USPSTF 2022: Khuyến cáo sử dụng statin để phòng ngừa bệnh tim mạch

 

MỞ ĐẦU

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên toàn thế giới. Chỉ tính tại Hoa Kỳ vào năm 2019, bệnh tim mạch vành chiếm 43% trường hợp tử vong do liên quan đến bệnh tim mạch. Cũng vào năm 2019, có khoảng 558,000 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch vành và 109,000 trường hợp tử vong do đột quỵ thiếu máu. Nam giới chiếm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do tim mạch cao hơn nữ giới (tuy nhiên nữ giới lại có tỷ lệ tử vong cao hơn ở một số biến cố tim mạch nhất định). Nam giới cũng mắc bệnh tim mạch sớm hơn so với nữ giới.

Bài viết tóm tắt các khuyến cáo cập nhật năm 2022 của Lực lượng đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services Task Force – USPSTF) về việc sử dụng statin để phòng ngừa biến cố tim mạch1.


TÓM TẮT KHUYẾN CÁO

Điểm chính của khuyến cáo được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Tóm tắt khuyến cáo USPSTF 2022


MỘT SỐ CÂN NHẮC KHI THỰC HÀNH

Đánh giá nguy cơ

Công cụ ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm của Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology/American Heart Association – ACC/AHA) có thể được áp dụng để ước tính nguy cơ tim mạch. Công cụ đánh giá nguy cơ tim mạch này tính toán nguy cơ phân biệt theo giới tính và chủng tộc (da đen hoặc không da đen) và một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, nồng độ cholesterol, huyết áp tâm thu, điều trị với thuốc chống tăng huyết áp, đái tháo đường và hút thuốc. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ mạnh nhất, kết quả ước tính nguy cơ tim mạch thay đổi rõ rệt khi tăng số tuổi1.

Điều trị và cường độ statin

Hiện nay dữ liệu so sánh hiệu quả của statin với cường độ khác nhau vẫn còn hạn chế. Đa số các thử nghiệm lâm sàng được USPSTF xét duyệt đều tiến hành với statin cường độ trung bình. Do vậy, dựa trên các bằng chứng hiện có, USPSTF khuyến cáo statin cường độ trung bình đối với đa số bệnh nhân1.

Cân nhắc thực hành với tuyên bố I

Dữ liệu về việc sử dụng statin ở người ≥ 76 tuổi còn hạn chế do vậy bằng chứng hiện có là chưa đủ để đưa ra kết luận về khuyến cáo sử dụng statin ở nhóm bệnh nhân này. Bằng chứng về tác hại tiềm tàng của việc sử dụng statin ở nhóm bệnh nhân này cũng còn hạn chế. Các thử nghiệm cho thấy statin không có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ đau cơ, tăng nồng độ alanine aminotransferase (ALT) hoặc tác hại về nhận thức so với giả dược. Đa số các thử nghiệm lâm sàng đều không tìm thấy mối liên hệ giữa statin và biến cố đái tháo đường. Chỉ có 1 thử nghiệm JUPITER cho thấy statin cường độ cao có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, tuy nhiên phâp tích phụ sau đó cho thấy nguy cơ chỉ tăng ở bệnh nhân đã có yếu tố nguy cơ đái tháo đường nền (hội chứng chuyển hóa, giảm dung nạp glucose lúc đói, chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 30 hoặc HbA1C > 6%)2.

Khuyến cáo của các tổ chức/hiệp hội khác

Khuyến cáo của ACC/AHA năm 2018 và 2019 đã khuyến cáo khởi đầu statin ở bệnh nhân có nguy cơ trung bình (ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm ≥ 7.5% và < 20%) hoặc cao (ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm ≥ 20%). ACC/AHA cũng đưa ra khuyến cáo cân nhắc sử dụng statin ở bệnh nhân có nguy cơ (ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm từ 5 – 7.5%)3, 4.


Tài liệu tham khảo

  1. US Preventive Services Task Force. Statin Use for the Primary Prevention of Cardiovascular Disease in Adults: US Preventive Services Task Force Recommendation Statement. JAMA. 2022;328(8):746–753. doi:10.1001/jama.2022.13044
  2. Ridker PM, Danielson E, Fonseca FA, et al; JUPITER Study Group. Rosuvastatin to prevent vascular events in men and women with elevated C-reactive protein. N Engl J Med. 2008;359(21): 2195-2207. doi:10.1056/NEJMoa0807646
  3. Grundy SM, Stone NJ, Bailey AL, et al. 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/ AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA guideline on the management of blood cholesterol: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2019;139:e1082–1143. doi: 10.1161/CIR.000000000000062
  4. Arnett DK, Blumenthal RS, Albert MA, et al. 2019 ACC/AHA guideline on the primary prevention of cardiovascular disease: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2019;140(11):e596-e646. doi:10.1161/CIR. 0000000000000678

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét