường
- Nôn, tiêu chảy, dẫn lưu dạ dày, dẫn lưu mật, hồi tràng, thụt tháo
- Lợi tiểu(thiazid, furosemid), insulin, glucose, NaHCO3, Corticoid, kích thích beta 2, kháng sinh(amiglycosides, penicillin, ampicillin, amphotericin B,..), Vit B12, Acid folid
- Thừa Corticoid: cường Aldosterol, tăng HA ác tinh, HC Cushing, u thận
- Liệt chu kỳ Westphal(gặp ở người tuổi < 30, yếu từ nhẹ đến nặng, hay gặp vào buổi sáng, diễn tiến từ vài giờ tới vài tuần, hay tái phát)
- Kiềm chuyển hóa, hạ Mg máu
Điều trị bằng bổ sung Kali
Mức độ nhẹ: K: 2,5 - 3,0 mmol/L
- Lâm sàng và ECG: không triệu chứng
- Điều trị: 1–1,5g KCL uống hoặc TTM mỗi 6 giờ
- Kiểm tra lại: mỗi 24 giờ.
Mức độ trung bình và nặng : K+ ≤ 2,5 hoặc K+ < 3,0 nếu đang dùng Digoxin
Mức độ trung bình: Chướng bụng, chuột rút, ECG: U, T dẹt, ST chênh xuống, QT kéo dài
- Điều trị: 1-1,5g KCL uống mỗi 3 giờ và/ hoặc 10mmol/h TTM
- Kiểm tra lại: mỗi 6 giờ.
Mức độ nặng: Yếu liệt cơ, tiêu cơ vân. ECG: Nhanh thất, xoắn đỉnh.
- Điều trị: 1-1,5g KCL TTM (tốt nhất qua tĩnh mạch trung tâm) mỗi giờ x 3 giờ liên tục
- Kiểm tra lại: mỗi 3 giờ.
Cách pha truyền KCL
1g KCL chứa 13,4 mmol K+ (hoặc chứa 524 mg Kali)
(1,5g <=>20mmol), pha trong NaCl 0.9%, không pha với Glucose (vì kích thích tiết insulin >> tăng vận chuyển K+ vào trong tế bào)
Lưu ý: truyền nhanh hoặc nồng độ cao có thể gây ra triệu chứng tăng K+ máu đột ngột, mặc dù tổng lượng K+ giảm. Vì vậy, cần theo dõi ECG liên tục để điều chỉnh tốc độ kịp thời. Nếu có biến chứng rối loạn nhịp do tăng K+ có thể xử lý cấp cứu bằng CaCl (xem bài tăng Kali máu).
Truyền tĩnh mạch ngoại vi
- Nếu không hạn chế truyền dịch nồng độ pha loãng tối đa 3g KCL/lít NaCl 0.9% (40 mEq/L hay 1,5g/500mL). Để đạt được tốc độ truyền 10 mmol/giờ với tỷ lệ pha truyền 3g KCL/ 1 lít NaCL 0.9% (hoặc 1.5g KCL/ 500ml NaCL0.9%) cần truyền với tốc độ 250 mL/giờ.
- Trong trường hợp cần hạn chế dịch đưa vào như: trong THA, quá tải dịch,...nồng độ pha loãng tối đa 6g KCL/lít NaCL 0.9% (80 mEq/L hay 3g KCL/500ml) nên truyền tĩnh mạch lớn để hạn chế đau và viêm tĩnh mạch.
Không hạn chế dịch | Hạn chế dịch |
---|---|
3g/lít (40 mEq/lít) | 6g/lít (80 mEq/lít) Nên truyền tĩnh mạch lớn để hạn chế đau và viêm tĩnh mạch |
Truyền tĩnh mạch trung tâm
- Trường khợp không hạn chế dịch, nồng độ pha loãng tối đa 6g KCL/lít NaCL 0.9% (hay 3g/30ml KCL với 500ml NaCl 0.9%, tốc độ 10mmol/h <=> 125ml/h. 20mmol/h <=> 250ml/h). Có thể pha nồng độ cao hơn khi cần hạn chế dịch (Tối đa 30g KCL / lít NaCL 0.9% hay 400 mEq/L).
Không hạn chế dịch | Hạn chế dịch |
---|---|
6g/lít (80 mEq/lít) | 30g/lít (400 mEq/lít) |
Tốc độ truyền tĩnh mạch tối đa
Người lớn | Trẻ em | Ghi chú |
---|---|---|
0.75g/giờ (10 mEq/giờ) | 15mg/kg/giờ (0.2 mEq/kg/giờ) | |
1.5g/giờ (20 mEq/giờ) | 30mg/kg/giờ (0.4 mEq/kg/giờ) | Hạ kali máu nặng và phải theo dõi ECG liên tục |
3g/giờ (40 mEq/giờ), không quá 400 mEq/ngày | 37.5mg/kg/giờ (0.5 mEq/kg/giờ) | Trường hợp cấp cứu: chỉ bác sĩ hồi sức cấp cứu đã được đào tạo và phải theo dõi ECG liên tục |
Các điều trị bổ xung có thể xem xét
- Thêm Magnesium sulfast 1,5g/10ml/ ống trong trường hợp nghi ngờ hạ Mg máu hoặc điều trị mà không cải thiện nồng độ K+ máu.
- Trong trường hợp nặng có thể truyền 3g/ giờ (theo dõi ECG liên tục và xét nghiệm K+ mỗi giờ).
- Có thể bổ sung lợi tiểu kháng Aldosterol trong trường hợp nghi ngờ cường Aldosterol hoặc THA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO