Trắc Nghiệm tiền lâm sàng HMU

 TRẮC NGHIỆM TIỀN LÂM SÀNG


1,Tiếng thổi do cường giáp thường nghe rõ ở cực .....


A: trên                   

B: dưới @             

C: phải                   

D: trái                    

E:trước                  

F:sau


2, Bướu giáp lan toả có khối lượng tuyến giáp tăng trên ...20...% so với bình thường


Câu 3-7 chọn 1 đáp án đúng nhất trong số đáp án sau


A:ung thư tuyến giáp             

B:viêm tuyến giáp Hashimoto                     

C: cường giáp

D:viêm mủ tuyến giáp           

E:bướu giáp to trong trung thất                 

F:viêm tuyến giáp Riedel


3, Da vùng tuyến giáp đỏ là triệu chứng của… viêm mủ tuyến giáp


4, Giãn TM phần trên ngực là triệu chứng của …bướu giáp to trong trung thất


5, Tuyến giáp di động ít là triệu chứng của… ung thư tuyến giáp


6, Sờ thấy nhân tuyến giáp và hạch bạch huyết vùng cổ là triệu chứng của… ung thư tuyến giáp


7, Làm dấu hiệu Pemberton khi nghi ngờ …bướu giáp to trong trung thất


Câu 8-11 chọn một hoặc nhiều đáp án trong số

     

a:ung thư tuyến giáp              

b:viêm tuyến giáp Hashimoto                     

c:xơ hóa nang giáp

d:tuyến giáp bình thường     

e:bướu giáp đơn thuần         

f:viêm tuyến giáp cấp/ bán cấp

g:viêm tuyến giáp Riedel       

h:chảy máu tuyến giáp          

i:calci hóa nang giáp


8, Tuyến giáp cứng như đá gặp trong trường hợp …ung thư tuyến giáp, xơ hoá nang giáp, viêm tuyến giáp Riedel, calci hoá nang giáp.

9, Tuyến giáp rắn như cao su gặp trong trường hợp … viêm tuyến giáp Hashimoto


10, Tuyến giáp mềm gặp trong trường hợp …tuyến giáp bình thường


11, Tuyến giáp chắc gặp trong trường hợp … bướu giáp đơn thuần


12, Tuyến giáp mềm căng thường gặp trong trường hợp…viêm tuyến giáp cấp/bán cấp, chảy máu tuyến giáp.


13, Khi nghe tuyến giáp, nghe thấy thổi tâm thu/ thổi liên tục thì thường là ......

     

A:viêm tuyến giáp                   

B: tiếng kêu TM                        

C:tiếng thổi ĐM cảnh

D: cường giáp (basedow) @                        

E:chảy máu tuyến giáp


14, Để đo tuyến giáp, mốc đo cố định phía sau là:

     

A:trên đốt cổ VI 2cm              

B:dưới đốt cổ VI 2cm

C:trên đốt cổ VII 2cm             @

D:dưới đốt cổ VII 2cm


15, Nhìn được tuyến giáp khi bệnh nhân ngửa đầu ra sau tối đa là to tuyến giáp độ ....1b


16, Tiến hành vận động ..... để khám chức năng khớp và mô quanh khớp

     

A:vận động chủ động             

B:vận động thụ động              @

C:vận động đối kháng


17, Tiến hành vận động ..đối kháng... để phát hiện giảm cơ lực kín đáo và viêm gân cơ


18, Khớp gối bị cố định ở tư thế gấp 30° so với tư thế chuẩn, không duỗi được, song vẫn gấp được 150°, số ghi sẽ là G-D (gấp- duỗi) =

     

A:150°-0°-30°                           

B:30°-150°-0°                           

C: 150°-30°-0° @


19, Thoát vị màng hoạt dịch khớp gối ra khoeo chân là:

     

A: bập bềnh xương bánh chè                      

B: kén Baker @                        

C:rút ngăn kéo trước                                     

D:rút ngăn kéo sau


20, Tràn dịch khớp gối thì dấu hiệu ..... dương tính

     

A: bập bềnh xương bánh chè @                 

B: kén Baker                             

C:rút ngăn kéo trước                                     

D:rút ngăn kéo sau


21: Khi xương chày dịch ra trước rõ rệt so với bên kia là dấu hiệu .... dương tính

     

A: bập bềnh xương bánh chè                      

B: kén Baker                             

C:rút ngăn kéo trước @                                

D:rút ngăn kéo sau


22: Khi xương chày dịch ra trước rõ rệt so với bên kia là tổn thương dây chằng chéo .....

     

A:trước trong                           

B:trước ngoài @                      

C:sau trong                               

D:sau ngoài


23: Chân vòng kiềng có trục chân hình chữ:


A: O @                   

B:X                          

C:bát                      

D:A


Câu 24-27 chọn 1 đáp án trong số dưới

     

A: hội chứng màng não         

B: khó thở (hen, suy tim)      

C: bệnh Parkinson                  

D: Liệt nửa người

E: bệnh Cushing


24: Đi phạt cỏ là triệu chứng của: liệt nửa người


25: Đi cứng đờ, tay run là triệu chứng của: bệnh Parkinson


26: Nằm kiểu cò súng là triệu chứng của: hội chứng màng não


27: Nằm tư thế Fowler là triệu chứng của: khó thở (hen, suy tim)


28: Quá nhiều lông, tóc là triệu chứng của: bệnh (or) hội chứng cushing


29: Hôn mê sâu thì còn phản ứng nào

     

A:đáp ứng khi cấu véo           

B:phản xạ giác mạc                 

C:phản xạ nuốt   

D:tất cả đều sai @


Câu 30-34 chọn 1 đáp án trong số dưới

     

A: bệnh gan mật                      

B: suy thượng thận                 

C: thiếu máu        

D: tắc mạch máu

E: thông liên thất, suy tim


30: Da, niêm mạc xanh tím toàn thân là triệu chứng của: thông liên thất, suy tim


31: Da, niêm mạc vàng là triệu chứng của: bệnh gan mật


32: Da, niêm mạc xạm đen là triệu chứng của: suy tuỷ thượng thận


33: Da, niêm mạc xanh, nhợt nhạt là triệu chứng của: thiếu máu


34: Da xanh tím khu trú là triệu chứng của: tắc mạch máu


35: Khám thiếu máu tập trung vào những vùng da

     

A: che kín, mỏng, sáng màu…@?                                       

B: không che kín


36: Móng tay có khía dọc, dễ gãy thường liên quan đến thiếu máu do:....

     

A: sốt rét                                    

B: hồng cầu liềm 

C: dinh dưỡng @

D:thalessemia


37: Nồng độ huyết sắc tố ký hiệu là

     

A: RBC (red blood cell)                                   

B: HGB (HB: hemoglobin) @                        

C: WBC (white blood cell)     

D: Ht (Hct: hematocrit)


38: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu ký hiêu là

     

A: MCV (mean corpuscular volume: thể tích hồng cầu trung bình)                               

B: MCH @ (mean corpuscular hemoglobin)                                                                

D: MCHC (mean corpuscular hemoglobin concentration)                                       

E: PTL (platelet count)


Câu 39-42 chọn 3 trong số các đáp án

     

a: MCHC <280 g/l                    

b: MCHC <290 g/l                    

c: MCHC 320-360 g/l             

d:MCHC 300-320 g/l

e: MCH < 26 pg                        

f: MCH < 27 pg                         

g: MCH 27-31 pg

h: MCH 26-31 pg

i: MCV < 80 fl                            

k: MCV > 100                            

l: MCV 80 ± 5 fl   

m: MCV = 90 ± 5 fl


39: Nhận định thiếu máu nhược sắc và/hoặc hồng cầu nhỏ dựa vào các chỉ số: MCHC <280 g/l, MCH < 27 pg, MCV < 80 fl


40: Nhận định thiếu máu bình sắc, hồng cầu bình thường dựa vào các chỉ số: MCHC 320-360 g/l, MCH 27-31 pg, MCV = 90 ± 5 fl


41: Nhận định thiếu máu bình sắc hồng cầu to dựa vào các chỉ số: MCHC 320-360 g/l, MCH 27-31 pg, MCV > 100


42:                           Triệu chứng hoàng đản thường do

     

A: mất máu do ký sinh trùng                       

B: tan máu @                           

C: thiếu sắt           

D: ung thư


43: Thiếu máu có thể do cường tuyến nội tiết nào

     

A: thượng thận                        

B: yên                                         

C: giáp                   

D: cận giáp @


44: Thiếu máu tan máu liên quan nhất điến đặc điểm thiếu máu ......

     

A: nhược sắc hồng cầu nhỏ 

B: bình sắc hồng cầu bình thường @        

C: bình sắc hồng cầu to


45: Thiếu máu do thiếu sắt (ký sinh trùng, đái ra huyết sắc tố, dinh dưỡng kém) liên quan nhất đến đặc điểm thiếu máu:

     

A: nhược sắc hồng cầu nhỏ @                    

B: bình sắc hồng cầu bình thường             

C: bình sắc hồng cầu to


46: Thiếu máu do thiếu vitamin B12, folic hay cắt dạ dày liên quan nhất đến đặc điểm thiếu máu:

     

A: nhược sắc hồng cầu nhỏ 

B: bình sắc hồng cầu bình thường             

C: bình sắc hồng cầu to @


47: Trước 1 thiếu máu nhược sắc và/hoặc hồng cầu nhỏ không cần làm xét nghiệm nào

     

A:định lượng sắt huyết thanh                     

B:tìm ký sinh trùng đường ruột                  

C: điện di huyết sắc tố           

D: Bilirubin huyết thanh @


48: Thiếu máu do suy thận, suy giáp, suy tuyến yên, cường tuyến cận giáp liên quan nhất đến thiếu máu

     

A: nhược sắc hồng cầu nhỏ 

B: bình sắc hồng cầu bình thường @        

C: bình sắc hồng cầu to


49: Thiếu máu thì lưỡi thường

     

A: xù xì                                        

B: trơn nhẵn @


50: Xuất huyết ở cơ xương khớp thường chỉ có 2 triệu chứng nào trong số dưới:

     

a: sưng @             

b: nóng                  

c: đỏ                       

d: đau @


51: Dùng nghiệm pháp căng da, nếu là xuất huyết thì căng da ....., màu sắc ...... thay đổi theo thời gian

     

A: mất, không                          

B: không mất, không              

C: mất, có             

D: không mất, có @


52: Phân biệt xuất huyết trong cơ khớp với viêm cơ khớp, viêm cơ khớp thường ..... dịch, ..... rối loạn đông máu

     

A: có, không có                        

B: có, có                                     

C: không có, không có @      

D: không có, có


53: Xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu hay gặp nhất là ở 2 nơi:

     

a:nội tạng                                  

b: dưới da @                            

c: niêm mạc         

d: cơ, khớp @


54: Dạng xuất huyết nếu ở dưới da: chỉ có dạng đám hoặc mảng, không khi nào có dạng chấm, nốt thường nhất là do:

     

A: nguyên nhân thành mạch                       

B:nguyên nhân tiểu cầu        

C:nguyên nhân rối loạn yếu tố đông máu @


55: Làm nghiệm pháp dây thắt để xác định nguyên nhân nào của xuất huyết:

     

A: nguyên nhân thành mạch @                  

B:nguyên nhân tiểu cầu        

C:nguyên nhân rối loạn yếu tố đông máu


Câu 56-58 chọn 1 hoặc nhiều đáp án trong số

     

a: thời gian máu đông            

b: thời gian Howell                 

c: thời gian máu chảy             

d: số lượng tiểu cầu

e: thời gian prothrombin      

f: khả năng co cục máu         

g: thời gian APTT

h:ngưng tập tiểu cầu


56: Để tìm căn nguyên xuất huyết do tiểu cầu thường chỉ đinh các xét nghiệm nào: số lượng tiểu cầu, ngưng tập tiểu cầu, khả năng co cục máu, thời gian máu chảy.


57: Để tìm căn nguyên xuất huyết do các yếu tố của con đường nội sinh: thời gian máu đông, thời gian Howell, thời gian APTT (activated partial thromboplastin time)


58: Để tìm căn nguyên xuất huyết do các yếu tố của con đường ngoại sinh: thời gian Prothrombin


59: Cực trên thận ngang mỏm ngang đốt sống ngực .....10


60: Cực dưới thận ngang mỏm ngang đốt sống thắt lưng ......3


61: Đối chiếu thận lên thành bụng phía trước là

     

A: vùng hạ sườn                      

B: vùng mạn sườn @             

C: vùng hố thắt lưng               

D: vùng hố chậu


62: Đối chiếu thận lên thành bụng phía sau là:

     

A: vùng hạ sườn                      

B: vùng mạn sườn                  

C: vùng hố thắt lưng @

D: vùng hố chậu


63: Đặc tính giải phẫu học của thận là

     

A: không di động                     

B: ít di động                               

C: rất di động @


64: Phương pháp quan trọng nhất để khám thận to:

     

A: nhìn                                        

B: sờ @                                      

C: gõ                       

D: nghe


65: Phương pháp tốt nhất khám thận to

     

A:chạm thắt lưng                                            

B:bập bềnh thận @                

C:nằm nghiêng    

D: vỗ hông lưng


66: Tiếng thổi do hẹp động mạch thận thường nghe được ở ............., bên trái hoặc bên phải đường giữa

     

A:dưới rốn 2cm                       

B:dưới rốn 1 cm 

C: ngang rốn        

D: trên rốn 1cm @


67: Điểm đau niệu quản giữa nằm ngang mức

     

A:khớp TL3-TL4                       

B: mỏm ngang đốt TL4          

C: khớp TL4-TL5 @                 

D: mỏm ngang đốt TL5


68: Điểm đau niệu quản trên nằm ngang mức

     

A:đốt TL2 @                              

B:khớp TL2-TL3  

C: đốt TL3             

D: khớp TL3-TL4


69: Phân biệt cầu bàng quang với các khối u khác bằng phương pháp nào là tốt nhất

     

A: nhìn                                        

B: sờ                                            

C: gõ                       

D: thông đái @


70: Ung thư tiền liệt tuyến sờ sẽ ....... hơn so với viêm tiền liệt tuyến

     

A: mềm                                      

B: cứng @


71: Phương pháp tốt nhất khám phát hiện ứ nước và ứ mủ thận:

     

A:chạm thắt lưng                                            

B:bập bềnh thận 

C:nằm nghiêng    

D: vỗ hông lưng (rung thận) @


72: Dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán xác định ngừng tuần hoàn:

     

A:mất ý thức đột ngột           

B:đột ngột ngừng thở            

C:mất mạch cảnh/bẹn @?


73: Nguyên nhân hay gặp nhất của ngừng tuần hoàn

     

A:đa chấn thương                                           

B:Tai biến mạch não               

C:nhồi máu cơ tim                  

D:suy hô hấp cấp @?


74: Phá rung là chữ cái nào trong cấp cứu A-B-C-D@


75: Khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì:

     

A:đấy trán kéo cằm                

B: kéo trán đẩy cằm               

C:nâng hàm dưới lên               @

D:hạ hàm dưới xuống


76: Bệnh nhân khó thở khi gắng sức nhẹ là NYHA độ mấy: 3


77: Viêm cột sống dính khớp có thể kèm theo:

     

A:hẹp van ĐM chủ                  

B:hẹp van ĐM phổi                 

C:hở van ĐM chủ @               

D:hở van ĐM phổi


78: Khi thất phải to ra, mỏm tim đập ở

     

A:đường giữa đòn trái           

B:dưới mũi ức @                     

C:khoang liên sườn 5 đường nách trước ?


79: Trường hợp dày dính màng phổi bên phải, mỏm tim thường bị lệch sang


A:phải @                                    

B:trái


80: Dấu hiệu chạm dội Bard dương tính là biểu hiện của

     

A:hở van 2 lá nặng                  

B:hở van 3 lá nặng                  

C:hở van ĐM chủ nặng @    

D:hở van ĐM phổi nặng


81: Khoang liên sườn II bên trái là vị trí của ổ van


A:2 lá                                          

B:3 lá                                           

C:ĐM chủ             

D:ĐM phổi @


82: Khoang liên sườn 3 bờ trái xương ức là ổ van ..... (còn gọi là ổ Eck-Botkin)


A:2 lá                                          

B:3 lá                                           

C:ĐM chủ @        

D:ĐM phổi


83: Dấu hiệu Hardzer dương tính là biểu hiện của dày thành dưới thất ........


A:phải @                                    

B:trái


84: Phần chuông của tim được dùng để nghe những tiếng nào:


a:T1                        

B:T2                        

c:T3 @                   

d:T4 @                  

e:thổi tâm trương                   

f:cọ màng ngoài tim                                       

g:rung tâm trương @


85: Tiếng thổi mạnh và có rung miu, nhưng chếch nửa ống nghe không thấy là độ mấy: 4


86: Nằm nghiêng sang trái giúp nghe rõ tiếng bất thường do tổn thương van


A:2 lá @                                     

B:3 lá                                           

C:ĐM chủ             

D:ĐM phổi


87: Chạy tại chỗ hoặc đứng lên ngồi xuống làm rõ hơn các tiếng thổi xuất phát từ tim.....


A:phải                                         

B:trái @


88: Giơ cao 2 chân làm rõ hơn các tiếng thổi xuất phát từ tim.....


A:phải @                                    

B:trái


89: Thuốc co mạch làm .... các tiếng thổi tống máu (thổi tâm thu từ van nhĩ thất), ..... các tiếng thổi trào ngược (thổi tâm trương từ van ĐM)


A:mạnh, mạnh                         

B:mạnh, yếu                             

C:yếu, mạnh @   

D:yếu, yếu


90: Thì tâm thu thì mỏm tim


A:nhô lên @                              

B:hạ xuống


91: Nghe tiếng T1 tách đôi (không thay đổi theo hô hấp) ở


A:khoang liên sườn 2 và 3 bờ trái xương ức                                                                

B:bờ dưới trái xương ức @

C:mỏm tim                                                                                

D:khoang liên sườn 2 bờ phải xương ức


92: Nghe tiếng T2 (rõ hơn ở thì hít vào) ở


A:khoang liên sườn 2 và 3 bờ trái xương ức @                                                           

B:bờ dưới trái xương ức

C:mỏm tim                                                                                

D:khoang liên sườn 2 bờ phải xương ức


93: Tiếng ..T3... do máu dồn mạnh từ nhĩ xuống thất ở đầu thì tâm trương


94: Tiếng ..T3.... bị mất đi khi người bệnh hít vào sâu rồi nín thở hoặc khi đứng do giảm lượng máu về tim


95: Nghiệm pháp ấn kẽ sườn dương tính trong áp xe gan do amip thường gặp nhất ở khoang liên sườn ...... 9


96: Lách to ngang rốn là độ mấy? 3




1.Giới hạn bờ trên của gan với đường giữa đòn phải nằm ở:

A. Khoang liên sườn 5

B. Khoang liên sườn 6 @

C. Khoang liên sườn 7

D. Khoang liên sườn 8


2. Xuất huyết có thể gây ra triệu chứng gì?

      A.Thiếu máu

      B.Bầm tím dưới da.

       C.Liệt nửa người

       D....

       E.Tất cả đáp án trên @


3. Cái câu nội của t k nhớ là hỏi gì về tuyến giáp mà có đáp án là :mềm,cứng,rất cứng


4.   Thiếu máu trường hợp nào k di truyền


5.    Túi cùng màng phổi phải ứng với đốt sống nào?

    A.IX         B.X           C.XI       D.XII

    Trong sách tls thì có ghi là 11 bên trái va 10 bên phải


6. "Khô miệng với lõm bề mặt móng tay" do:

A.thiếu sắt     B.thiếu B12       C.thiếu axit folic    D.ko nhớ    E.thiếu máu bất sản

 thiếu canxi gây lõm móng tay! có sọc là thiếu Fe...


7. Tuyến giáp to nhưng ko nhìn được là độ mấy: 1a


8. Khi xác định ngưng tuần hoàn thì việc cần làm ngay là: ép tim.


9. Ở bước nhìn bụng có thể phát hiện: bụng di động theo nhịp thở


10. Cố định gãy xương cẳng chân dùng mấy nẹp :))

    2 lí thuyết, 3 trên lâm sàng


11. Nêu triệu chứng của bệnh nhân thoái hóa khớp:

A.bệnh nhân đau cứng khớp buổi sáng >60 phút

B.bệnh nhân đau cứng khớp buổi sáng <30 phút

C..

D.bệnh nhân đau khớp ban đêm.

=> B (5-15 phút)


12.    Đo nhiệt độ ở đâu chính xác nhất?  hậu môn


13.   Bước làm đầu tiên sau NTH (ngừng tuần hoàn)?   ép tim


14.  Vị trí điểm ruột thừa? ( 1/3 ngoài với 2/3 trong đường nối gai chậu trc trên P)


15.  Kích thước băng xương đòn?        8cm, 3m, ghim rộng 1 cm


16.  Thái độ của bác sỹ khi gặp bệnh nhân?     Tự tin, ân cần, niềm nở


17.   Khi băng xương đòn cần mấy ghim?              4


18. Khi nghe tiếng thổi tâm thu ở tuyến giáp, tư thế của bệnh nhân ntn?

A. ngồi. B.  nằm @    C. nửa nằm nửa ngồi. D. ....


19. Thổi ngạt đạt hiệu quả khi:

A. lồng ngực to lên

B. bụng to lên.

C. lồng ngực phồng lên xẹp xuống...@

D.....


20.  Nẹp thường dùng nhất là loại nẹp gì?


21. Bờ trên của gan là khoang liên sườn mấy ĐA:  6


22. Tần số nhấn ép tim trong hồi sức               100 lần/ phút


23.  Tỉ lệ ép tim và bóp bóng ( 30/2)



24. Mấy cách vận chuyển bệnh nhân bị chấn thương cột sống đến cơ sở y tế (2)


25.  Khám điểm niệu quản dưới khám ở vị trí nào?

Lỗ trực tràng - Đường âm đạo - Túi cùng.....

ĐA: đường trực tràng


26. Bước nào có tác dụng cố định xương đòn : tất cả


27. Dùng mấy cuộn băng chun để cố định xương đòn

   1,2,3,4                   ĐA: 4?


28.  Khi khám bụng ngoại khoa thì tay để như thế nao.

a. Dùng tay nào thì khám bên ấy

b. Xòe bàn tay ra

c. Dùng 1 tay khám trên và 1 tay khám đẩy lên

d. Dùng cả 2 tay

ĐA:  B


29. Vị trí tụy (trong ổ bụng ngay sát phúc mạc)


30. Ý nghĩa điểm sườn lưng A.ung thư B. nang tụy C.viêm tụy cấp.....

ĐA:  viêm tụy cấp


31. Tần số bóp bóng/min (10-12 lần/min)


32. Bộc lộ khám bụng thế nào? ( bộc lộ tối đa vùng cần khám, lên tận ngực)


33. Triệu chứng cơ năng: A.Đau thượng vị......


34. Gõ vùng bụng thấy đục (có khối u đặc hoặc dịch)


35. Nghe tuyến giáp thấy tiếng thổi ( bệnh basedow)


36. Khi gõ vùng bụng thấy đục thì chuẩn đoán là gì?

A. Khối u hoặc tạng đặc (Chọn A)

B. Cổ trướng.......

C. Dịch...............

D.......................


37. Xuất huyết xảy ra trong trường hợp nào:

A..................

B..................

C..................

D...................

E. Tất cả các đáp án trên (Chọn E thôi)


38.Kiểm tra mạch của gãy xương cánh tay,

A.Bắt mạch quay ở cổ tay (Chọn A)

B.Bắt mạch quay ở cánh tay

C.Bắt mạch bẹn

D.Bắt mạch cảnh


39.Người ta thường dùng loại nẹp nào để cố định gãy xương:

A.Nẹp sắt

B.Nẹp gỗ (Chọn B)

C.Nẹp cơ thể

D...........


40. Cổ chướng nhận biết như thế nào       (diện gõ đục thấp)


41. Tìm điểm đau túi mật có mấy cách 

3

C1: giao điểm đường giữa xương đòn phải và bờ sườn (xương sườn 10).

C2: giao của đường phân giác góc vuông tạo bởi đường ngang rốn và đường trắng với bờ sườn

C3:  giao của đường vuông góc với bờ sườn đi qua rốn (vẽ một vòng tròn lấy trung điểm là rốn, sao cho bờ sườn là tiếp tuyến đường tròn, thì tiếp điểm là điểm túi mật)


42. Điểm đau niệu quản trên có mấy cách xác định?            


2 cách(đường ngang rốn giao bờ ngoài cơ thẳng bụng với đg ngang rốn lấy ra 3 khoát ngón tay)


43. Bệnh nhân bị suy tim, phải ngồi dậy để thở thì theo NYHA là suy tim độ mấy?     ĐA: 4

-Bình thường: độ 1.

- Vận động nặng khó thở, đánh trống ngực, mệt mỏi; nghỉ ngơi bình thường: độ 2.

- Vận động bình thường mệt, .v.v.., nghỉ ngơi bình thường: độ 3

- Không vận động đc, nghỉ ngơi cũng thấy mệt mỏi, khó thở, trống ngực: độ 4.


44. Triệu chứng không phải triệu chứng cơ năng:

A. Đau hố chậu phải   B. Khó nuốt   C.Mắt mờ   D. Chạm thắt lưng             

(D)  (tr.chứng thực thể bác sĩ khám thấy, còn tr.chứng cơ năng là bệnh nhân mô tả, bs ko khám được)


45. Nghe bụng thì biết triệu chứng gì?


1. Nghe tiếng thổi động mạnh

2. Nghe nhu động quai ruột nổi


ĐA: 1

Chọn 1 thì một trong những tình trạng cấp cứu của Bụng ngoại khoa là phồng động mạch chủ bụng. Khi đó thường sẽ nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở vị trí phồng (trên hoặc dưới rốn và lệch trái)

Còn ở phương án 2: chắc ngụ ý tác giả đề cập tới tắc ruột cơ học. Nếu thế thì sẽ nghe thấy tiếng tăng nhu động RUỘT và SỜ thấy dấu hiệu quai ruột nổi.


46.  Trong cố định xương đòn, bước nào là bước để xương đòn đúng tư thế

A.2

B.3

C.6

D. cả 3 bước.

ĐA:  D


47: Phải bộc lộ tối thiểu như thế nào để khám:

A. hình như là kéo áo lên trên phổi...

B. kéo lên ngang ngực

C. bộc lộ 9 phân khu

D. kéo lên trên và cả kéo xuống dưới nữa để khám bìu..


48. Khám nghe tuyến giáp trong thời gian bao lâu?

A.5-10s

B.10-15s

C.15-20s

D.20-25s

 Nghe tuyến giáp 10s bảo bệnh nhân nín thở 5s


49. Nghe hở van ĐM CHỦ, tư thế bệnh nhân thế nào


50. Khám da, niêm mạc trong thiếu máu nhằm

A. Xác định nguyên nhân thiếu máu @

B. Thiếu máu cấp , mãn tính

C. Xác định biến chứng của thiếu máu


51. Tư thế khám tuyến giáp 


52. Tư thế bệnh nhân thế nào để nghe tuyến giáp tốt nhất:

a: Ngồi

b: Nằm.

c: Đứng

d: Nửa nằm nửa ngồi @


53. Loại băng nào dùng để sơ cứu gãy cánh tay:   ĐA: băng tam giác


54. Loại nẹp nào thích hợp nhất cho cố định gãy cánh tay tại nếp gấp khuỷu

a: cramer

b: nẹp gô

...


55.  Vị trí tươg đối của tuyến giáp với sụn nhẫn:

a. Trên

b. Dưới @


56. Tư thế khám hở van động mạch chủ:

A. Nằm thở đều

B. Nằm nhịn thở

C. Ngồi chúi ra trc thở đều

D. Ngồi chúi ra trc nhịn thở.@

Vì: Hở van động mạch chủ sẽ gây ra tiếng thổi tâm trương tại ổ Erb-Bokin. Tiếng này nhẹ nên bảo bệnh nhân nhịn thở để phân biệt với tiếng thở. Còn bảo bệnh nhân "ngồi chúi ra trước" để vùng ổ van ĐM chủ áp sát thành ngực hơn, tiếng nghe sẽ rõ hơn.


57. Nồng độ huyết sắc tố trung bình giảm bao nhiêu % thì coi là thiếu máu?

A. 10 @        B. 20      C.5       D.15

(Nam <13g/100ml, Nữ <12g/100ml là thiếu máu; trung bình Nam là 15,1

Nữ là 13,5)


58. Bụng chia làm mấy phân khu: 9


59. Khám bụng thì bộc lộ như thế nào?


60. Gan to không có đặc điểm gì? 

A. Diện đục liên tiếp vs diện đục của gan… 

B. Mấp mé bờ sườn

C. Di động theo nhịp nhở

…….


61. Băng xương đòn có mấy bước


62.  Nghiệm pháp Murphy dùng mấy ngón tay để ấn vào điểm túi mật?

A. 1 @

B. 2

C. 3

D. 4




Tổng hợp chia sẻ về bài thi tiền lâm sàng


1. Phù 1 bên chân do nguyên nhân nào:

A. Suy gan

B. Suy thân

C. Suy tim

D. Tắc mạch máu @


2. Khi bảo bệnh nhân nuốt khi sờ tuyến giáp nhằm:

A. Xem sự di động của tuyến giáp @

B. Xem tuyến giáp có nhân không

C. Xem bệnh nhân có đau không

D. Xem bệnh nhân nuốt có đau không


3. Động tác khi làm nghiệm pháp Murphy là gì?

A. Nhìn

B. Sờ @

C. Gõ

D. Nghe


4. Dụng cụ bất động cổ gồm mấy phần:

A. 1

B. 2 @

C.3

D. 4


5. Phương pháp quan sát da niêm mạc nhằm phát hiện

A: nguyên nhân gây thiếu máu

B: mức độ nặng nhẹ của thiếu máu @

C: …

D: …


6. 1 câu trắc nghiệm là gõ đục vùng bụng dưới thì nghi ngờ .....

A: cổ chướng

B: cầu bàng quang


7. Điểm ruột thừa ở đâu: 1/3 ngoài đường nối gai chậu trước trên phải với rốn


8. Phù do suy tim phải thể hiện ở đâu: toàn thân


9. Chấn thương cột sống thắt lưng là do : ngã từ cao xuống? tai nạn ở cột sống thắt lưng? đánh nhau vào cột sống thắt lưng?


10. Bắt ĐM cảnh trong bao lâu?


11.Khám tuyến giáp rõ nhất ở tư thế nào: nửa nằm nửa ngồi (Fowler)


12.Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định cấp cứu ngừng tuần hoàn

A.mất ý thức đột ngột

B.đột ngột ngừng thở

C.mất mạch cảnh/bẹn @


13.Nghe tuyến giáp mỗi vị trí trong:

A. 5 - 10 s

B. 10 -15 s @?


15.Tư thế thuận lợi nhất khi khám bụng: nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, đầu hơi cao có thể dùng gối thư giãn, hai tay xuôi dọc theo thân mình, hai chân co, đùi người bệnh tạo với mặt giường một góc 45-60 độ, thở bình thường.


16.băng cánh tay có mấy nút buộc: 3


17.thoát vị bẹn ở vị trí nào: ống bẹn


18.Gan to không có trong trường hợp: Có tiếng thổi.


19. Ép tim sâu bao nhiêu: ở người lớn là 3-4cm (các thầy dạy là 4-5cm)


*các nguyên nhân gây xuất huyết

A: nhiễm cầu khuẩn não @

B: Thiếu acid folic và Vitamin B12.

C :Viêm thận cấp

D: thấp khớp


* bệnh nhân nam 30 tuổi, bị đau bụng vùng..., ấn vào điểm túi mật kêu đau, không được hỗ trợ kỹ thuật cho người thi. Yêu cầu cho người khám: không hỏi tiền sử, bệnh sử, làm nghiệm pháp Murphy, trả lời kết quả khám.

-Tiến hành:

-Chào hỏi bn, giới thiệu bản thân.

-Theo chỉ định khám bụng cho bác...

-Hướng dẫn BN nằm lên giường, kéo áo lên ngang núm vú, 2 chân hơi co.

-xác định điểm túi mật (không cần trình bày), làm nghiệm pháp, vừa ấn vừa bảo bệnh nhân hít sâu --> đau -->dừng lại

-Thông báo với BN khám xong, kéo áo lại cho BN, đưa BN trở về tư thế bình thường, cảm ơn BN.

-Ra trả lời vs cô: Cách XĐ điểm túi mật, kết quả nghiệm pháp Murphy dương tính do BN kêu đau.

-Cô hỏi thêm: dương tính trong những TH nào: viêm túi mật


* Thừa rất nhiều thời gian, không cần trình bày khi đang khám BN.


* Giới hạn bờ trên của gan vs đường giữa đòn phải nằm ở:

A. Khoang liên sườn 5

B. Khoang liên sườn 6.@

C. Khoang liên sườn 7.

D. Khoang liên sườn 8.


* "khô miệng với lõm bề mặt móng tay" → thiếu sắt.

* túi cùng màng phổi phải ngang xương sườn 10 còn trái là 11.


* kích thước các loại băng nhé.

* khám thiếu máu, chỉ khám da và niêm mạc, không hỏi bệnh và tiền sử.

* chuẩn bị dụng cụ cố định gãy xương đùi.

* nêu các dụng cụ trong cố định xương đòn.


* bệnh nhân đau tức ngực, khó thở, quan sat lồng ngực

* nghe tim

* xác định diện đục của gan.

* khám xuất huyết, chỉ cần bình tĩnh khám đủ và đúng chỗ + nghiệm pháp căng da, rồi báo cáo lại với cô, cần chú ý chào hỏi bệnh nhân trước và sau khám, rồi cảm ơn. Khám thì ngồi vào ghế đối diện với bệnh nhân.


* tần số nhấn ép tim trong hồi sức (100 lần/min) và tỉ lệ ép tim và bóp bóng (30:2)


* cố định cổ, không cần chào hỏi, cố định luôn (làm xong hỏi bệnh nhân về hô hấp, cảm giác, vận động tay chân)


Làm thì nhớ nháy mắt với bệnh nhân hoặc người phụ xem có thiếu gì không nhé, he he he.


* Hồi sức cấp cứu: ép tim và bóp bóng (2 chu kì).

* tuyến giáp to nhưng không nhìn được là độ mấy: 1a


1. Đo nhiệt độ ở đâu chính xác nhất: hậu môn

2. Bước làm đầu tiên của cấp cứu ngừng tuần hoàn: ép tim.

3. Vị trí điểm ruột thừa: 1/3 ngoài đường nối gai chậu trước trên phải tới rốn. (điểm McBurney)

4. Kích thước băng xương đòn: rộng 8cm (trong sách là 10cm), dài 3m

5. Thái độ của bác sỹ khi gặp bệnh nhân: …

6: Khi băng xương đòn cần mấy ghim: 4

7. Cẳng tay cần: 3 nút cố định


* bệnh nhân 55 tuổi, đau vùng thắt lưng phải, không cần hỏi tiền sử, dùng nghiệm pháp vỗ hông lưng khám.

1. Chào hỏi, giới thiệu, giải thích đơn giản (bước này quan trọng, chú ý hỏi tên-tuổi và giải thích lí do khám).

2. Bộc lộ vùng khám - hoặc cởi áo, hoặc bộc lộ tối đa (mời BN lại giường ngồi, nhiều bạn khám ngay tại ghế là sai)

3. Nhìn tổng quát, vị trí khám đúng là sau lưng bệnh nhân, xác định vùng cần vỗ, thao tác nhanh gọn, đơn giản, chính xác.

 Khám tế nhị, nhẹ nhàng, khi BN kêu đau thì lập tức gõ nhẹ hoặc dừng gõ.


* kết thúc thăm khám, mời BN về chỗ, nhớ cảm ơn và động viên BN.


* chuẩn bị dụng cụ cần thiết băng bó cố định xương đòn = 4 cuộn chun + 4 ghim + bông lót


1. tần số bóp bóng/min (10-12 lần/min)

2. bộc lộ khám bụng thế nào: bộc lộ tối đa vùng cần khám, ngực - bìu

3. triệu chứng cơ năng: đau thượng vị.

4. gõ vùng bụng thấy đục: khối u đặc hoặc dịch

5. nghe tuyến giáp thấy tiếng thổi: bệnh basedow


1. cực kì bình tĩnh, thời gian có thừa.

2. Bệnh nhân giả có thể trợ giúp nhắc bài.

3. đọc kĩ đề bài, làm đúng nội dung được yêu cầu


* vị trí tụy: ngoài ổ bụng ngay sát phúc mạc

* ý nghĩa điểm sườn lưng: thận ứ mủ, áp xe thận, sỏi thận…và viêm tuỵ cấp.

* cố định xương đòn cần 4 cuộn băng chun?!

* khám điểm niệu quản dưới khám ở vị trí: lỗ trực tràng

* bước nào có tác dụng cố định xương đòn: tất cả.


* lúc khám cảm giác sau/trước băng xương gãy ở tay nhớ véo ở nhiều vùng nhé, vì có nhiều thần kinh chi phối cho nhiều vùng.


* khi khám bụng ngoại khoa thì tay để như thế nào

a.dùng tay nào thì khám bên ấy

b.xòe bàn tay ra @

c.dùng 1 tay khám trên và 1 tay khám đẩy lên

d.dùng cả 2 tay


* kiểm tra mạch cả trước và sau khi cố định, kiểm tra phần mạch ở bên dưới ổ gãy, vd: gãy cánh tay thì kiểm tra mạch quay. Thần kinh thì sau khi cố định bảo bệnh nhân cử động, và cấu véo xem bệnh nhân có cảm giác không. Nếu cố định xương đòn hay cổ nhớ hỏi bệnh nhân cả phần hô hấp.


* sờ tim bệnh nhân vào viện vì khó thở.

* cố định chấn thương cột sống cổ.


* sờ tuyến giáp, chú ý sờ hạch.

+ Chào hỏi: đọc kĩ đề bài, đề của mình cho bn nữ 21 tuổi, nhưng bn giả là nam. Thế nên phải chào CHỊ

+ Chuẩn bị bệnh nhân: nhớ bảo vạch cổ áo ngửa cổ nhé, dù bệnh nhân vạch áo ngửa cổ sẵn rồi

+ Phải nhìn trước khi sờ, cả bên lẫn trước, và bảo nuốt lúc nhìn.

+ Nhận xét: tuyến giáp ko to, ko có nhân, ko rung miu. Da tuyến giáp ko nóng, đỏ. Và nhận xét HẠCH sau khi sờ hạch nữa


* triệu chứng thực thể: A. Đau hố chậu phải; B. Khó nuốt, C.Mắt mờ, D. Chạm thắt lưng @.

triệu chứng thực thể là tr.chứng mà BS khám thấy, còn tr.chứng cơ năng là BN mô tả, bác sĩ không khám được.


* bất động gãy xương đùi thì lót 6 chỗ và buộc 5 nút, gãy cẳng tay buộc 3 nút.

* BN bị suy tim phải ngồi dậy để thở thì theo NYHA là suy tim độ mấy: 4


* khám chi trên trước khi cố định cẳng tay: khám mạch, vận động, cảm giác nông, sâu; nhớ đối xứng 2 bên.


* cổ chướng nhận biết như thế nào: diện gõ đục thấp.


* nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè

* đánh giá chi trên sau khi nẹp


* sờ khám bụng thì tay của người khám phải như thế nào: xoè rộng bàn tay ra để cảm nhận.


* điểm túi mật

* sờ bụng ngoại khoa.


* đánh giá tính trạng lâm sàng trước khi bất động gãy xương đùi

* sờ bụng

* đặt nẹp cánh tay

* nhìn tuyến giáp

* bệnh nhân thận phải to => hãy khám bập bềnh thận


* khi gõ vùng bụng thấy đục thì chuẩn đoán là gì: khối u hoặc tạng đặc


* Kiểm tra mạch của gãy xương cánh tay: bắt mạch quay ở cổ tay


* Người ta thường dùng loại nẹp nào để cố định gãy xương: nẹp gỗ


* băng bó xương đòn

* sờ phổi


* rốn phổi nằm ở phần nào của phổi?

*bước nào trong băng bó xương đòn là quan trọng nhất đê giữ tư thế đúng?


* khi sốt thì nhịp tim như thế nào? (tăng/giảm/không đổi)


* xác định điểm đau túi mật, làm nghiệm pháp Murphy; khi làm nhớ phải xác định bờ dưới gan trước.

* bập bềnh xương bánh chè

* ép tim và bóp bóng

* sờ tim


* BN đau hố chậu phải, vừa làm thầy vừa hỏi: khi sờ thì phải chú ý những gì.

* Nhận định bệnh nhân gãy xương cánh tay.

* Khám các điểm đau ở bụng.

* Cố định collier đốt sống cổ.


* Khám cử động thụ động khớp gối

: đầu tiên phải hỏi BN đau chân nào, khi khám phải khám cả 2 chân để so sánh, cuối cùng là báo cáo với cô (phải học thuộc bài vì cô sẽ hỏi nguyên nhân và gặp trong trường hợp nào ...).


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét