Trắc Nghiệm Y sinh học lâm sàng Y Hà Nội - HMU

 Số lượng bạch cầu bình thường ở người trưởng thành là:

A. 2-8 G/L

B. 4-10 G/L                                                                               

C. 6-10 G/L

D. 4-8 G/L

B

====================

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu để đánh giá:

A. Hồng cầu to hay nhỏ

B. Có thiếu máu không

C. Hồng cầu đẳng sắc hay nhược sắc

D. Kích thước hồng cầu có đều không

C

====================

Định nghĩa hồng cầu to khi:

A. MCHC > 360 g/l

B. MCHC > 340 g/l

C. MCV > 100 fl

D. MCV > 110 fl

C

====================

Thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể gặp do những nguyên nhân sau, trừ:

A. Thiếu máu do giun móc

B. Tan máu bẩm sinh

C. Thiếu máu trong suy tủy xương

D. Thiếu máu do thiếu vitamin B12

D

====================

Giảm tiểu cầu có thể gặp do nguyên nhân sau, trừ:

A. Rối loạn đông máu

B. Hội chứng tăng sinh tủy

C. Viêm gan B

D. Suy tủy xương

B

====================

Đặc điểm của thiếu máu thiếu sắt là:

A. Thiếu máu đẳng sắc

B. Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ

C. Thiếu máu hồng cầu to

D. Thiếu máu hồng cầu bình thường

B

====================

Giảm bạch cầu trung tính mức độ nặng khi:

A. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 0.5 G/L

B. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1 G/L

C. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1.5 G/L

D. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 2 G/L

A

====================

Bạch cầu blast có thể gặp trong trường hợp nào, trừ:

A. Lơ xê mi cấp

B. Rối loạn sinh tủy

C. Lơ xê mi kinh

D. U lympho

D

====================

Bạch cầu ưa acid thường tăng trong trường hợp nào:

A. Nhiễm khuẩn huyết

B. Viêm da dị ứng

C. U lympho

D. Thalassemia

B

====================

Chỉ số dùng nào ở máu ngoại vi để đánh giá đáp ứng tủy xương với tình trạng thiếu máu:

A. Hồng cầu lưới

B. Hồng cầu có nhân

C. Xuất hiện các tế bào bạch cầu hạt tuổi trung gian

D. Dải phân bố kích thước hồng cầu lớn

A

====================

Bệnh nhân nữ, 20 tuổi đi khám bệnh vì mệt nhiều. Khám thấy da xanh, niêm mạc nhợt. Xét nghiệm thấy Hb 75 g/l, MCV 70 fl, MCHC 270 pg

_ 1. Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân:

A. Thiếu máu hồng cầu to

B. Thiếu máu hồng cầu bình thường

C. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc

D. Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc

_ 2. Cần làm xét nghiệm gì thêm để chẩn đoán cho bệnh nhân, trừ:

A. Định lượng sắt, ferritin

B. Điện di huyết sắc tố

C. Hồng cầu lưới

D. Chụp X-quang bụng không chuẩn bị

1C 2D

====================

Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện lần đầu vì sốt và tiểu sẫm màu. Khám thấy hoàng đản, lách to. Xét nghiệm: Hb 72 g/l, MCV 110 fl, MCHC 340 pg

_ 1. Chẩn đoán nào phù hợp với bệnh nhân:

A. Thiếu máu mạn tính

B. Thiếu máu cấp tính

C. Cơn tan máu cấp tính

D. Thiếu máu theo dõi do tan máu bẩm sinh

_ 2. Đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân

A. Thiếu máu hồng cầu to

B. Thiếu máu hồng cầu nhỏ

C. Thiếu máu hồng cầu bình thường

D. Thiếu máu nhược sắc

1C 2A

====================

Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, vào viện vì xuất huyết dưới da. Xét nghiệm thấy số lượng tiểu cầu 2 G/L

_ 1. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán cho bệnh nhân, trừ:

A. Kháng thể kháng nhân, kháng dsDNA

B. Đông máu cơ bản

C. Ngưng tập tiểu cầu

D. Huyết tủy đồ

_ 2. Kết quả xét nghiệm về: đông máu cơ bản bình thường, xét nghiệm miễn dịch âm tính, tủy giàu mẫu tiểu cầu. Chẩn đoán của bệnh nhân là:

A. Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

B. Glanzman

C. Scholen - Henoch

D. Hemophilia

1C 2A

====================

Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện vì lách to và mệt nhiều. Xét nghiệm thấy: Hb 122 g/l, TC 500 G/L, BC 180 G/L (trung tính 40%, lympho 20%, 10% mono, 25% bạch cầu hạt tuổi trung gian, 5% bạch cầu ưa acid)

_ 1. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán cho bệnh nhân:

A. Huyết tủy đồ

B. Điện di huyết sắc tố

C. Đông máu cơ bản

D. Máu lắng

_ 2. Chẩn đoán sơ bộ nào phù hợp nhất cho bệnh nhân:

A. U lympho

B. Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt

C. Rối loạn sinh tủy

D. Lơ xê mi cấp

1A 2B

====================

====================


một bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ nhiễm giang mai giai đoạn 1 dựa vào triệu chứng lâm sàng. Xét nghiệm nào sau đây được chỉ định để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm bệnh:

a. lấy bệnh phẩm máu đem nhuộm thấm bạc tìm xoắn khuẩn giang mai

b. lấy bệnh phẩm vết loét sinh dục nhuộm thấm bạc tìm xoắn khuẩn giang mai

c. thực hiện phản ứng VDRL trong chẩn đoán giang mai

d. thực hiện phản ứng FTA trong chẩn đoán giang mai

b

(tìm xoắn khuẩn chỉ dùng cho giang mai giai đoạn 1)

====================

một bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ nhiễm giang mai giai đoạn 3 dựa vào triệu chứng lâm sàng. Xét nghiệm nào sau đây được chỉ định để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm bệnh:

a. lấy bệnh phẩm vết loét sinh dục đem soi tươi tìm xoắn khuẩn giang mai

b. lấy bệnh phẩm vết loét sinh dục nhuộm thấm bạc tìm xoắn khuẩn giang mai

c. lấy bệnh phẩm máu đem nhuộm thấm bạc tìm xoắn khuẩn giang mai

d. thực hiện phản ứng TPHA trong chẩn đoán giang mai

d

(tìm kháng thể trong huyết thanh áp dụng cho bệnh nhân giang mai thời kỳ 2 và 3)

====================

Phương pháp nhuộm có thể được sử dụng để quan sát hình ảnh xoắn khuẩn:

a. nhuộm Gram

b, nhuộm Ziehl-Neelsen

c. nhuộm xanh methylene

d. nhuộm Fontana - Tribondeau

d

====================

xét nghiệm nào sau đây là quan trọng nhất trong việc chẩn đoán phát hiện nhiễm virus viêm gan B:

a. lấy huyết thanh nuôi cấy tế bào tìm virus

b. phát hiện HBsAg trong huyết thanh

c. phát hiện HBeAg trong huyết thanh

d. phát hiện HBcAg trong huyết thanh

b

====================

N. meningitidis gây ra triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất:

a. viêm màng não mủ

b. viêm đường tiết niệu

c. viêm dạ dày - ruột cấp

d. viêm cầu thận cấp

a

====================

căn nguyên vi khuẩn thường gặp nhất trong bệnh phẩm nước tiểu là:

a. Streptococcus agalactiae

b. E.coli

c. Staphylococcus aureus

d. Streptcoccus pyogenes

b

====================

Các căn nguyên vi khuẩn thường gặp nhất trong bệnh phẩm phân, trừ:

a. Salmonella

b. E.coli (EIEC)

c. V. cholerae

d. H. influenzae

d

====================

kỹ thuật chẩn đoán trực tiếp giang mai:

a. soi tươi dưới kính hiển vi nền đen

b. nhuộm bằng phương pháp Fontana Tribondeau, rồi soi dưới kính hiển vi quang học

c. kỹ thuật PCR xác định gen đặc hiệu

d. cả a, b và c

d

====================

mật độ bạch cầu đa nhân trong phân của bệnh nhân tiêu chảy do Salmonella thường:

a. rất nhiều, thường > 30 tế bào

b. khoảng 20 tế bào

c. không có hoặc < 5 tế bào

d. khoảng 10 tế bào

b

====================

Mật độ bạch cầu đa nhân trong phân của bệnh nhân tiêu chảy do Shigella, E.coli (EIEC) thường:

a. rất nhiều, thường > 30 tế bào

b. khoảng 20 tế bào

c. không có hoặc < 5 tế bào

d. khoảng 10 tế bào

a

====================

khi mủ chọc hạch có dạng bã đậu, có thể nghi ngờ do:

a. Y. pestis

b. C. diphtheria

c. N. gonorrhoeae

d. M. tuberculosis

d

====================

Các phương pháp khuếch đại tín hiệu trong chẩn đoán virus là:

a. lai DNA-RNA, kỹ thuật DNA nhánh

b. PCR, lai thể lỏng

c. PCR, lai DNA-RNA

d. kỹ thuật DNA nhánh, real-time PCR

a

====================

Phản ứng trùng hợp chuỗi gen PCR là:

a. quá trình tổng hợp DNA vi khuẩn trong ống nghiệm

b. quá trình tổng hợp DNA gene đích trong ống nghiệm

c. quá trình tổng hợp RNA trong ống nghiệm

d. quá trình tổng hợp vật chất di truyền trong ống nghiệm

b

====================


polymerase là:

a. thành phần dung dịch đệm trong phản ứng PCR

b. thành phần ổn định độ pH trong phản ứng PCR

c. tên enzyme được sử dụng trong phản ứng PCR

d. tên enzyme sao chép ngược trong phản ứng PCR

c

====================

thời gian của giai đoạn kéo dài trong chu kỳ nhiệt PCR:

a. phụ thuộc vào kích thước sản phẩm DNA

b. phụ thuộc vào kích thước cặp mồi sử dụng

c. phụ thuộc vào nồng độ cặp mồi sử dụng

d. phụ thuộc vào nồng độ enzyme sử dụng

a

====================

kỹ thuật real-time PCR có đặc điểm:

a. khuếch đại nhiều đoạn gen cùng một lúc

b. tiết kiệm chi phí thực hiện so với PCR thông thường

c. không cần phải điện di vẫn theo dõi được kết quả phản ứng

d. cần thêm bước điện di để kiểm tra sản phẩm phản ứng

c

====================

khắc phục nguy cơ ngoại nhiễm, trong khi chạy PCR người ta sử dụng:

a. Uracil - N - glycosylase

b. 3 - alkyladenine DNA glycosylase

c. N - methylpurine DNA glycosylase

d. reverse transcriptase

a

====================

tế bào sản xuất kháng thể là:

a. lympho bào B

b. lympho bào T

c. tế bào plasma (tương bào, plasmocyte)

d. đại thực bào

c

====================

tiêm hoặc cho uống vaccine phòng bệnh là:

a. đưa kháng thể chống mầm bệnh vào cơ thể, tạo ra trạng thái miễn dịch thụ động ở cơ thể được sử dụng vaccine

b. đưa kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể, tạo ra trạng thái miễn dịch thụ động chống mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được sử dụng vaccine

c. đưa kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể, tạo ra trạng thái miễn dịch chủ động chống mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được sử dụng vaccine

d. đưa kháng nguyên mầm bệnh cùng với kháng thể chống mầm bệnh vào cơ thể

c

====================

mẫu được kết luận là dương tính với determine HIV 1/2 khi:

a. vùng đọc vạch chứng và vùng đọc vạch phản ứng hiện màu đỏ

b. vùng đọc vạch chứng hiện màu đỏ và vùng đọc vạch phản ứng không hiện màu

c. vùng đọc vạch chứng không hiện màu và vùng đọc vạch phản ứng hiện màu đỏ

d. vùng đọc vạch chứng và vùng đọc vạch phản ứng không hiện màu

a

====================

Trong xét nghiệm bằng test nhanh Dengue NS1, mẫu được kết luận là âm tính khi:

a. vùng đọc vạch chứng và vùng đọc vạch phản ứng hiện màu đỏ

b. vùng đọc vạch chứng hiện màu đỏ và vùng đọc vạch phản ứng không hiện màu

c. vùng đọc vạch chứng không hiện màu và vùng đọc vạch phản ứng hiện màu đỏ

d. vùng đọc vạch chứng và vùng đọc vạch phản ứng không hiện màu

b

====================

trong chẩn đoán nhiễm HIV, kỹ thuật nào sau đây là chẩn đoán trực tiếp:

a. kỹ thuật sắc ký miễn dịch

b. kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng

c. kỹ thuật PCR

d. xét nghiệm anti - HIV bằng kỹ thuật ELISA

c

====================

Trong xác định tình trạng nhiễm HIV, phương pháp xét nghiệm gián tiếp là phương pháp phát hiện:

a. kháng nguyên p24

b. kháng thể

c. vật liệu di truyền

d. kháng nguyên gp120

b

====================

cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm β - lactam là:

a. ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

b. ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn

c. gây rối loạn chức năng màng bào tương vi khuẩn

d. ức chế sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn

a

====================

Các vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas không chịu tác dụng của penicillin G là do:

a. đề kháng giả

b. đề kháng thu được

c. đề kháng tự nhiên

d. đề kháng thật

c

====================

nhà khoa học phát minh ra vaccine đậu mùa là:

a. Antonie van Leeuwenhoek

b. Robert Koch

c. Alexander Fleming

d. Edward Jenner

d

====================

nhà khoa học phát minh ra kính hiển vi đầu tiên là:

a. Antonie van Leeuwenhoek

b. Robert Koch

c. Alexander Fleming

d. Edward Jenner

a

====================

nhà khoa học tìm ra kháng sinh penicillin là:

a. Antonie van Leeuwenhoek

b. Robert Koch

c. Alexander Fleming

d. Edward Jenner

c

====================

thời gian trả kết quả của chỉ định nuôi cấy định danh bệnh phẩm vi sinh lâm sàng thường là:

a. trong vòng 1 ngày

b. trong vòng 2 ngày

c. trong vòng 2 - 5 ngày

d. không có quy định cụ thể về thời gian

c

====================

thời gian trả kết quả của chỉ định nhuộm soi trực tiếp bệnh phẩm vi sinh lâm sàng thường là:

a. trong vòng 2 tiếng

b. trong vòng 2 - 4 tiếng, tùy loại

c. trong vòng 4 - 8 tiếng, tùy loại

d. không có quy định cụ thể về thời gian

a

====================

nguyên tắc của các phương pháp chẩn đoán trực tiếp là:

a. phát hiện kháng nguyên của vi sinh vật dựa vào kháng huyết thanh mẫu

b. phát hiện kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh dựa vào kháng nguyên mẫu

c. phát hiện bất kể thành phần nào của vi sinh vật

d. phát hiện DNA hoặc RNA của vi sinh vật

c

====================

nguyên tắc của phương pháp chẩn đoán gián tiếp là:

a. phát hiện kháng nguyên của vi sinh vật dựa vào kháng huyết thanh mẫu

b. phát hiện kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh dựa vào kháng nguyên mẫu

c. phát hiện bất kể thành phần nào của vi sinh vật

d. phát hiện DNA hoặc RNA của vi sinh vật

b

====================

Kỹ thuật nào sau đây là kỹ thuật chẩn đoán gián tiếp:

a. nhuộm soi tìm vi khuẩn gây bệnh

b. nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh

c. PCR phát hiện DNA của vi khuẩn gây bệnh

d. ELISA tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân

d

====================

Ưu điểm của hầu hết phương pháp chẩn đoán gián tiếp là:

a. nhanh chóng

b. độ đặc hiệu cao

c. áp dụng trong mọi thời điểm

d. áp dụng cho mọi căn nguyên

a

====================

Kháng nguyên mẫu thường được điều chế từ nguồn nào sau đây:

a. từ huyết thanh của bệnh nhân

b. từ huyết thanh của động vật thực nghiệm

c. từ các thành phần của vi sinh vật

d. từ môi trường

c

====================

trong quy trình nhuộm Ziehl-Neelsen, hóa chất được sử dụng để tẩy màu là:

a. cồn tuyệt đối

b. aceton

c. hỗn hợp cồn - aceton

d. hỗn hợp cồn - acid

d

====================

Trong quy trình nhuộm Ziehl-Neelsen, mục đích của ... khi bốc hơi sau khi phủ dung dịch Carbon Fuchsin là:

a. giết chết vi khuẩn

b. gắn chặt vi khuẩn lên tiêu bản

c. làm nóng chảy lớp sáp ở vách tế bào vi khuẩn

d. làm thuốc nhuộm bốc hơi nhanh hơn

b

====================

2 hóa chất nhuộm màu được sử dụng trong nhộm Ziehl - Neelsen là:

a. đỏ fuchsin và xanh methylene

b. đỏ fuchsin và tím gentian

c. carbon fuchsin và xanh methylene

d. carbon fuchsin và tím gentian

c

====================

Phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen có ý nghĩa trong phát hiện chỉ vi khuẩn nào sau đây:

a. Mycobacterium

b. Enterobacter

c. Staphylococcus

d. Streptococcus

a

====================

Tiến hành nhuộm Ziehl-Neelsen khi bệnh phẩm dịch não tủy có màu:

a. màu xanh lá cây

b. màu vàng chanh

c. màu xanh dương

d. màu hồng đỏ

b

====================

Ngày nay, chẩn đoán bệnh viêm màng não do N.meningitidis trong giai đoạn sớm bằng cách phát hiện:

a. kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân

b. kháng nguyên polysaccharid trong máu

c. kháng thể kháng N.meningitidis trong dịch não tủy

d. kháng nguyên trong dịch não tủy

d

(phản ứng ngưng kết hạt Latex)

====================

trong các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vi khuẩn gây bệnh, phương pháp nhuộm soi dùng để:

a. nhận định hình thể

b. nhận định khả năng di động

c. định danh vi khuẩn

d. phát hiện độc tố

a

====================

một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh và chỉ định xét nghiệm vi hệ đường ruột. kỹ thuật được sử dụng để thực hiện xét nghiệm trên là:

a. nhuộm Giem-sa

b. nhuộm Gram

c. soi tươi bằng nước muối sinh lý

d. nhuộm xanh methylene

b

====================

một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh và chỉ định xét nghiệm vi hệ đường ruột. ý nghĩa của xét nghiệm trên là:

a. đánh giá tỷ lệ các loại vi khuẩn có mặt trong phân

b. xác định số lượng của các loại vi khuẩn có mặt trong phân

c. xác định số lượng của các trực khuẩn Gram âm có mặt trong phân

d. xác định số lượng của các cầu khuẩn Gram dương có mặt trong phân

a

====================

bệnh phẩm đờm không có chất bảo quản có thể ổn định ở nhiệt độ phòng tối đa trong:

a. 2 giờ sau khi lấy

b. 8 giờ sau khi lấy

c. 24 giờ sau khi lấy

d. 47 giờ sau khi lấy

a

(tốt nhất là gửi ngay đến labo vi sinh, bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 giờ)

====================

Bệnh phẩm dịch ngoáy họng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng tối đa trong:

a. 2 giờ sau khi lấy

b. 8 giờ sau khi lấy

c. 24 giờ sau khi lấy

d. 48 giờ sau khi lấy

a

(4 giờ)

====================

Khi lấy bệnh phẩm mủ ở ổ áp xe kín, nếu m...

a. dùng tăm bông vô trùng quệt lấy mủ

b. dùng tăm bông vô trùng thấm nước muối sinh lý l...

c. bơm vào ổ áp xe 0.5 ml nước muối sinh lý rồi b...

c. dùng bơm tiêm hút trực tiếp mủ từ ổ áp xe

.

====================

Một bệnh nhân nam vào viện với triệu chứng ... quan hệ tình dục không an toàn trước đó 7 ngày. B... muốn có kết quả xét nghiệm ngay để đưa ra ph... hợp nhất:

a. lấy mủ niệu đạo đem nhuộm soi

b. lấy mủ niệu đạo đem nuôi cấy

c. lấy mủ niệu đạo làm kỹ thật PCR

d. xét nghiệm máu của bệnh nhân tìm kháng thể

a

====================


Môi trường vận chuyển thích hợp đối với bệnh phẩm phân:

a. Cary - Blair

b. XLD

c. DCA

d. Suart - Amies

a

(Stuart - Amies: chuyên chở mủ và chất dịch)

====================

Đối với trẻ em, thể tích máu để thực hiện xét nghiệm cấy máu được khuyến cáo:

a. không được lấy quá 1% thể tích máu của cơ thể

b. không được lấy quá 2% thể tích máu của cơ thể

c. không được lấy quá 3% thể tích máu của cơ thể

d. không được lấy quá 4% thể tích máu của cơ thể

a

====================

trong phản ứng PCR thông thường cần sử dụng:

a. 2 mồi cho 2 mạch xuôi và ngược

b. 1 cặp mồi cho 1 mạch xuôi

c. 1 đoạn mồi và 1 đoạn dò

d. 1 đoạn mồi và 1 màu huỳnh quang

a

====================

điện di DNA được thực hiện:

a. thạch gel polyacrylamide

b. thạch gel agarose

c. trên giấy

d. trên màng cellulose

b

====================

phản ứng PCR nhằm khuếch đại gen cần những nguyên liệu:

a. RNA, đoạn mồi, dNTPs, DNA polymerase, dung dịch đệm

b. RNA, đoạn mồi, dNTPs, RNA polymerase, dung dịch đệm

c. cDNA, đoạn mồi, dNTPs, reverse transcriptase, dung dịch đệm

d. DNA, đoạn mồi, dNTPs, DNA polymerase, dung dịch đệm

d

====================

phản ứng PCR được tiến hành lần lượt qua các giai đoạn:

a. biến tính, kéo dài, gắn mồi

b. biến tính, gắn mồi, kéo dài

c. gắn mồi, kéo dài, biến tính

d. gắn mồi, biến tính, kéo dài

b

====================

Mỗi chu kỳ nhiệt cơ bản của PCR bao gồm:

a. biến tính RNA, gắn mồi, kéo dài đoạn DNA

b. biến tính DNA, gắn mồi, kéo dài đoạn DNA

c. tổng hợp cDNA, gắn mồi, kéo dài đoạn DNA

d. biến tính RNA, tổng hợp cDNA, kéo dài DNA

b

====================

DNA là phân tử:

a. mang điện tích dương

b. mang điện tích âm

c. không mang điện tích

d. điện tích phụ thuộc cấu trúc

b

====================

Phương pháp sinh học phân tử được dùng trong chẩn đoán virus nhằm:

a. phát hiện virus thông qua sự có mặt của kháng thể kháng virus

b. phát hiện virus thông qua sự có mặt của kháng nguyên virus

c. phát hiện virus thông qua sự có mặt của lượng vật chất di truyền virus

d. phát hiện virus thông qua việc quan sát các hạt virus bằng kính hiển vi điện tử

c

====================

trong biểu đồ khuếch đại real-time PCR, cường độ huỳnh quang nền được tính bằng:

a. trung bình cộng của cường độ tính hiệu huỳnh quang xuất hiện trong ống phản ứng trong những chu kỳ của giai đoạn lũy thừa

b. trung bình cộng của cường độ tín hiệu huỳnh quang xuất hiện trong ống phản ứng trong toàn bộ quá trình real-time PCR

c. trung bình cộng của cường độ tín hiệu huỳnh quang xuất hiện trong ống phản ứng trong một số chu kỳ cuối

d. trung bình cộng của cường độ tín hiệu huỳnh quang xuất hiện trong ống phản ứng trong một số chu kỳ đầu

d

====================

Kết quả xét nghiệm giúp khẳng định căn nguyên gây nhiễm trùng là:

a. xét nghiệm vi sinh

b. xét nghiệm huyết học

c. xét nghiệm hóa sinh

d. xét nghiệm giải phẫu bệnh

a

====================

trong phương pháp kháng sinh đồ sử dụng kỹ thuật kháng sinh pha loãng, mức độ nhạy cảm với kháng sinh được đánh giá thông qua:

a. bán kính vùng ức chế

b. đường kính vùng ức chế

c. nồng độ ức chế tối thiểu

d. nồng độ ức chế

c

====================

trong phương pháp kháng sinh đồ sử dụng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán, yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm:

a. thời gian nuôi cấy của chủng vi khuẩn

b. đường kính đĩa môi trường Mueller - Hinton

c. nồng độ huyền dịch vi khuẩn

d. hàm lượng kháng sinh trên khoanh giấy

b

====================

Trong phương pháp kháng sinh đồ bằng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán, cơ sở để lựa chọn loại kháng sinh là:

a. càng nhiều loại kháng sinh càng tốt

b. theo các khuyến cáo (như khuyến cáo của CLSI)

c. theo các loại kháng sinh thường bị vi khuẩn đề kháng

d. nhiều loại kháng sinh và phải có kháng sinh nhóm β lactam

b

====================

Trong phương pháp kháng sinh đồ sử dụng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán, mức độ nhạy cmả với kháng sinh được đánh giá thông qua:

a. bán kính vùng ức chế tối thiểu

b. đường kính vùng ức chế

c. nồng độ ức chế tối thiểu

d. nồng độ ức chế

b

====================

Một bệnh nhân được xác định là nhiễm khuẩn huyết do S. aureus. Kết quả kháng sinh đồ thu được như sau:


Kết quả kháng sinh đồ

Chloramphenicol

R

Oxacillin

I

Tetracycline

R

Vancomycine

S

Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng với bất kỳ kháng sinh nào. Kháng sinh cần chọn để điều trị cho bệnh nhân trên là:

a. Chloramphenicol

b. Oxacillin

c. Tetracycline

d. Vancomycine

d

====================

vi khuẩn có kích thước trong khoảng:

a. 0.003 - 0.05 um

b. 0.1 - 1 um

c. 3 - 5 um

d. 5 - 30 um

c

====================

nhiệt độ của các giai đoạn PCR lần lượt là:

a. 90 - 95, 55 - 65, 72 oC

b. 72, 15, 55 - 65 oC

c. 55 - 65, 15, 72 oC

d. 55 - 65, 72, 90 - 95 oC

a

====================

chẩn đoán huyết thanh học xác định giang mai thường áp dụng cho:

a. giang mai thời kỳ 1

b. giang mai thời kỳ 2

c. giang mai thời kỳ 2 và 3

d. giang mai thời kỳ 1, 2 và 3

c

====================

Trong trường hợp chẩn đoán bệnh lậu mạn tính, chỉ định xét nghiệm nào sau đây là phù hợp nhất:

a. lấy bệnh phẩm đường sinh dục đem nhuộm soi tìm vi khuẩn lậu

b. lấy bệnh phẩm đường sinh dục đem nuôi cấy tìm vi khuẩn lậu

c. lấy bệnh phẩm nước tiểu đem nhuộm soi tìm vi khuẩn lậu

d. lấy bệnh phẩm máu đem nuôi cấy tìm vi khuẩn lậu

a

====================

Lấy bệnh phẩm đường sinh dục ở phụ nữ thường được chỉ định khi:

a. đau, ngứa bộ phận sinh dục, tiêu chảy không rõ nguyên nhân

b. khí hư bất thường, sốt kèm ho khan kéo dài

c. đau, ngứa bộ phận sinh dục, khí hư bất thường, nghi nhiễm trùng đường sinh dục dưới

d. nghi nhiễm trùng đường sinh dục dưới kèm tiểu buốt

c

====================

trong phương pháp cấy máu xác định căn nguyên gây nhiễm trùng huyết cần lưu ý:

a. cấy vào chai hiếu khí trước khi sử dụng bộ kim bướm lấy máu, chuyển đến khoa xét nghiệm trước 10 giờ

b. cấy vào chai hiếu khí trước khi sử dụng bộ kim bướm lấy máu, chuyển đến khoa xét nghiệm trước 2 giờ

c. cấy vào chai kỵ khí trước khi sử dụng bộ kim bướm lấy máu, chuyển đến khoa xét nghiệm trước 10 giờ

d. cấy vào chai kỵ khí trước khi sử dụng bộ kim bướm lấy máu, chuyển đến khoa xét nghiệm trước 2 giờ

b

====================

một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HIV do giẫm phải bơm kim tiêm 1 ngày trước, muốn kiểm tra xem có phơi nhiễm hay không. Tuy nhiên điều kiện xa trung ương, bệnh viện tuyến huyện chỉ thực hiện được test nhanh phát hiện kháng thể kháng HIV-1 và HIV-2, để có thể chẩn đoán sơ bộ, bệnh nhân cần tái khám sau:

a. ít nhất 1 tuần

b. ít nhất 4 tuần

c. ít nhất 2 tháng

d. ít nhất 10 tuần

b

(việc tìm ra kháng nguyên p24 có thể thực hiện sau 28 ngày sau khi nghi ngờ nhiễm bệnh)

