HẠ KALI MÁU CÁCH TÍNH LƯỢNG KALI CẦN BÙ

 

HẠ KALI MÁU – CÁC TÍNH LƯỢNG KALI CẦN BÙ

Định nghĩa

Hạ kali máu được xác định khi nồng độ Kali huyết tương < 3.5 mmol/L.

Nồng độ bình thường = 3.5-5.5 mmol/L.

Những bệnh nhân này thường không có triệu chứng nhưng các loạn nhịp nguy hiểm và tiêu cơ vân có thể xảy ra. Các phàn nàn không đặc hiệu như dễ bị mệt mỏi và yếu các cơ xương.

Phương pháp bù kali được ưu tiên là qua đường uống nhưng đôi khi điều này là không thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra cách tính lượng KCl dùng qua I.V.

 

Potassium replacement calculation

1) Lượng Kali thiếu hụt (mmol) được tính theo công thức sau:

Kthiếu (mmol) = (Kgiới hạn dưới bình thường – Kđo được) x (trọng lượng cơ thể - kg) x 0.4

2) Lượng kali đòi hỏi mỗi ngày là 1 mmol/Kg trọng lượng cơ thể.

3) Có 13.4 mmol kali trong 1 g KCl. (KCl = 39.1 + 35.5 = 74.6)

 

Ví dụ

Giả sử chúng ta có một bệnh nhân không triệu chứng 70 Kg với nồng độ kali đo được 3.0 mmol/L và anh ta không thể uống được nhưng có lượng nước tiểu đủ, chúng ta tiến hành theo cách sau:

1) Lượng kali thiếu hụt theo mmol = (3.5 - 3.0) x 70 x 0.4 = 14 mmol

2) Lượng kali đòi hỏi hàng ngày = 1 x 70 = 70 mmol

3) Tổng lượng kali cần bù là = 14+70 = 84 mmol = (84/13.4) = 6.3 g KCl

Do đó chúng ta có thể dùng cho bệnh nhân này 1.0 g KCl (khoảng 13 mmol K+) trong 500 mL Normal Saline (N/S) truyền trong 4h và tái đánh giá nồng độ kali sau 1 ngày. Vì vậy, trong vòng 24h, chúng ta đã dùng cho bệnh nhân (24/4 = 3 lít dịch N/S, tổng lượng KCl đã được truyền = 6.0 g, khoảng 80 mmol K+). Bây giờ, nếu vào ngày tới, anh ta vẫn không dùng được qua đường uống, và vẫn còn hạ kali máu ở mức độ nào đó, chúng ta có thể lặp lại cách tính như trên để tìm tổng lượng kali cần bù mới và điều chỉnh liều theo đó.

Nhưng, nếu chúng ta có một bệnh nhân có triệu chứng hoặc có sự biện đổi trên ECG, thì tốt hơn là dùng 20 mmol K+ trong 50 mLN/S qua bơm tiêm điện trong 1h bằng đường tĩnh mạch trung tâm và sau đó check lại nồng độ kali 1-2 sau khi truyền xong. Trong một số trường hợp nặng, chúng ta có thể truyền lên đến 40 mmol K+ trong 1 giờ.

 

Các điểm cần chú ý

1) Không bao giờ dùng kali tiêm bắp (I.M) hoặc đẩy nhanh qua tĩnh mạch

2) Không bao giờ được dùng > 1.5 g KCl hay 20 mmol K+ trong 1 hour khi không có sự theo dõi ECG liên tục trên monitor.

3) Không được chỉ bù dịch KCl dưới dạng túi treo tĩnh mạch. Hoàn toàn phải pha loãng nó khoảng 10 lần để đảm bảo tỷ lệ thích hợp.

4) 1 viên Kali chậm cung cấp khoảng 8 mmol kali.

5) Các tĩnh mạch ngoại vi bị tổn thương bằng nồng độ kali > 30 mmol/L, ví dụ truyền 1.1 g KCl/ 500 mL I.V. Đối với nồng độ cao hơn, đường tĩnh mạch trung tâm được ưu tiên

6) Hạ kali thường kèm theo hạ magie máu và mức độ nặng của hạ kali máu liên quan với mức độ của hạ magie máu. Bù magie thường nên được kèm theo với bù kali. Nếu bệnh nhân này không được bù ít nhất 0.5 g/hr magnesium sulfate kèm theo với bù kali, thì kali sẽ không chuyển vào trong tế bào và bệnh nhân này sẽ mất kali qua bài tiết nước tiểu.

7) Điều chỉnh với thiếu hụt kali lớn có thể mất vài ngày. Bù qua đường uống và tĩnh mạch có thể được dùng đồng thời.

8) Do chỉ có khoảng 2% lượng kali của cơ thể ở ngoại bào, do đó theo dõi nồng độ kali huyết tương được xem như là một chỉ số để đánh giá lượng kali của cơ thể. Do vậy nên định lượng kali huyết tương lặp lại để đánh giá

 

Một vài chia sẻ thêm
PROTOCOL bù Kali tĩnh mạch
• Tốc độ truyền là 10 mEq / h
• Tốc độ bù tối đa là 20 mEq / h với sự theo dõi ECG liên tục
(Tốc độ tối đa có thể được tăng lên đến 40 mEq / h trong các trường hợp cấp cứu
• Tốc độ tối đa khi truyền tĩnh mạch trung tâm = 20 mEq / 50 mL
• Tốc độ tối đa cho tĩnh mạch ngoại vi = 10 mEq / 50 mL



 

1mmol/l kali trong máu hạ tương đương mất 300 meq trong máu. 1 ống kcl 10ml 1g có 13mmol pha vào 1 chai 100ml sẽ có 130meq. Bù tốc độ 20-40 meq/h. Dùng tam suất tính ra với pha 1 hoặc 2 ống kcl thôi. Kcl truyền hoặc tiêm nhanh sẽ gây thoát mạch viêm mạch ngoại vi


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét