👨⚕️Trên trang này mình đã rất nhiều lần đề cập tới guideline mới này, guideline mới kia hay là khuyến cáo lọ, khuyến cáo chai nhưng thật sự thì khi lúc ban đầu, mình tiếp cận với một guideline như thế nào?
1️⃣. Xem mức độ khuyến cáo và bằng chứng được đề cập
- Trong mọi guideline thì phần đầu tiên luôn đề cập tới bảng phân mức độ khuyến cáo và mức độ bằng chứng; phổ biến nhất là mức độ khuyến cáo tăng dần từ I->IIa->IIb->III; mức độ băng chứng: A->B->C.
- Và theo mức độ ở trên, ta biết điều gì ta phải làm, nên làm, cần làm và không được làm.
2️⃣. Tại sao lại có khuyến cáo trên?
- Điều này có ở những điểm mới trong khuyến cáo, tức là các điểm thay đổi hoặc cập nhật so với khuyến cáo trước đó.
- Để mình lấy ví dụ, trong khuyến cáo về rung nhĩ của ESC 2024 có đề cập tới việc thay đổi thang điểm quen thuộc Chasd-vas thành chasd-va (bỏ đi yếu tố giới tính). Bây giờ là tới phần khó nhất nhưng cũng thú vị nhất: Tìm những nghiên cứu trả lời cho câu hỏi trên.
- Ở đây mình có đưa ra 2 nghiên cứu:
🌟 Nghiên cứu FinACAF (2022) được thực hiện trên 400.000 bệnh nhân rung nhĩ tại Phần Lan từ năm 2004-2018 cho thấy độ chênh lệch tỷ lệ đột quỵ ở nhóm bệnh nhân nam so với nữ giảm dần qua các năm.
🌟 Nghiên cứu thứ hai được tiến hành trên khoảng 160.000 bệnh nhân rung nhĩ ở Đan Mạch (2024) từ năm 1997-2020 cũng cho thấy kết quả tương tự rằng tỷ lệ đột quỵ giữa hai nhóm bệnh nhân nam và nữ giảm dần đáng kể qua các năm.
=> Từ những nghiên cứu như trên ta có thể thấy dần dần giới tính không còn là yếu tố độc lập làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ nữa, cho nên giờ đây ta có bảng điểm CHASD-VA đó 🕵
🙇Trên đây là chút chia sẻ cá nhân về cách tiếp cận ban đầu với guideline của mình, hi vọng nhận được thêm đóng góp từ mọi người
===