SINH LÝ BỆNH TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ ?

 1.Áp lực nội sọ (Intracranial pressure): là áp lực dịch não tủy ( CSF) bên trong não thất ( ventricles):

Áp lực DNT bình thường ở trẻ em (10th -90th percentile) lúc chọc dò ( LP) : 12- 28 cmH2O ( # 9-21 mmHg). ICP đo > 20 mmHg ( 27 cmH2O) kéo dài >5 phút + dấu hiệu/ triệu chúng thường là ngưỡng điều trị.

Note : Những trường hợp tăng ICP thoáng qua ( sinh lý) : hắt xì, ho, hoặc nghiệm pháp Valsalva.

2.Thành phần nội sọ ( thể tích ) : 

+ Nhu mô não (Brain parenchyma) : 80% 

+ Dịch não tủy ( CSF ) : 10%

+ Máu : 10%

3.Đo áp lực nội sọ : đo trực tiếp & tính toán ( ICP đo >> giá trị ICP tính toán ???) 

Công thức Davson : ICP = Pss + (Iformation x RCSF)

+Pss: Áp lực xoang dọc ( sagittal sinus pressure) ,5 to 8 mmHg

+Iformation : tốc độ hình thành CSF ( CSF formation rate), 0.3 to 0.4 mL/min

+ RCSF : kháng lực với dòng thoát CSF  (resistance to CSF outflow), 6 to 10 mmHg/mL/min

4.Mối quan hệ giữa áp lực nội sọ và thể tích nội sọ ? 





-Bình thường thành phần nội sọ ở trạng thái cân bằng ( equilibrium)

-Trong 1 hệ thống kín ( khớp sọ đã đóng hoàn toàn ): quá trình bù trừ ban đầu khi tăng thể tích khối tổn thương choán chỗ ( space-occupying lesion) là do sự dịch chuyển của máu và dịch não tủy dọc theo trục cột sống, và ICP vẫn bình thường.

-Khi đạt được giới hạn bù trừ , bất kì sự tăng thêm thể tích khối tổn thương => tăng ICP ( phase mất bù)

-Độ dốc ( slope ) của đường cong trong phase mất bù  dựng đứng , do đó chỉ với những thay đổi nhỏ thể tích có thể gây tăng ICP đáng kể .

-Ở trẻ nhũ nhi ( còn thóp) hệ thống này nên được coi là “mở” và sự bù trừ ban đầu xảy ra với thóp trước phồng. Khi thể tích thay đổi dần dần, sự phát triển của đầu sẽ bị ảnh hưởng do sự giãn nở của các khớp sọ, như bệnh não úng thủy.

5.Kết hợp với phương trình Davson, rõ ràng ICP bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm:

+ Phù nề nhu mô não 

+ Phù nề mô kẽ và mạch máu

+ Thay đổi thể tích mạch máu não (CBV)

+ Tắc nghẽn dòng thoát DNT

+ Thiếu tưới máu não cục bộ

+ Lưu lượng tưới máu não thay đổi

+ Ảnh hưởng CO2 tới mạch máu não 

+ Viêm mạch máu não .


6.Áp lực tưới máu não (Cerebral perfusion pressure)  : CPP = MAP - ICP

-CPP bình thường ở người trưởng thành : 50-70 mmHg , CPP bình thường ở trẻ < 5 tuổi thường thấp hơn ở trẻ lớn hoặc người lớn vì trẻ có huyết áp tâm thu thấp hơn , nhưng giới hạn bình thường vẫn chưa đk xác định . 

-Dựa trên ICP bình thường <20 mmHg và MAP >60-80 mmHg ( MAP= 1.5 x tuổi +55 mmHg)=> CPP bình thường ở trẻ em đk tính toán ít nhất : 40-60 mmHg. Khi CPP giảm  ( do giảm huyết áp hoặc tăng ICP đáng kể ) => não nhận CBF không đầy đủ => tổn thương nhồi máu có thể xảy ra .


7.Những yếu tố ảnh hưởng tới CBF ? PaO2, PaCO2, cơ chế tự điều hòa ?

+ PaO2 : <50 mmHg => giãn mạch máu ( vasodilation) để duy trì oxygen cung cấp tới não .

+PaCO2: tăng CO2 (hypercapnia) gây giãn mạch máu và tăng CBF, hypocapnia giảm CBF.Vì đáp ứng  với những thay đổi PaCO2 nhanh chóng, tăng thông khí là can thiếp cấp cứu như là pp tạm thời  trước khi phẫu thuật thần kinh trong quản lý cấp tăng ICP có biến chứng thoát vị  não đang diễn ra.

+ Cơ chế tự điều hòa mạch máu não .

-Khi tuần hoàn não bình thường và nguyên vẹn , CBF đk duy trì tương đối ổn định bởi những cơ chế bên trong não => tự điều hòa ( autoregulation) thông qua những thay đổi CVR (kháng lực mạch máu não : co mạch và giãn mạch)

Ở người lớn, những thay đổi CVR có thể duy trì CBF ổn định tại MAP 60-150 mmHg. Tuy nhiên  bình nguyên này chịu rất nhiều ảnh hưởng bao gồm : hoạt động giao cảm và PaCo2 nền. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ vùng bình nguyên khác người lớn .Do đó, chúng tôi không biết giới hạn dưới chính xác của huyết áp trung bình mà tại đó CBF giảm khi huyết áp giảm.

Bên ngoài vùng này , những cơ chế bù trừ bị phá vỡ => tăng tưới máu hoặc không đầy đủ.

Note : Cơ chế tự điều hòa có thể bị suy giảm khi trẻ bị tổn thương thần kinh và cơ chế này chuyển sang phải ở những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính.

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét