Rung nhĩ chiếm 20 - 30% các trường hợp đột quỵ TMCB và có xu hướng nghiêm trọng hơn các loại đột quỵ khác. Các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn đã xác nhận rằng: DOAC dài hạn làm giảm nguy cơ đột quỵ TMCB ở những bệnh nhân rung nhĩ, với nguy cơ xuất huyết nội sọ thấp. Tuy nhiên, vì các thử nghiệm này loại trừ những bệnh nhân bị đột quỵ TMCB cấp tính, nên thời điểm tối ưu để dùng thuốc chống đông ngay sau đột quỵ TMCB cấp tính vẫn chưa chắc chắn. Từ đó tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan trên thực hành lâm sàng về thời điểm bắt đầu phương pháp điều trị này.
Tại Đại hội Đột quỵ Thế giới được tổ chức ngày 24 và 25/10 vừa qua, các chuyên gia đã trình bày ba kết quả nghiên cứu mới mang tính quyết định về thời điểm bắt đầu sử dụng DOAC sau đột quỵ TMCB ở bệnh nhân rung nhĩ:
1. Thử nghiệm OPTIMAS;
2. Phân tích tổng hợp CATALYST
3. Phân tích hậu kiểm từ thử nghiệm ELAN