====================

khi điện di, các phân tử DNA phân tách nhau:

a. do kích thước khác nhau

b. do điện tích khác nhau

c. do lỗ thạch sử dụng

d. do dung dịch đệm

a

====================

trong kỹ thuật PCR, người ta sử dụng enzyme nào để kéo dài chuỗi:

a. helicase

b. reverse transcriptase

c. DNA polymerase

d. ligase

c

====================

cấu trúc vách của vi khuẩn bắt màu Gram dương có đặc điểm:

a. lớp peptidoglycan dày

b. có lượng lớn acid mycolic

c. không có acid teichoic

d. không có lớp peptidoglycan

a

====================

cho các thao tác sau:

(1) phủ đỏ fuchsin

(2) phủ tím gentian

(3) phủ lugol

(4) tẩy màu

Trong quy trình nhuộm Gram, các thao tác được thực hiện lần lượt theo trình tự:

a. 1,3,4,2

b. 1,4,3,2

c. 2,3,4,1

d. 2,4,3,1

c

====================

Trên tiêu bản nhuộm Gram, không thể nhận địn được đặc điểm nào sau đây của vi khuẩn:

a. hình thể

b. cách sắp xếp

c. tính chất bắt màu

d. khả năng di động

d

====================

biểu đồ khuếch đại của real-time PCR thể hiện 3 giai đoạn:

a. biến tính, gắn mồi, kéo dài

b. ủ, lũy thừa, bình nguyên

c. tiềm tàng, tăng sinh, suy vong

d. PCR, ủ, phân tích

b

====================

trong môi trường vận chuyển Stuart-Amies, bệnh phẩm dịch ngoáy họng có thể bảo quản tối đa trong:

a. 12 giờ

b. 24 giờ

c. 36 giờ

d. 48 giờ

d

====================

bệnh phẩm nước tiểu trong nuôi cấy phân lập căn nguyên vi sinh vật cần chú ý:

a. lấy bằng phương pháp vô trùng, chuyển ngay đến phòng xét nghiệm, không cần cấy định lượng

b. lấy bằng phương pháp vô trùng, có thể giữ lạnh ở 4 oC, sau đó cấy định lượng

c. lấy vào dụng cụ chuyên dụng không cần vô trùng, có thể giữ lạnh ở 4 oC, có thể cấy định lượng

d. lấy vào dụng cụ chuyên dụng không cần vô trùng, chuyển ngay đến phòng xét nghiệm, không cần cấy định lượng

b

====================

Lấy bệnh phẩm đường sinh dục tiết niệu cần tránh:

a. lấy bệnh phẩm càng sớm càng tốt

b. lấy bệnh phẩm sau khi dùng kháng sinh

c. ngay trong giai đoạn đầu của bệnh

d. cả a và c

b

====================

chu kỳ ngưỡng của một ống phản ứng trong kỹ thuật real-time PCR phụ thuộc vào:

a. cường độ huỳnh quang nền có trong ống phản ứng

b. số lượng DNA đích ban đầu có trong ống phản ứng

c. nồng độ của cặp mồi sử dụng trong ống phản ứng

d. nồng độ của đoạn dò sử dụng trong ống phản ứng

b

====================

Trong biểu đồ khuếch đại real-time PCR, chu kỳ ngưỡng (threshold cycle) là chu kỳ nhiệt mà tại thời điểm đó:

a. máy ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ phản ứng bắt đầu vượt qua cường độ huỳnh quang nền

b. số lượng bản sau DNA tăng gấp đôi và cường độ huỳnh quang cũng tăng gấp đôi

c. số lượng bản sao và cường độ huỳnh quang chậm dần và đạt đến bình nguyên

d. cường độ huỳnh quang rất thấp chưa đủ để phát ra ánh sáng huỳnh quang để máy tiếp nhận

a

====================

Chu kỳ ngưỡng quan sát được trong kết quả real-time PCR dưới đây là:


a. chu kỳ 20

b. chu kỳ 40

c. chu kỳ 28

d. chu kỳ 12

c

====================

Đối với virus có vật liệu di truyền là RNA, trước khi tiến hành real-time PCR cần tiến hành:

a. điện di kiểm tra kích thước RNA

b. kiểm tra chất lượng và số lượng RNA

c. tạo dòng DNA tái tổ hợp

d. tổng hợp cDNA bằng kỹ thuật RT-PCR

d

====================

Trong kỹ thuật RT-PCR có sự tham gia của:

a. DNA polymerase, Taq polymerase

b. RNA polymerase, reverse transcriptase

c. DNA polymerase, reverse transcriptase

d. RNA polymerase, Taq polymerase

c

====================

Nhận định đúng cho kết quả real-time PCR dưới đây:


a. mẫu dương tính

b. mẫu âm tính

c. mẫu dưới ngưỡng phát hiện

d. mẫu dương tính yếu

b

====================

SYBR Green là hóa chất có đặc điểm:

a. thường được dùng để đếm tải lượng virus trong mẫu

b. là một loại màu huỳnh quang chèn vào sợi đôi DNA

c. đo tín hiệu huỳnh quang vào giai đoạn gắn mồi

d. đo tín hiệu huỳnh quang vào giai đoạn biến tính

b

====================

Trong phòng tổ chức labo cho PCR, phòng thường được thiết kế để giữ áp lực dương:

a. phòng tách chiết vật chất di truyền

b. phòng chuẩn bị hỗn hợp mastermix

c. phòng tra mẫu và chạy PCR

d. phòng chạy điện di sản phẩm PCR

a

====================

theo khuyến cáo của EUCAST và CLSI, phương pháp tham chiếu trong xác định MIC là:

a. pha loãng trong ống nghiệm

b. vi pha loãng (đĩa 96 giếng)

c. pha loãng kháng sinh trong thạch

d. E-test

d

====================

một bệnh nhân làm xét nghiệm cấy máu tìm căn nguyên gây bệnh. Chai cấy máu chuyển về khoa vi sinh của bệnh viện, sau 2 ngày nuôi cấy máy báo dương tính, nhuộm soi sơ bộ thấy hình ảnh các cầu khuẩn Gram dương xếp thành từng đám. Bệnh nhân trên có thể bị nhiễm trùng huyết do:

a. E. coli

b. S. aureus

c. A. baumannii

d. S. pyogenes

b

====================

độ dài của DNA sản phẩm trong PCR:

a. là khoảng cách của các đoạn mồi

b. là chiều dài của vật chất di truyền sử dụng

c. phụ thuộc nhiệt độ giai đoạn kéo dài

d. phụ thuộc độ dài của đoạn mồi sử dụng

b

====================

công thức tính liều kháng sinh dựa vào MIC là:

a. liều lượng = MIC x 2 ^ (khoảng cách liều/thời gian bán thải) x Vd / F

b. liều lượng = MIC x 2 ^ (khoảng cách liều/thời gian bán thải) x Vd x F

c. liều lượng = MIC x 2 ^ (khoảng cách liều/thời gian bán thải) x F/ Vd

d. liều lượng = F x 2 ^ (khoảng cách liều/thời gian bán thải) x Vd / MIC

a

====================

test nhanh phát hiện được kháng nguyên virus trong bệnh phẩm là:

a. test HBsAg

b. test Anti - HBs

c. test Dengue IgM

d. test Dengue IgG

a

====================

cơ sở khoa học để đưa ra phác đồ điều trị kháng sinh cho bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng là:

a. tiền sử bệnh của bệnh nhân

b. triệu chứng lâm sàng

c. kết quả định danh và kháng sinh đồ

d. kinh nghiệm của bác sĩ

c

====================

kỹ thuật xét nghiệm phát hiện kháng thể không thực hiện được trong trường hợp nào sau đây:

a. khi đang nghi ngờ căn nguyên gây bệnh

b. khi chưa định hướng được căn nguyên gây bệnh

c. kiểm tra xem đã phơi nhiễm hay chưa

d. kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị

b

====================

phương pháp có thể áp dụng định lượng:

a. PCR

b. real-time PCR

c. multiplex PCR

d. RT-PCR

b

====================

so với đáp ứng tạo kháng thể lần 1, đáp ứng tạo kháng thể lần 2 (đối với cùng một kháng nguyên) có:

a. thời gian tồn tại như nhau, cường độ lớn hơn

b. cường độ như nhau, thời gian tồn tại dài hơn

c. kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgG

d. kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgM

c

(IgG được sản xuất đầu tiên ở đáp ứng miễn dịch lần thứ 2)

====================

vi sinh vật không có đặc điểm sau:

a. có kích thước vô cùng nhỏ bé, không thể quan sát được bằng mắt thường

b. có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả những vùng khí hậu băng giá

c. sinh trưởng và phát triển rất nhanh với vật liệu di truyền không ổn định

d. vi sinh vật nằm ở phía trên của cây sinh giới

d

====================

Vi khuẩn không có đặc điểm sau:

a. có kích thước vô cùng nhỏ bé, không thể quan sát được bằng mắt thường

b. có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả những vùng khí hậu băng giá

c. sinh trưởng và phát triển rất nhanh với vật liệu di truyền ổn định

d. trên cơ thể người khỏe mạnh có thể tồn tại tới hàng nghìn tỷ vi sinh vật

c

====================

đặc điểm của vi sinh vật:

a. vi sinh vật chỉ có trên cơ thể người

b. vi sinh vật chỉ có trên cơ thể động vật

c. vi sinh vật không tồn tại ở những vùng băng giá

d. vi sinh vật có ở khắp mọi nơi

d

====================

một bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não, khi tiến hành kỹ thuật nhuộm soi dịch não tủy phát hiện các cầu trực khuẩn Gram âm. Căn nguyên vi sinh vật nào sau đây có khả năng là căn nguyên gây bệnh:

a. E. coli

b. S. aureus

c. A. baumannii

d. S. pyogenes

c


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét