Phá vỡ “ảo mộng” về độ nhạy & độ đặc hiệu
Ví dụ 1: Khoảng trống thẩm thấu Tôi có một chút nghi ngờ về khả năng sàng lọc bệnh nhân ngộ độc bằng cách đo khoảng trống thẩm thấu (osmolar gap). Vì vậy tôi đã tìm hiểu tài liệu về hiệu suất của xét nghiệm này. Lynd 2008 đã cho thấy rằng khoảng trống thẩm thấu tăng có độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 22% (1). Đó là những gì mà tôi có thể đoán được - xét nghiệm này khá nhạy và có độ đặc hiệu rất kém (khoảng trống thẩm thấu có thể tăng cao do có quá nhiều chất độc). Vì vậy, đây có lẽ là một xét nghiệm sàng lọc hợp lý để loại trừ ngộ độc rượu, nhưng không phải là xét nghiệm chắc chắn giúp chẩn đoán ngộ độc rượu. Sai hoàn toàn. Dựa vào độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 22%, xét nghiệm này có tỷ số khả dĩ dương (LR+) là 1.15 và tỷ số khả dĩ âm (LR-) là 0.45. Ví dụ, giả sử chúng ta đang cố sử dụng khoảng trống thẩm thấu để loại trừ ngộ độc rượu ở một bệnh nhân có xác suất tiền test là 10%. Nếu khoảng trống thẩm thấu bình thường, thì xác suất hậu test giảm xuống 5%, không thật sự loại trừ được bệnh. Do đó…
About the author
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…