Đề vi sinh:
Câu hỏi đúng sai:
1. Vỏ của phế cầu có vai trò gây bệnh – đ
2. Virus thủy đậu cùng họ với virus đậu mùa - s (thuỷ đậu thuộc họ herpesviridae, còn đậu mùa thuộc họ poxviridae)
3. Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh bằng ngoại độc tố – đ
4. Các virus thuộc nhóm virus đường ruột đều đều dễ dàng bị bất hoạt bởi pH 2-10 – s (bền)
5. Phage là virus mà tế bào cảm thụ là vi khuẩn – đ
6. Virus là vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào – đ
7. Vaccin giải độc tố được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên – đ
8. Pseudomonas aeruginosa hiện nay kháng lại nhiều kháng sinh - đ
9. Người mắc bệnh dịch hạch khi khỏi cũng không có miễn dịch cao đối với tái nhiễm - s (miễn dịch cao)
10. Đã có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do HPV gây ra – s (mới chỉ có vaccine, chưa có thuốc đặc hiệu)
11. Sau khi mắc quai bị cơ thể có miễn dịch bền vững – đ
12. Vi khuẩn không có vách thì không thể gây bệnh – s (ví dụ: mycoplasma)
13. HIV chỉ gây nhiễm tế bào lympho TCD4 – s (chủ yếu là TCD4 nhưng ngoài ra còn gây nhiễm nhiều tế bào khác có thụ thể CD4 như đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, tế bào Langerhans)
14. Nhuộm Gram là kỹ thuật nhuộm tốt nhất để phát hiện vi khuẩn giang mai và Leptospira – s (nhuộm Fontana - tribondeu)
15. Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn, nên ưu tiên sử dụng kháng sinh phổ rộng – s (ưu tiên kháng sinh phổ hẹp, đặc hiệu)
16. Phản ứng Mantoux có giá trị chẩn đoán, xác định bệnh lao – s (chẩn đoán lao ở trẻ và test tham khảo ở người lớn)
17. Nội độc tố giải phóng ra khi vi khuẩn đang phát triển – s
18. Khuẩn lạc là quần thể vi khuẩn thuần nhất xuất phát từ một tế bào ban đầu – đ
19. Vách là nơi tác động của nhóm kháng sinh Beta-lactam – đ
20. Rubella virus có thể truyền qua rau thai sang thai nhi gây rubella bẩm sinh – đ
Câu hỏi nhiều lựa chọn
21. Chức năng giữ cho virus có hình thái, kích thước ổn định là của:
A. Capsomer
B. Envelope
C. Acid nucleic
D. Capsid @
22. Bệnh phẩm chẩn đoán sởi ở giai đoạn cuối thời kỳ ủ bệnh là:
A. Nước bọt
B. Đờm
C. Dịch tiết họng mũi @
D. Máu
23. Trực khuẩn mủ xanh thường hay gây bệnh khi:
A. Cơ thể bị bệnh mạn tính, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh dài ngày @
B. Cơ thể dùng lâu dài corticoid, kháng sinh, chất chống ung thư
C. Bệnh nhân được dùng kháng sinh
D. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp
24. Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết dengue là muỗi:
A. Culex
B. Toxorhynchites
C. Aedes @
D. Anopheles
25. Những yếu tố dịch thể thuộc hệ thống phòng ngự tự nhiên gồm:
A. Bổ thể, interferon, kháng thể tự nhiên
B. Bổ thể, propecdin, interferon
C. Propecdin, interferon, kháng thể tự nhiên
D. Interferon, kháng thể tự nhiên, propecdin, bổ thể @
26. Mô tả nào sau đây đúng nhất đối với phế cầu:
A. Song cầu, hình ngọn nến, luôn luôn có vỏ
B. Cầu khuẩn Gram (+), thường xếp thành đôi, hình ngọn nến @
C. Cầu khuẩn Gram (+), có vỏ, xếp thành chuỗi
D. Cầu khuẩn Gram (+), xếp thành chuỗi
27. Không được tiêm chủng vacin virus sống giảm độc lực cho các đối tượng sau:
A. Trẻ suy dinh dưỡng
B. Người già
C. Trẻ sơ sinh
D. Phụ nữ mang thai @
28. Vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) xâm nhập vào cơ thể chủ yếu theo đường:
A. Da bị xây xát
B. Hô hấp
C. Da do côn trùng đốt @ (bọ chét, và con này là côn trùng)
D. Tiêu hóa
29. Đặc điểm không đúng với plasmid:
A. Nằm độc lập với nhiễm sắc thể của tế bào
B. Có khả năng tự nhân lên
C. Chứa chất liệu di truyền thiết yếu cho sự sống của tế bào @
D. Là phân tử AND dạng vòng
30. Huyết thanh thường được đưa vào cơ thể bằng đường:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Uống
C. Tiêm trong da
D. Tiêm bắp @
31. Hình dạng vi khuẩn được xác định bởi:
A. Môi trường nuôi cấy
B. Màng sinh chất
C. Vách tế bào @
D. Cấu trúc tế bào
32. Khi ở giai đoạn AIDS, bệnh nhân thường mắc:
A. Lao
B. Nấm họng
C. Nhiễm trùng cơ hội @
D. Viêm phổi
33. Đặc điểm nuôi cấy của H. influenzae là:
A. Khó nuôi cấy
B. Mọc tốt khi có CO2
C. Cần yếu tố X và V
D. Cả A, B, C @
34. Interferon có tác dụng ức chế:
A. Hoạt động của virus bên ngoài tế bào
B. Sự xâm nhập của virus
C. Sự nhân lên của virus trong tế bào @
D. Sự hấp phụ của virus
35. Tất cả các câu sau đây đều nói về nhân vi khuẩn TRỪ:
A. Dạng nhẵn (nucleotid)
B. Chứa AND
C. Chứa ribosom @ (ribosome ở bào tương)
D. Chứa nhiễm sắc thể
36. Loại E.coli có nhiều tính chất giống Shigella là:
A. EIEC @
B. ETEC
C. EHEC
D. EPEC
37. Một trong những chức năng của lông vi khuẩn:
A. Tăng độc lực
B. Bám vào các tế bào khác
C. Làm cầu giao phối
D. Di động @
38. Trong phản ứng ngưng kết trực tiếp, kháng nguyên phải là:
A. Kháng nguyên được gắn chất đánh dấu
B. Kháng nguyên được gắn trên nền mượn
C. Kháng nguyên hòa tan
D. Kháng nguyên hữu hình @
39. Tính chất bắt màu của vi khuẩn lao và phong được quyết định bởi:
A. Chất sáp ở vỏ tế bào vi khuẩn
B. Chất sáp ở vách tế bào vi khuẩn@ (lao không có vỏ)
C. Chất sáp ở màng nguyên tương
D. Chất sáp ở trong nguyên tương
40. Kháng nguyên thân của vi khuẩn có bản chất hóa học là:
A. Protein/ polysaccharid/ lipid tùy loại vi khuẩn @
B. Protein
C. Polysaccharid
D. Lipid
41. Mọi phage đều chứa:
A. ADN sợi kép
B. Cả ARN và ADN
C. ARN sợi đơn
D. ADN hoặc ARN @
42. Virus viêm gan B không lây truyền qua đường:
A. Tiêu hóa @
B. Máu và các sản phẩm của máu
C. Tình dục
D. Mẹ sang con
43. Thành viên của họ vi khuẩn đường ruột đều:
A. Là trực khuẩn Gram (-) @
B. Có khả năng di động
C. Có vỏ
D. Lên men đường lactose
44. Vaccin nào dưới đây (đang sử dụng ở Việt Nam) là vaccin chết:
A. Ho gà @
B. Uốn ván
C. Bạch hầu
D. Lao
45. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào có độ nhạy cao nhất:
A. Phản ứng ngưng kết gián tiếp
B. Phản ứng ngưng kết trực tiếp
C. Phản ứng ELISA @
D. Phản ứng kết tủa
46. Bản chất hóa học của ngoại độc tố là:
A. Lipopolysaccharid
B. Polysaccharid
C. Lipid
D. Protein @
47. Viêm rus viêm gan E lây truyền chủ yếu qua đường:
A. Tiêu hóa @
B. Máu và sản phẩm của máu
C. Tình dục
D. Mẹ sang con
48. Virus dengue được chia thành:
A. 5 typ
B. 4 typ @
C. 3 typ
D. 2 typ
49. Tiêm vaccin phòng bệnh ho gà lần đầu vào lúc:
A. Trong tháng đầu sau sinh
B. Trẻ được 2 tháng tuổi @
C. Trẻ được 3 tháng tuổi
D. Trẻ được 9 tháng tuổi
50. Một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì:
A. Không mang nhiều loại vi sinh vật khác nhau
B. Không mang vi sinh vật có độc lực cao
C. Không có vi sinh vật trong mô @
D. Không mang vi sinh vật có khả năng gây bệnh
51. Bản chất hóa học của capsid ở virus là:
A. Lipid
B. Protein @
C. Carbohydrat
D. Cả A, B
52. Virus bại liệt có acid nucleic là:
A. DNA 2 sợi
B. RNA 2 sợi
C. DNA 1 sợi
D. RNA 1 sợi @
53. Bệnh phẩm được sử dụng để phân lập rotavirus là:
A. Máu
B. Nước súc họng
C. Phân
D. Dịch tá tràng và phân @
54. Loại E.coli có cơ chế gây bệnh giống vi khuẩn tả là:
A. EIEC
B. EHEC
C. ETEC @
D. EPEC
55. Kháng sinh nào không phải là kháng sinh diệt khuẩn:
A. Vancomycin (ngăn tổng hợp vách)
B. Beta-lactam ( ngăn tổng hợp vách)
C. Erythromycin @ (ngăn tổng hợp protein, gắn vào tiểu phần 50S)
D. Aminoglycosid (vd: streptomycin ngăn cản tổng hợp protein, gắn vào tiểu phần 30S)
56. Hình thể điển hình của vi khuẩn bạch hầu là:
A. Trực khuẩn Gram (+), phình to ở đầu, sinh nha bào
B. Trực khuẩn Gram (-), phình to ở đầu, có hạt nhiễm sắc
C. Trực khuẩn Gram (-), phình to ở đầu, sinh nha bào
D. Trực khuẩn Gram (+), phình to ở đầu,có hạt nhiễm sắc @
57. Kháng sinh nào ức chế tổng hợp protein:
A. Quinolon (ức chế tổng hợp acid nucleic)
B. Polymycin (rối loạn chức năng màng nguyên tương)
C. Chloramphenicol @ (ngăn cản tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50S)
D. Beta-lactam (ngăn cản tổng hợp vách)
58. Xoắn khuẩn Leptospira:
A. Cần môi trường kỵ khí tuyệt đối cho vi khuẩn phát triển
B. Không thể nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo
C. Có thể nuôi cấy được trong môi trường hiếu khí @ (là xoắn khuẩn duy nhất nuôi cấy được trong điều kiện hiếu khí)
D. Không phát triển được trên cơ thể động vật
59. Hình thể của H.influenzae là:
A. Cầu khuẩn Gram âm
B. Trực khuẩn Gram dương
C. Cầu khuẩn Gram dương
D. Trực khuẩn nhỏ, Gram âm, đa hình thái @
60. Một trong những biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là:
A. Tiêu diệt bọ chét
B. Cách ly bệnh nhân
C. Xử lý phân rác
D. Tiêu diệt muỗi @ (Culex)
61. Trong các loại virus viêm gan sau đây, virus nào là virus ADN:
A. HAV
B. HBV @
C. HCV
D. HDV
62. Vi khuẩn tả:
A. Thường gây bệnh ở cả người và động vật
B. Chỉ gây bệnh ở người @
C. Chủ yếu gây bệnh ở người, có thể gây bệnh cho động vật
D. Từ động vật lây sang người
63. Ở mỗi virus nhất thiết phải có:
A. Envelop
B. Capsid @
C. Enzym sao chép ngược
D. Ngưng kết tố hồng cầu
64. Môi giới trung gian truyền bệnh dịch hạch là:
A. Bọ chét và muỗi
B. Chuột
C. Bọ chét @
D. Muỗi
65. Virus bại liệt lây truyền chủ yếu theo đường:
A. Thần kinh
B. Hô hấp
C. Tiêu hóa @
D. Máu và sản phẩm của máu
66. Bệnh cúm dễ tái nhiễm là do:
A. Hiệu giá kháng thể thấp
B. Không tạo miễn dịch
C. Kháng nguyên virus luôn có khả năng biến dị @
D. Thời gian tồn tại của kháng thể ngắn
67. Virus quai bị lây truyền qua:
A. Đường hô hấp @
B. Đường tiêu hóa
C. Đường máu
D. Tiếp xúc da và niêm mạc
68. Hình thể của vi khuẩn uốn ván là:
A. Trực khuẩn đa hình thái
B. Trực khuẩn Gram âm
C. Trực khuẩn không bắt màu thuốc nhuộm
D. Trực khuẩn Gram dương @
69. Loại tế bào trong cơ thể bị HIV xâm nhập và phá hủy nhiều nhất là:
A. Tế bào lympho TCD45
B. Tế bào lympho TCD8
C. Tế bào lympho TCD3
D. Tế bào lympho TCD4 @
70. Vi khuẩn Leptospira thường KHÔNG xâm nhập vào cơ thể qua đường nào dưới đây:
A. Vết thương
B. Ăn uống @ (Leptospira lây qua da/niêm xây xát)
C. Da (chân, tay) do ngâm nước lâu
D. Niêm mạc (mắt, mũi, miệng) khi bơi lặn sâu
71. Phát hiện nhiễm HIV dựa vào các xét nghiệm sau:
A. Xét nghiệm công thức máu
B. Xét nghiệm chức năng gan
C. Xét nghiệm chức năng thận
D. Xét nghiệm máu phát hiện virus hoặc kháng thể đặc hiệu @
72. Vật liệu di truyền của HPV là:
A. ADN một sợi
B. ADN hai sợi @
C. ARN một sợi
D. ARN hai sợi
73. Một trong những biện pháp phòng bệnh dại hiệu quả nhất là:
A. Tiêm vaccin phòng dại cho người
B. Tiêu diệt chó
C. Tiêm vaccin phòng dại cho chó @
D. Cách ly bệnh nhân
74. Các loại bệnh phẩm sau đây dùng để nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn dịch hạch, TRỪ:
A. Máu
B. Nước chọc hạch
C. Phân @
D. Đờm
75. Vaccin phòng bệnh lao được tiêm lần đầu cho trẻ lúc:
A. Sơ sinh @
B. Sáu tháng tuổi
C. Chín tháng tuổi
D. Ba tháng tuổi
76. H.pylori là loại vi khuẩn:
A. Khó nuôi cấy @ (rất khó nuôi cấy)
B. Chưa nuôi cấy được
C. Dễ nuôi cấy
D. Rất dễ nuôi cấy
77. Sự lan truyền ngang gen đề kháng kháng sinh KHÔNG nhờ vào hình thức:
A. Đột biến @
B. Tiếp hợp
C. Biến nạp
D. Tải nạp
78. Vaccin Sabin và Salk được sử dụng để phòng bệnh:
A. Rubella
B. Tay chân miệng ở trẻ em
C. Cúm
D. Bại liệt @
79. Các thành phần sau đều là cấu trúc bắt buộc của vi khuẩn, TRỪ:
A. Màng sinh chất
B. Nhân
C. Vách
D. Lông @
80. Loại kháng thể có nồng độ cao nhất trong dịch tiết niêm mạc là:
A. IgE
B. IgG
C. IgM
D. IgA @
---hết---
1. Vaccin sởi là loại vaccine: sống
2. Vaccine ho gà là loại vaccine: chết (bất hoạt)
3. Sabin là vaccine: sống
4. Cơ chế tác dụng của trực khuẩn bạch hầu là do: ngoại độc tố.
5. Đặc điểm nhận diện tụ cầu: gram (+), không di động tụ thành đám
6. HIV có acid nucleic là: ARN 2 mạch
7. Chẩn đoán huyết thanh học thấy kháng thể HPV trong máu, kết luận bệnh nhân bị HPV: sai
8. Đường vào của virus bại liệt: tiêu hoá
9. Leptospira là vi khuẩn ký sinh ở: chuột
10. HPV có huyết thanh phòng đặc hiệu chưa: có vaccine chứ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
11. Đã có cách điều trị HIV: sai
12. Viêm gan nào truyền qua cuộc đẻ (truyền qua máu): B, C, D
13. Viêm gan truyền qua đường tiêu hoá: A, E
14. Viêm gan nào không gây bệnh mạn tính: A, E
15. HbsAg có trong máu là bị viêm gan B: sai
16. Vi khuẩn/virus nào sau đây gây bệnh ở dạ dày: H.pylori
17. Khi vào cơ thể, quai bị ký sinh ở đâu đầu tiên: bề mặt tế bào biểu mô đường hô hấp
18. Rubella vào cơ thể thông qua: hô hấp
19. HPV lây qua đường nào: qua da/ tình dục/ hô hấp (đối với người bị suy giảm miễn dịch)
20. HIV không lây qua: dùng chung khăn mặt
21. Độc tố ST là của vi khuẩn nào: ETEC
22. Kỹ thuật sắc ký miễn dịch, thứ cố định ở vạch phản ứng là: kháng thể
23. Phản ứng trung hoà là phản ứng nào:
TPHA ( Treponema pallidum particle agglutination (ngưng kết) assay),
Elisa (dùng kháng thể hoặc kháng nguyên đánh dấu),
Elek (trung hoà)
widal (ngưng kết)
24. Arbovirus không gây hại cho loài nào: côn trùng tiết túc.
25. Bệnh phẩm để xác định virus bại liệt giai đoạn cấp tính là: phân
26. Vaccihne lao là loại vaccine: sống
27. Khả năng đề kháng của ho gà: thấp (ra ngoại cảnh chết rất nhanh)
28. Uốn ván gây bệnh bằng: ngoại độc tố
29. Phế cầu gây bệnh bằng: vỏ (phế cầu không có nội hay ngoại độc tố)
30. Nội độc tố không bị phá huỷ bởi nhiệt độ
31. Bản chất kháng nguyên vỏ: polypeptid, polysaccharid.
32. Bản chất kháng nguyên vách (kháng nguyên thân): protein/polysaccharid/lipid tuỳ loại
33. Bản chất kháng nguyên lông: protein
34. Hệ thống phòng ngự tự nhiên: hàng rào da/niêm mạc, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch chủng loại
35. Tác dụng của IFN: ức chế virus nhân lên trong tế bào
36. Bàn chất phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu: phản ứng trung hoà
37. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: kháng nguyên được phát hiện nhờ kt mẫu gắn huỳnh quang
38. Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp: kt được phát hiện nhờ kn mẫu và kháng kháng thể mẫu gắn huỳnh quang
39. Sắc ký miễn dịch: ở vạch phản ứng là kháng nguyên đặc thù của vi sinh vật được gắn cố định.
40. Hiệu giá kháng thể: độ pha loãng huyết thanh lớn nhất mà phản ứng còn dương tính.
41. Động lực kháng thể: thương số giữa hiệu giá kháng thể lần thứ 2 và lần thứ nhất, đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá kháng thể theo thời gian. (ít nhất phải tăng 4 mới chẩn đoán chắc chắn là bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng)
42. Định nghĩa vaccine: kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
43. Bảo quản vaccine: tối/lạnh/khô
44. Tác dụng không mong muốn khi tiêm:
- Tại chỗ: đau, mẩn đỏ, sưng hoặc nổi cục nhỏ (mất đi nhanh chóng), nhiễm trùng nếu kỹ thuật tiêm không đảm bảo vô trùng.
45. Học hết phần các loại vaccine trong bảng:
- Lao - sống - sơ sinh
- Bại liệt - sabin - sống - sơ sinh, 2, 3,4th
- Bạch hầu, uốn ván - giải độc tố- 2,3,4 th
- Ho gà - chết - 2,3,4 th
- Sởi - sống - 9 th
- Viêm não nhật bản: bất hoạt
- Viêm gan b: tinh chế.
46. Nhận biết liên cầu: bacitracin (+), optochin(-), catalase(-),gr(+)
47. Nhận biết phế cầu: tan máu alpha, đôi ngọn nến, gr(+), optochin(+), catalase(-)
48. Nuôi cấy não mô cầu: lâu, cấy chuyển nhiều lần thì hình thể tế bào càng mất tính điển hình.
49. Đặc điểm chung họ đường ruột: trực khuẩn gr(-), glucose(+), oxidase(-), ko sinh nha bào, nitrat-->nitrit, di động (-/+)
50. Đặc điểm nuôi cấy của salmonella: lactose(-), hiếu kỵ khí tuỳ tiện, nuôi cấy được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, H2S(+), catalase(+), urease(-)…
51. Độc tố của salmonella: chủ yếu bằng nội độc tố, tới não thất 3 --> mạch nhiệt phân ly (thương hàn), nhiễm khuẩn và nhiễm độc thức ăn (sốt, nôn, ỉa chảy)
52. Ecoli giống lỵ, tả: ETEC (giống tả), EIEC (giống lỵ)
53. Độc tố ST với LT:
- ST stable toxin: chịu nhiệt
- LT lablie toxin: không chịu nhiệt
.--> là của E.coli
54. Nhân lên ở niêm mạc tá tràng: rotavirus
55. Đặc điểm bạch hầu với khả năng gây bệnh: gr(+), hình vợt (chuỳ), 2 đầu to có hạt nhiễm sắc, xếp chữ nho trên vi trường, không di động (khác với listeria di động hỗn loạn), gây bệnh bằng ngoại độc tố, màng giả bạch hầu (dai, trắng xám, bóc chảy máu)….
56. Chất sáp ở vách của lao: (chú ý không phải chất sáp ở vỏ vì vi khuẩn lao không có vỏ)
57. Nuôi cấy và chẩn đoán phong: không nuôi cấy vì rất lâu (12 ngày1 thế hệ), dùng phản ứng Mitsuda dùng kháng nguyên là nước nghiền củ phong…..thuốc công hiệu nhất là DDS (diamino - diphenyl - sulfon)
58. Hình thể với nuôi cấy H.i: đa hình thái, gr(-), không di động, khuyết dưỡng (cần yếu tố X, V), hiếu khí, khó nuôi cấy, mọc tốt ở 37oC, 3-5% CO2 trên môi trường thạch chocolat, có hiện tượng vệ tinh quanh các khuẩn lạc bội nhiễm.
59. Nuôi cấy với gây bệnh của trực khuẩn mủ xanh: hiếu khí tuyệt đối, nuôi cấy dễ, cho sắc tố xanh và mùi thơm, khuẩn lạc trứng ốp, trên môi trường OF oxh nhiều loại đường sinh acid
Gây bệnh có điều kiện khi suy giảm miễn dịch.
Cùng với tụ cầu là căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng bệnh viện.
Kháng nhiều kháng sinh (kháng tự nhiên với penicillin).
60. Hình thái, nuôi cấy, miễn dịch, gây bệnh của dịch hạch:
-gr(-) bắt màu đậm ở 2 cực, ko sinh nha bào, có vỏ ở 37oC, không di động, khuân lạc như vỏ trai úp, trong môi trường lòng tạo những khúm hình nhũ đá rồi lắng cặn.
Tạo miễn dịch cao
Chuột - bọ chét chuột- người- người
Là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính.
61. Hình thái Listeria: tk gr(+), nhỏ, sắp xếp như chữ nho (giống bạch hầu) nhưng di động hỗn loạn khi soi tươi (khác bạch hầu).
62. Nuôi cấy với gây bệnh của uốn ván: kỵ khí tuyệt đối, phát triển tốt trên môi trường thông thường (do chuyển hoá đơn giản), tốt nhất là 37oC và pH=7
Không xâm nhập vào tổ chức mà sống trong vết thương và sinh ngoại độc tố , quan trọng là tetanospasmin gây độc thần kinh --> co cứng cơ--> chết vì suy hô hấp, tuy nhiên bệnh nhân vẫn tỉnh táo.
63. giang mai: hình thể, chất độc, đường lây:
- xoắn khuẩn
- lây qua đường tình dục là chủ yếu
64. Điều trị leptospira: penicillin/tetracyclin
65. Chẩn đoán cúm: bệnh phẩm là dịch tiết mũi họng
66. Cơ chế gây bệnh và vaccine quai bị:lây qua giọt nước bọt, chỉ có 1typ, gây viêm tinh hoàn và buồng trứng, miễn dịch bền vững, có vaccine
67. Đặc điểm, vaccin, chẩn đoán sởi: lây qua hô hấp, chỉ có 1 typ, hậu quả nặng là viêm xơ chai não bán cấp, đề kháng cao với ngoai cảnh, miễn dịch bền vững suốt đời, vaccine sống tiêm
68. Đường lây rotavirus: đường phân-miệng, chủ yếu là trẻ em dưới 12 th.
69. Kháng nguyên với gây bệnh của virus dengue: 4typ, gây sốt xuất huyết, không dùng aspirin, gây bệnh cho mọi đối tượng, truyền qua muỗi Aedes.
70. Dịch tễ của viêm não nhật bản: chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, lây qua muỗi Culex.
71. Hình thể với phòng dại: virus dại có hình viên đạn, nucleocapsid đối xứng xoắn, phòng hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo.
72. Cấu trúc, điều trị, xét nghiệm HPV: ADN 2 sợi vòng, capsid đối xứng khối, không có vỏ, gây mụn cóc, cơm…typ 16,18 gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn.
73. Chức năng màng nguyên sinh: thẩm thấu chọn lọc
74. Chức năng của vách: giữ hình thể, KN đặc hiệu, receptor đặc hiệu phage, nội độc tố gr(-)…
75. Bản chất của lông (protein dài xoắn), nội độc tố (LPS), ngoại độc tố (protein)
76. Tải nạp nhờ: Phage
77. Iod với muối kim loại nặng: khử khuẩn
78. Các yếu tố ảnh hưởng đến sát khuẩn :
- Nồng độ hoá chất
- Thời gian tác dụng
- Mật độ vi sinh vật
- Nhiệt độ
- Sự cản trở của môi trường xung quanh
- Khả năng đề kháng của vi sinh vật
79. Hạt virus không hoàn chỉnh DIP không có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào nhưng vẫn mang tính kháng nguyên đặc trưng cho virus.
80. Bạch hầu mấy typ sinh học: 3
81. Rubella hay xuất hiện mùa nào: tăng vào mùa đông, cao nhất vào mùa xuân
82. Vacxin bảo quản nhiệt độ nào: 2-8 oC
83. Vacxin nào sd biến nạp tạo ra đầu tiên: biến nạp gen insulin vào e.coli hoặc nấm men.
84. Lọc vô trùng sd cho: những chất khí và lỏng không thể dùng nhiệt độ: vaccin, huyết thanh, dung dịch…
85. bệnh gây nên do liên cầu nhóm A: sốc độc tố, tinh hồng nhiệt, viêm cầu thận, thấp tim
86. Phế cầu kí sinh ở đâu: họng mũi
87. Não mô cầu ký sinh ở họng mũi, gây viêm màng não
88. Khả năng kháng kháng sinh của các vk tụ cầu phế cầu listeria.
89. Virus thuộc flaviviridae gây viêm gan truyền qua đường máu: HBV
90. vi khuẩn than, listeria.... chỉ gây bệnh cho người hay cho cả động vật... (cho cả đv)
91. phage ôn hoà có nhân lên không: không, gen của nó tích hợp vào genome của vi khuẩn, khi gặp điều kiện thích hợp thì hoạt hoá, nhân lên, gây tan tế bào vi khuẩn.
92. kháng sinh, tác dụng hiệp đồng, đối kháng
93. virus ADN or ARN
94. cấu tạo cơ bản của virus/vi khuẩn
95. listeria monocytogenes hỏi nhiểu: đường lây, tác hại, độc lực, phòng chống
96. phòng bạch hầu
97. về độc tố thần kinh của uốn ván
98. cách phòng bệnh
99. độc tố tụ cầu vàng: chịu nhiệt?
100. khí nóng khô: nhiệt độ, thời gian, những vật dụng sử dụng phương pháp này
101. cho biểu hiện --> hỏi nghi ngờ bệnh gì
102. rickettsia nào không lây qua côn trùng đốt
103. có phải bị rickettsia lúc nào cũng sốt và phát ban
104. không gây viêm phổi điển hình: phế cầu, …
105. phế cầu: gây bệnh sau nhiễm virus?
106. Chlamydia, mycoplasma qua màng lọc vi khuẩn?
107. Chó cắn --> nhốt ngay và theo dõi trong 10 ngày
108. Nghi ngời chó dại cắn vào mặt --> tiêm huyết thanh và vaccin ngay
109. Vaccine chết ở Việt Nam --> Ho gà
110. Salk nguy hiểm hơn Sabin?
111. Rubella tăng cao nhất vào mùa nào?
112. Kích thước virus Dengue, HBV,..
113. Virus Dengue có 4 typ
114. Xét nghiệm sốt xuất huyết lúc nào: sốt không quá 4 ngày?
115. Virus viêm gan: thuộc họ nào, đường truyền
116. Rubella, arbovirus --> ARN 1 sợi
117. Kháng nguyên, kháng thể HBV
118. Vị trí của các kháng nguyên HBV