Các Dấu Hiệu Sinh Tồn Có Đáng Tin Cậy Trong Đánh Gía Mức Độ Xuất Huyết?
Xuất huyết được định nghĩa là sự thoát máu khỏi lòng mạch. Nó có thể được chia thành các nguyên nhân chấn thương và không chấn thương. Thương tổn thông thường dẫn tới xuất huyết đáng kể bao gồm tổn thương tạng đặc, gãy xương dài hoặc tổn thương mạch máu. Sốc mất máu không được nhận biết là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sau chấn thương. Các nguyên nhân xuất huyết không do chấn thương bao gồm xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết do vỡ phình mạch, hoặc vỡ thai ngoài tử cung. Đánh giá ban đầu một bệnh nhân có xuất huyết tại Khoa Cấp cứu (ED) bao gồm việc xác định mức độ mất máu của bệnh nhân. Việc phát hiện sớm tình trạng giảm thể tích ở một bệnh nhân có xuất huyết cấp tính là điều quan trọng để điều trị kịp thời, bao gồm thay thế lượng máu mất. Thông thường, lượng máu tuần hoàn của một người lớn là 7% trọng lượng cơ thể lý tưởng hoặc khoảng 5 L đối với người nặng 70 kg. Các bác sỹ lâm sàng thường được dạy làm thế nào để ước lượng máu mất dựa trên các dấu hiệu sinh tồn (nhịp tim, huyết…
About the author
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…