TẠI SAO SINH VIÊN Y KHOA NÊN HỌC USMLE TỪ SỚM?

 Nguồn: BS Mai Xuân Sơn


Vì sao sinh viên Y nên học USMLE ?

USMLE (United States Medical Licensing Examination - Kỳ thi Cấp giấy phép Y tế Hoa Kỳ)

Nguồn học tập của đa số các trường Y công lập là tài liệu đến từ các thầy cô bộ môn. Việc học thêm một nguồn kiến thức khác phục vụ cho kỳ thi USMLE dường như là một điều rất xa vời. Học trong trường còn chưa xong, huống gì còn học thêm trường (nước) khác.

Trong khi đó, rất nhiều trường Y tư đã và đang xây dựng chương trình học và nguồn kiến thức cho USMLE. Đây thực sự là một điều tuyệt vời, và mình nghe thôi là đã muốn quay lại thời gian để chọn trường khác rồi (jk).

Nhưng dù thế nào đi nữa, với góc độ cá nhân của mình. Mình khuyến khích các bạn sinh viên Y (hoặc bác sĩ) Việt Nam học USMLE để phục vụ cho bệnh nhân Việt Nam. Các bạn không cần phải có mục tiêu sang Mỹ rồi mới học, vì đó là những kiến thức nền tảng và tổng quát nhất để chăm sóc người bệnh cho toàn thế giới.


Đây là các lí do:

1. Học USMLE giúp bạn trao dồi tiếng Anh chuyên ngành chắt lọc, chất lượng cao nhất

Từ vựng chuyên ngành nằm trên các câu hỏi lâm sàng. Bởi vì nó được đưa trong các case như vậy, nên đây là các từ vựng được chắt lọc, và phải có tính áp dụng cao. Chất lượng.

2. Các tài liệu USMLE đơn giản, tổng quát và cực kỳ dễ hiểu.

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa các sách ôn thi USMLE với các tài liệu tiếng Việt. Kiến thức Y khoa mọi nơi có thể giống nhau, nhưng một cuốn sách hay là một cuốn sách mà có thể giúp người đọc dễ dàng hấp thụ kiến thức một cách nhanh nhất. Các bạn hãy đọc và tự mình ngẫm nhé!

3. Kiến thức tổng quát giúp chăm sóc người bệnh toàn diện.

Chúng ta thường chỉ chú tâm điều trị bệnh thuộc khoa mà mình chuyên sâu. Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được hưởng lợi nếu chúng ta có một kiến thức rộng, đặc biệt ở những bệnh nhân đồng mắc nhiều bệnh, lúc này việc chăm sóc, tư vấn sẽ chất lượng hơn rất nhiều.

4. Học USMLE giúp nâng cao tư duy, phản xạ chẩn đoán và điều trị.

5. Học USMLE giúp bạn thi nội trú VinUni.

Thực sự, USMLE không khó và có lẽ rào cản lớn nhất của các bạn sinh viên Y Việt Nam đó là tiếng Anh (và niềm tin*). Lời khuyên của mình đó là, đừng sợ, hãy kiên trì. Bạn không cần phải học hết cuốn sách Language of Medicine rồi mới bắt tay vào học USMLE. Hãy xắn tay và học ngay và luôn, bạn sẽ có ngay kiến thức Y + tiếng Anh. Quá hời.

Lấy ví dụ về kỳ thi USMLE (United States Medical Licensing Examination) ở Mỹ để nói về đào tạo y khoa tại Việt Nam. Mặc dù mô hình đào tạo y khoa của mỗi quốc gia sẽ khác nhau, nhưng về vấn đề này, em/mình nhận thấy điều sau.

Kỳ thi đánh giá năng lực Y khoa là một điều tất yếu.

Ngày càng có nhiều bác sĩ y khoa được đào tạo, mỗi trường sẽ có một cách đào tạo khác nhau. Do đó, việc tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực trước khi cấp phép hành nghề (tương tự như kỳ thi USMLE của Mỹ) là điều cần thiết để đánh giá chất lượng đầu ra của các trường y khoa. Sau khi tốt nghiệp, tất cả sinh viên y khoa, dù từ trường công lập hay dân lập, đều phải trải qua kỳ thi đánh giá chuẩn này. Số điểm mà các bạn đạt được sẽ được đưa vào hệ thống dữ liệu và xếp hạng trên biểu đồ bách phân vị, bác sĩ có điểm số cao sẽ có lợi thế hơn.

2. Kỳ thi đánh giá năng lực Y khoa sẽ tương đồng với USMLE

USMLE là một kỳ thi đánh giá toàn diện kiến thức (mọi khoa), trùng hợp là sau khi ra trường, bác sĩ trẻ sẽ phải luân phiên qua các khoa để trước khi tham gia kỳ thi cấp phép hành nghề. Nó hợp lý và cũng là điều tất yếu. Mỗi trường sẽ có giáo trình, bài giảng khác nhau. Vì vậy, để có một bài test đánh giá toàn bộ bác sĩ từ tất cả các trường, câu hỏi nên lấy ngân hàng kiến thức được chấp nhận rộng rãi (giống như USMLE).

3. Nó không chỉ là đậu hay rớt !

Ví dụ, nếu bạn có điểm thuộc nhóm 5% cao nhất của tất cả thí sinh tham gia, điều đó chắc chắn sẽ là một lợi thế rất lớn khi xét tuyển hay xin việc. Ở Mỹ cũng lấy yếu tố là để xét tuyển trong chương trình bác sĩ nội trú, đặc biệt một số ngành hot, thì điểm USMLE của các thí sinh còn phải lọt top 1%.

Tất nhiên, mọi chia sẻ của em cũng đều chỉ là...dự đoán, mang tính tham khảo.

Thời thế sinh anh hùng, kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt! Em cũng là một bác sĩ trẻ, và em rất hiểu khó khăn của các bác sĩ trẻ bây giờ. Có rất nhiều rào cản, và "thời thế" là từ phù hợp nhất để mô tả. Nếu không thể đi theo lối đi như ngày trước, để thành công, cần bắt kịp thời đại.

Đặc biệt các em sinh viên Y1, Y2, Y3 sẽ ra trường sau năm 2027. Hãy chuẩn bị nhé !


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét