Test phục hồi chức năng HMU
* tổn thương mới ở bệnh nhân tổn thương tủy sống:
- Bỏng
- Cắt phải ở những vùng cơ thể bị mất hoặc giảm cảm giác mà không biết…
* tai nạn lao động hay gặp chấn thương cột sống cổ nhất.
A. đúng
B. sai
B (=> tai nạn giao thông)
* Nguyên nhân hàng đầu tổn thương tủy sống là tai nạn lao động.
A. Đúng
B. Sai
B
* hội chứng tủy trung tâm hay gặp ở: hay gặp ở người già, tủy cổ
* phục hồi chức năng cộng đồng cho bệnh nhân liệt tủy: tham gia lao động sản xuất, tập phục hồi chức năng vận động, hoạt động trị liệu
* tổn thương tủy gây liệt tứ chi.
A. đúng
B. sai
B
* thương tật thứ cấp hay gặp trong tổn thương tủy sống: loét do đè ép
* bệnh nhân sau chấn thương tủy sống 2 ngày thì sưng nề cẳng chân với đùi, không nóng đỏ, không sốt, hỏi có thể do nguyên nhân gì:
a. huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm cơ
b. chấn thương, chảy máu cơ, khớp
c. cốt hóa lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch sâu
d. tất cả các ý trên
a
* chấn thương mạnh gây chảy máu vào khớp là một nguyên nhân gây cốt hóa lạc chỗ.
A. đúng
B. sai
A
* cốt hóa lạc chỗ là hiện tượng xương mọc trong cơ phần mềm, thường là cạnh khớp.
A. đúng
B. sai
A
* cốt hóa lạc chỗ là do chấn thương cơ, mô mềm cạnh khớp.
A. đúng
B. sai
A
* đặc điểm của giai đoạn choáng tủy: liệt mềm hoàn toàn dưới mức thương tổn 2 chi dưới
* giai đoạn choáng tủy mất tạm thời hầu hết hoặc toàn bộ phản xạ.
A. đúng
B. sai
A
* xử lý bàng quang giai đoạn choáng tủy:
a. sonde liên tục
b. sonde ngắt quãng
c. mở thông bàng quang
d. tất cả các ý trên
a
* thương tật thứ cấp gây tử vong nhiều nhất ở bệnh nhân tổn thương tủy sống là viêm phổi.
A. đúng
B. sai
A
* rối loạn cảm giác trong giai đoạn choáng tủy: mất hoàn toàn cảm giác nông - sâu
* mục tiêu phục hồi chức năng giai đoạn di chứng là: cải thiện môi trường cho bệnh nhân thích nghi với gia đình, cộng đồng và xã hội.
* bệnh nhân liệt tứ chi do tổn thương tủy sống giai đoạn cấp thường dùng:
a. sonde lưu
b. sonde ngắt quãng
c. mở thông bàng quang trên xương mu
d. cả 3
a
* làm trống bàng quang ở bệnh nhân SCI (tổn thương tủy sống) giai đoạn cấp thường dùng cách nào:
a. sonde tiểu lưu
b. sonde tiểu ngắt quãng
c. mở bàng quang trên xương mu
d. cả 3
a
* làm trống bàng quang ở bệnh nhân SCI (tổn thương tủy sống) giai đoạn hồi phục thường dùng cách nào:
a. sonde tiểu lưu
b. sonde tiểu ngắt quãng
c. mở bàng quang trên xương mu
d. cả 3
b
* giai đoạn cấp liệt tủy đặt sonde tiểu gì, nguyên tắc: 2 tuần đầu sonde lưu, sau đó ngắt quãng 4-6h/lần
* bệnh nhân tổn thương tủy sống cần được:
a. chăm sóc liên tục
b. chăm sóc tạm thời
c. chăm sóc đặc biệt
c
* nguyên nhân hay gặp nhất của liệt tủy: chấn thương 65%, trong đó chủ yếu là tai nạn giao thông.
* nguyên nhân hàng đầu của SCI là chấn thương.
A. đúng
B. sai
A
* liệt tủy cần xe lăn phù hợp chiều cao giường.
A. đúng
B. sai
A
* phòng nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân liệt tủy: ăn hoa quả vitamin C, không lưu sonde lâu, uống nhiều nước
* bệnh nhân tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
a. đặt sonde lưu dễ theo dõi
b. cho bệnh nhân uống nhiều nước và vitamin C
c. chỉ đặt sonde khi có cầu bàng quang
b
* liệt tủy không hoàn toàn : ASIA B, C, D
* theo ASIA, liệt tủy hoàn toàn là: ASIA A
* tổn thương tủy có mấy cách phân loại thần kinh: 2 (Frankel, ASIA)
* giai đoạn choáng tủy là mất hoàn toàn hoặc hầu hết các phản xạ thần kinh dưới và ngang mức tủy sống tổn thương.
A. đúng
B. sai
B
* hội chứng rối loạn giao cảm phản xạ gặp ở những bệnh nhân chấn thương: D6 trở lên
* chấn thương cột sống ở đâu gây mất phản xạ giao cảm cổ:
a. cổ C6 trở lên
b. cổ C6 trở xuống
c. ngực D6 trở lên
d. ngực D6 trở xuống
a
* biến chứng hô hấp hay xảy ra ở bệnh nhân tổn thương:
a. C6 trở lên
b. C6 trở xuống
c. D6 trở lên
d. D6 trở xuống
a
* hội chứng rối loạn giao cảm phản xạ: tăng huyết áp, giảm nhịp tim
* rối loạn giao cảm phản xạ gặp trong bệnh nhân:
a. liệt tứ chi
b. liệt 2 chi dưới
a
* loét độ I là thế nào: vết đỏ da không mất trong 30 phút
* loét da độ I xử trí thế nào là đúng:
a. không tì đè lên vết loét, không bôi thuốc, để khô
b. không tì đè lên vết loét, bôi thuốc sát trùng betadin
c. có thể tiếp tục tì đè lên vết loét
d. không tì đè lên vết loét, rửa bằng nước muối sinh lý
a
* loét độ IV là loét tới tận cơ xương.
A. đúng
B. sai
A
* liệt trung ương có biến chứng loét:
A. đúng
B. sai
A
* chăm sóc cho bệnh nhân để tránh loét: lăn trở thường xuyên 2h/lần, không tì đè chỗ loét…
* nguyên nhân loét: không lăn trở thường xuyên, dinh dưỡng - vệ sinh kém.
* đặc điểm của từng phân độ loét:
- độ 1: đỏ da, không mất kéo dài trên 30 phút
- độ 2: da nổi phỏng nước, mất biểu bì và da
- độ 3: phá hủy tổ chức dưới da
- độ 4: phá hủy sâu đến tận cân, cơ, xương và khớp
* thất ngôn Broca là như thế nào: hiểu được ngôn ngữ nói viết nhưng không nói được hoặc khó nói, gặp trong tổn thương thùy thái dương.
* mẫu co cứng điển hình là như thế nào: chi trên biểu hiện mẫu co cứng gấp, chi dưới biểu hiện mẫu co cứng duỗi.
* bài tập không dành cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não: di chuyển trên xe lăn, tập mạnh chi trên
* liệt nửa người do tai biến không cần tập gì.
A. đúng
B. sai
B
* bệnh nhân liệt 1/2 người có bán trật khớp vai cần lưu ý:
a. đeo đai nâng vai thường xuyên
b. xoa bóp vùng vai
c. vận động khớp vai nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm
d. cả 3 ý trên
d
* mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp:
- Theo dõi các chức năng sống còn: mạch, huyết áp, nhịp thở, ý thức
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
- Hồi sức toàn diện, chăm sóc, nuôi dưỡng
- Phòng các thương tật thứ cấp
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi trạng thái bất động sớm nhất có thể
* mục tiêu phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch não giai đoạn cấp bao gồm, trừ:
a. theo dõi dấu hiệu sinh tồn
b. giải thích cho người nhà để hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân
c. thuốc giãn cơ
d. phục hồi chức năng cho bệnh nhân độc lập trong sinh hoạt hằng ngày
c, d
* giai đoạn hồi phục liệt nửa người làm gì: tăng cường sức mạnh cơ bên liệt, kiểm soát mẫu co cứng, phòng thương tật thứ cấp, hướng dẫn người nhà cùng làm.
- Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện
- Kiểm soát mẫu co cứng nếu có
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt
- Tạo thuận khuyến khích các hoạt động chức năng
- PHCN tri giác, nhận thức và ngôn ngữ
- Phòng và điều trị các thương tật thứ cấp
- Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia
* giai đoạn di chứng liệt nửa người mục đích tạo điều kiện người bệnh có việc làm + hòa nhập
- Duy trì sức khỏe ổn định
- Tăng cường tối đa khả năng độc lập trong các SHHN
- Hạn chế các di chứng
- Khuyến khích BN tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội, tái hòa nhập XH
- Hướng nghiệp
- Thay đổi môi trường sống
* bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp có thể áp dụng các phương pháp vận động trị liệu nào:
a. vận động thụ động.
b. bài tập vai tay.
c. thăng bằng điều hợp
a
* bệnh nhân tai biến mạch máu não không cần dùng dụng cụ gì:
a. dụng cụ trợ giúp di chuyển
b. dụng cụ chỉnh hình
c. dụng cụ thay thế và thẩm mỹ
c
* rối loạn trong giai đoạn cấp tai biến mạch máu não trừ: co cứng cơ bên liệt
* bệnh nhân liệt 1/2 người trong giai đoạn cấp cần nhất:
a. đảm bảo dấu hiệu sinh tồn
b. phòng thương tật thứ cấp
c. giáo dục người nhà cùng phục hồi chức năng
d. Hỗ trợ cho bệnh nhân thực hiện các sinh hoạt hằng ngày.
a
* phục hồi chức năng giai đoạn hồi phục ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, không có:
a. phòng thương tật thứ phát
b. kiểm soát co cứng
c. giáo dục, hướng dẫn gia đình
d. đảm bảo dấu hiệu sinh tồn
d
* bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn hồi phục có thể áp dụng phương pháp vận động trị liệu nào: tăng cường sức mạnh cơ bên liệt
* phòng mẫu co cứng cho bệnh nhân liệt nửa người không làm: nẹp chi trên
(!) Tránh mẫu co cứng:
+ Đặt tư thế đúng
+ Dụng cụ chỉnh hình
* điều nào sai trong hội chứng liệt nửa người:
a. rối loạn tri giác
b. tổn thương nửa người đối bên
c. liệt 2 chân
d. tất cả ý trên
c
* tập vận động cho bệnh nhân liệt nửa người vào giai đoạn nào:
a. cấp
b. hồi phục
c. di chứng
d. cả 3
d
* để phòng chống mẫu co cứng, bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp nên:
a. đặt tư thế đúng, tập theo tầm vận động khớp, ít nhất 2 lần/ngày
b. bệnh nhân ngồi sớm, nẹp chỉnh hình
c. tư thế nằm ngửa, nẹp chỉnh hình
d. cả 3
a
* nguyên nhân của teo cơ cứng khớp: không tập vận động, lăn trở.
* teo cơ cứng khớp là thương tật xuất hiện sau nhiều năm bất động:
A. đúng
B. sai
B
* cách phòng ngừa hạ huyết áp tư thế:
- vận động sớm: Tập mạnh cơ, tập gồng 2 chân, tập cơ bụng, di chuyển sớm ngay khi có thể
- Nâng cao đầu giường
- Đứng bàn nghiêng: cao đần dần, đạt tới 75 độ trong vòng 20 phút
- Dùng tất chun, băng chun hoặc đai bụng
- Một số thuốc gây co mạch: ephedrin, ergotamin, heptamin
- Chế độ dinh dưỡng tăng cường muối và đủ dịch
* để phòng hạ huyết áp tư thế cần phải:
a. nằm nguyên tại giường, dần dần chuyển giường nghiêng
b. tập vận động tại giường, đeo tất chun, đai hông
a, b
* để phòng hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân tai biến mạch máu não cần:
a. đứng lên từ từ
b. dùng bàn nghiêng để đứng
c. đeo tất chi dưới
d. tất cả các ý trên
d
* để tránh co cứng, co rút, trừ:
a. đặt đúng tư thế
b. dụng cụ chỉnh hình
c. vận động sớm
d. thuốc giãn cơ
d
* phòng ngừa co cứng, co rút: đúng tư thế, vận động sớm, dùng dụng cụ chỉnh hình
* khi bệnh nhân bị co rút dính khớp thì làm gì: đặt đúng tư thế, tập vận động sớm, dùng nẹp chỉnh hình
* phương pháp phòng co rút hay cứng khớp:
a. xoa bóp nhẹ.
b. dinh dưỡng tốt
c. dụng cụ chỉnh hình
c
* phòng thương tật thứ phát ở:
a. giai đoạn cấp
b. giai đoạn phục hồi
c. giai đoạn di chứng
d. cả 3 giai đoạn
d
* trong trường hợp bệnh nhân bất động thì làm gì: đặt đúng tư thế, tập co cơ tĩnh…
* trong bán trật khớp vai trong tai biến mạch máu não cần vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc vận động quá tầm.
A. đúng
B. sai
A
* bệnh nhân tai biến mạch máu não bán trật khớp vai:
a. vận động nhẹ nhàng
b. đeo đai vai cố định cả ngày trừ lúc ngủ
c. xoa bóp nhẹ nhàng
d. tất cả
d
* bệnh nhân bán trật khớp vai cần đeo đai vai cả ngày trừ lúc ngủ.
A. đúng
B. sai
A
* bệnh nhân chỉ bị co cứng (co rút) khi nằm bất động lâu năm.
A. đúng
B. sai
B
* teo cơ cứng khớp chỉ xảy ra khi bất động khớp vài tháng.
A. đúng
B. sai
B
* nguyên nhân tử vong hàng đầu của tai biến mạch máu não là: nhiễm trùng hô hấp
* dụng cụ phục hồi chức năng không dùng cho bệnh nhân tai biến: dụng cụ thay thế
* bệnh do viêm khớp và cứng khớp:
a. hội chứng cổ vai tay
b. thoái hóa cột sống
c. viêm khớp dạng thấp
d. viêm cột sống dính khớp
s s d d
* viêm cột sống dính khớp thường gặp ở nam trong độ tuổi 17-30 tuổi.
A. đúng
B. sai
A
* đâu không phải nói ngọng sinh lý:
a. ngọng phát triển
b. ngọng vùng miền
c. ngọng do thói quen
d. ngọng do tổn thương trên não
d
* nguyên nhân ngọng chức năng là, ngoại trừ:
a. ngọng địa phương
b. ngọng do chậm phát triển trí tuệ
c. ngọng phát triển
d. ngọng thói quen
b
* đặc điểm đau trong hội chứng cổ vai tay: đau cơ học, lan theo đường đi của rễ thần kinh.
* hội chứng cổ - vai - cánh tay gặp trong bệnh nào:
a. lao cột sống
b. u cột sống
c. trượt đốt sống
d. thoát vị đĩa đệm
d
* 5 loại cơ:
+ cơ chủ vận: là cơ mà khi co chủ yếu tạo nên cử động của chi thể hay phần thân thể
+ cơ đối kháng: là cơ hoạt động đối kháng lại cơ chủ vận
+ cơ đồng vận: là cơ giúp cho cơ chủ vận giảm tối thiểu các cử động không cần thiết
+ cơ cố định: là cơ giữ vững chi thể để cơ chủ vận thực hiện các động tác
+ cơ trung gian: không tham gia vào các hoạt động trên
* bài tập nào không gây sức ép lên khung chậu:
a. 2 thanh song song
b. đi bằng nạng
c. dùng giường nệm
d. cả 3
c
* phương pháp nào là tập thăng bằng:
a. đi bằng thanh song song
b. nạng
c. ngồi đệm
d. cả 3
d
* bệnh nhân phong tổn thương thần kinh dẫn đến teo xơ co rút là khiếm khuyết vận động.
A. đúng
B. sai
A
* bệnh phong gây giảm vận động:
A. đúng
B. sai
A
* phục hồi chức năng là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe và có khả năng độc lập.
A. đúng
B. sai
A
* phục hồi chức năng là phương pháp mà người khuyết tật có thể tự độc lập và chữa bệnh.
A. đúng
B. sai
A
* nhiệm vụ của phục hồi chức năng là phục hồi chức năng về bình thường.
A. đúng
B. sai
B
* cơ đối kháng là cơ tạo ra vận động chi thể.
A. đúng
B. sai
B
* tàn tật là:
a. do giảm khả năng
b. ảnh hưởng đến sinh hoạt
c. hạn chế bệnh nhân tham gia hoạt động xã hội
d. cả 3 ý trên
d
* tàn tật là:
a. do giảm chức năng
b. cản trở người đó tham gia vào hoạt động xã hội
c. phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác
d. tất cả các ý trên
d
* tàn tật về tâm thần tâm lý gồm: chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tâm thần phân liệt.
A. đúng
B. sai
A
* tàn tật thể chất: cơ quan vận động, cảm giác, nội tạng.
A. đúng
B. sai
A
* mối quan hệ phân loại theo Dajani là: 4 mối quan hệ
Các mức độ trong quan hệ giữa con người (theo Dajani):
Dajani chia thái độ của xã hội đói với người khuyết tật thành 4 mức độ:
- Mức độ 1: Thái độ áp bức đè nén: ở mức độ này thái độ của cộng động coi người tàn tật như đồ vật, như kẻ thừa, kẻ vô ích, ăn bám trong xã hội, mọi người tỏ thái độ miệt thị đối với họ và sử dụng người tàn tật như đồ vật.
- Mức độ 2: Thái độ Thành kiến: thái độ này tuy không tỏ ra miệt thị khinh rẻ người khuyết tật nhưng coi người tàn tật là đối tượng thấp kém, nên họ làm gì cũng phải kiểm soát theo dõi.
- Mức độ 3: Thái độ Chấp nhận: chấp nhận sự tồn tại của người khuyết tật và coi họ như mình nhưng vẫn còn giữ khoảng cách vì vậy lúc nào thích thì giúp.
- Mức độ 4: Thái độ bình đẳng: là mức độ cao nhất khi xã hội đã đạt đến sự phát triển cao, coi người khuyết tật cũng như người bình thường đều bình đẳng trong mọi lĩnh vực, do đó mọi người luôn tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật
* tháp nhu cầu của Maslow có: 5 nhu cầu
Maslow chia nhu cầu cơ bản của con người thành 5 mức độ, từ thấp lên cao gồm:
- Mức độ 1: nhu cầu sinh lý sống còn: là nhu cầu tối thiểu để đảm bảo sự sống, bao gồm thức ăn, nước uống, không khí, ngủ, nghỉ...
- Mức độ 2: nhu cầu về an toàn: nhu cầu thiết yếu để che chở như quần áo, nhà ở.
- Mức độ 3: nhu cầu về xã hội: là nhu cầu được trở thành một thành viên của cộng đồng, được yêu thương, đùm bọc, có tình cảm.
- Mức độ 4: nhu cầu được tôn trọng quan tâm của xã hội: tự trọng và được người khác tôn trọng.
- Mức độ 5: sự nhận thức được khả năng của mình để đóng góp cho xã hội như hoạt động thể thao, việc làm, lao động tạo ra sản phẩm...
* nhiệm vụ của ban điều hành phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
a. phát hiện và phân loại người khuyết tật
b. trực tiếp đào tạo kỹ năng cho nhân viên phục hồi chức năng
c. chia nhóm và chỉ định biện pháp
d. điều hành chung hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
d
* kỹ thuật làm mạnh cơ trừ:
a. chủ động
b. tập theo tầm vận động khớp
c. kéo giãn
d. cả 3
c
* tầm vận động chủ động là:
a. tầm vận động hoàn toàn do nội lực
b. tầm vận động không hoàn toàn có sự tham gia của ngoại lực
c. tầm vận động dựa vào sự co cơ của cơ chủ vận
c
* co cơ đồng tâm là lực co nhỏ hơn lực đề kháng và 2 đầu dịch chuyển lại gần nhau.
A. đúng
B. sai
B
* co cơ đồng tâm là hình thức co cơ mà cơ lực co không thắng được trở kháng của cơ nhưng có tác dụng kéo 2 đầu bó cơ gần nhau.
A. đúng
B. sai
B
co cơ đồng tâm là khi lực cơ mạnh hơn sức đề kháng cử động làm cho 2 đầu nguyên ủy, bám tận lại gần nhau.
* nguyên tắc 3T: là nguyên tắc giúp người khuyết tật hiểu được nhiều hơn và giao tiếp dễ dàng hơn. 3T gồm:
(1) Theo ý thích của trẻ:
- Cần chờ đợi, quan sát lắng nghe xem trẻ thích gì, quan tâm đến điều gì.
- Chờ đợi trẻ chủ động giao tiếp.
(2) Thích ứng với trẻ: Thay đổi cách giao tiếp cho phù hợp với trẻ:
- Mặt ngang mặt để trẻ nhìn nét mặt, ánh mắt, miệng người nói và hiểu nói gì.
- Nói chậm, đơn giản, câu ngắn, kết hợp cử chỉ điệu bộ để trẻ dễ hiểu.
- Giao tiếp có lần lượt, không tranh lượt của trẻ.
(3) Thêm thông tin, từ mới:
- Gọi tên vật, sự việc đang diễn ra.
- Tưởng tượng và nói về các việc đã đang và sẽ xảy ra.
- Nhắc đi nhắc lại, thường xuyên nhận xét.
* nguyên tắc 3T là: người xung quanh cần thay đổi cách giao tiếp của mình để người tàn tật có thể hiểu và học ngôn ngữ dễ hơn.
* phương pháp thêm từ mới trong 3T thì cái nào là không đúng: thêm càng nhiều từ càng tốt
* thích ứng với trẻ có nghĩa là, ngoại trừ: nói nhiều thông tin với trẻ
* phương pháp can thiệp theo ý thích của trẻ là, ngoại trừ:
a. chờ đợi trẻ
b. chú ý xem trẻ thích gì
c. đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ theo giờ
c
* điều nào không đúng về nói lắp:
a. tổn thương cơ quan phát âm
b. điều trị kết hợp với tâm lý
c. là nói không lưu loát, khó diễn đạt
d. tất cả các ý trên
a
* tác dụng của dụng cụ thay thế: thay thế một phần cơ thể do thẩm mỹ hoặc chức năng.
* khái niệm tầm vận động: là giới hạn cử động của một khớp trong một mặt phẳng nhất định.
* nghiệm pháp Schober là: xác định độ giãn thắt lưng
* nhược điểm của thử cơ bằng tay:
- dùng được ngay cả khi bệnh nhân không hợp tác
A. Đúng
B. Sai
B
- khi co cứng vẫn chính xác:
A. Đúng
B. Sai
B
* thử cơ bằng tay giúp:
a. đánh giá được sự kiểm soát của cơ thể.
b. khách quan đánh giá sức mạnh của cơ hoặc một nhóm cơ hoạt động.
c. đánh giá khả năng kiểm soát thần kinh.
b
* vị trí người thử cơ: vị trí thuận lợi tiến hành động tác và quan sát được bệnh nhân.
* nguyên nhân thường gặp nhất của đau thần kinh tọa: thoát vị đĩa đệm
* hội chứng đau liên quan đến bệnh lý ở hệ cơ xương khớp:
a. vẹo cổ cấp tính
b. hội chứng cổ vai tay
c. đau lưng cấp tính
d. thoái hóa cột sống
a, b, c
Các hội chứng đau liên quan đến bệnh lý ở hệ CXK: Vẹo cổ cấp, hội chứng cổ vai tay, đau thắt lưng cấp, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm…
* hội chứng đau trong bệnh lý cơ xương khớp:
a. gây hạn chế vận động do đau.
b. thường biểu hiện là đau cấp tính.
c. gây căng cứng và co rút cơ.
a, c
* đặc điểm đau bệnh cơ xương khớp: hay gặp, có co cứng, co rút, hạn chế vận động do đau, không cứng khớp dính khớp.
* bệnh lý do thoái hóa gồm:
a. đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng.
b. thoái hóa khớp háng
c. viêm khớp dạng thấp
d. trật khớp háng bẩm sinh
a, b
* sức khỏe là của riêng mỗi cá nhân nhưng là tài sản chung của cộng đồng.
A. đúng
B. sai
A
* tuổi hay gặp đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm là:
a. trẻ em
b. người già
c. người 30-50 tuổi
d. trên 50 tuổi
c
* vị trí thường gặp của thoái hóa khớp:
a. thắt lưng
b. gối
c. háng
d. cả 3 đáp án trên
d (thắt lưng gặp nhiều nhất)
* thứ tự hay gặp của thoái hóa khớp: thắt lưng > gối > háng
* x quang thoái hóa khớp không có đặc điểm:
a. hẹp khe khớp
b. đăc xương dưới sụn
c. gai xương
d. hủy xương dưới sụn
d
* bài tập tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp là bài tập theo tầm vận động.
A. đúng
B. sai
A
* phục hồi chức năng của khớp chia thành 3 giai đoạn:
- cấp: 3 ngày đầu
- bán cấp: 4-21 ngày
- mạn tính: sau 21 ngày
* chấn thương giai đoạn mạn tính: kéo giãn, tập mạnh cơ
* biện pháp khắc phục trong thể co cứng không có: cố định gốc chi
* phát hiện trẻ khuyết tật càng sớm càng tốt.
A. đúng
B. sai
A
* sàng lọc khuyết tật là: sàng lọc từng địa phương 1 lần/năm
* độ tuổi sàng lọc khuyết tật:
a. 0-16 tuổi
b. 0-3 tuổi
c. 0-6 tuổi
d. 12 tháng đầu
c
* số trẻ khuyết tật được sàng lọc so với được khai báo:
A. tăng
B. giảm
C. bằng
D. lúc tăng lúc giảm
A
* kết quả sàng lọc phát hiện sớm trẻ khuyết tật: gồm những trẻ khuyết tật và nghi ngờ bị khuyết tật.
* sau sàng lọc thì phát hiện được:
a. trẻ khuyết tật và nghi ngờ khuyết tật
b. trẻ khuyết tật và bình thường
c. trẻ nghi ngờ khuyết tật và bình thường
a
* kết quả phát hiện sớm trẻ khuyết tật: nhiều hơn so với điều tra khuyết tật.
* công tác sàng lọc phát hiện sớm trẻ khuyết tật là:
a. giáo viên
b. gia đình
c. cán bộ
d. tất cả
d
* vai trò phục hồi chức năng cấp cơ sở: phát hiện trẻ khuyết tật và tư vấn trong địa phương.
* ưu điểm của hình thức phục hồi chức năng tại trung tâm:
a. cán bộ có chuyên môn
b. cán bộ được đào tạo
c. đáp ứng nhu cầu xã hội
d. giá cả hợp lý
a
* ưu điểm phục hồi chức năng tại cộng đồng:
a. giá thành rẻ
b. đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân
c. số lượng bệnh nhân phục hồi nhiều
d. tất cả
d
* phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có nhiệm vụ chủ yếu là:
a. phát hiện người khuyết tật
b. giáo dục học tập và làm việc
c. giúp bệnh nhân giao tiếp, ngôn ngữ, sinh hoạt hằng ngày
d. cả 3 ý trên
d
* phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
a. phục hồi chức năng vận động cảm giác
b. chức năng sinh hoạt tại nhà
c. phát hiện người khuyết tật
d. cả 3 ý trên
d
* phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có vai trò:
a. chi phí phù hợp
b. áp dụng được rộng rãi
c. phù hợp bệnh nhân
d. cả 3
d
* tác dụng sinh học của vận động trị liệu là: tăng cung lượng tim, tăng cung cấp máu cho hệ thống mao mạch, tăng đào thải chất cặn bã và chuyển hóa vật chất thành CO2 và nước.
* tác dụng sinh học của co cơ lên hệ cơ xương khớp của vận động co cơ: phòng teo cơ, cứng khớp
* các hình thức vận động trị liệu:
a. vận động chủ động, thụ động, có kháng trở
b. vận động theo tầm vận động, kháng trở và kéo giãn
c. vận động chủ động, thụ động, chủ động có trợ giúp
b
* các loại vận động trị liệu là theo tầm vận động, đối kháng, kéo giãn.
A. đúng
B. sai
A
* vai trò của nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu và cán bộ phục hồi chức năng cộng đồng là: phát hiện sớm khuyết tật, phân loại, tìm nhu cầu phục hồi chức năng đối với từng khuyết tật trong phạm vi trách nhiệm.
* cử động dạng - khép là như thế nào: Ra xa và lại gần vị trí zero
* mặt phẳng nằm ngang là: song song với mặt đất, chia cơ thể thành 2 phần trên - dưới
* mặt phẳng đứng dọc là: đi từ trước ra sau, chia cơ thể thành 2 phần trái - phải
* ngôn ngữ trị liệu là gì: giải quyết khó khăn trong giao tiếp
* người có khó khăn trong giao tiếp, ngoại trừ:
a. người ít nói
b. người nghe kém
c. người không hiểu
d. người nói không rõ ràng
a
* điếc nặng là ngưỡng nghe: 70-90 Duhring-Brocq
Từ 20-40 dB: điếc nhẹ
Từ 40-70 dB: điếc vừa
Từ 70-90 dB: điếc nặng
Từ 90-120 dB: điếc sâu
Trên 120 dB: điếc đặc
* phương pháp cận lâm sàng đáng tin cậy được lựa chọn hiện nay để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là: CT/ MRI cột sống thắt lưng
* chấn thương mô mềm giai đoạn bán cấp:
- xoa bóp vùng chấn thương
- tập thụ động theo tầm vận động khớp
- tập chủ động có trợ giúp
- tập chủ động với lực kháng trở nhẹ và tăng dần
* bệnh nhân giai đoạn bán cấp cần phải làm gì:
a. thả lỏng và dần dần tập nhẹ nhàng hết tầm vận động
b. tập dụng cụ để tăng sức mạnh cơ
a
* kiểm soát đau, sưng nề giai đoạn bán cấp: bảo vệ mô đang lành bằng nẹp, tăng dần thời gian để chi vận động tự do.
* tăng dần vận động cơ mô mềm giai đoạn bán cấp: từ vận động thụ động đến chủ động…
* cứng khớp là:
a. hạn chế tầm vận động thụ động
b. hạn chế tầm vận động chủ động
c. bệnh nhân không cử động được
d. bệnh nhân không vận động được hết tầm vận động khớp
a
* lâm sàng hội chứng cổ vai cánh tay:
a. đau vùng cổ gáy lan xuống vai, cánh tay, bàn tay và các ngón tay
b. đau vùng cổ lan lên mặt
a
* đau thần kinh hông to là đau kiểu:
a. đau vùng thắt lưng lan xuống đùi, mặt sau cẳng chân, bàn chân
b. đau thắt lưng lan lên…
a
* nguyên nhân thường gặp của hội chứng cổ - vai - cánh tay: thoái hóa đốt sống cổ
* bài tập nào có tác dụng tăng sức mạnh cơ: tập chủ động trợ giúp, chủ động, tập kháng trở.
* phân độ cơ lực:
0/5: không có sự co cơ
1/5: có sự co cơ nhưng không phát sinh động tác
2/5: có phát sinh động tác trên mặt phẳng không có sức can
3/5: vận động được tay chân trên mặt phẳng không có sức cản
4/5: vận động được tay chân trên mặt phẳng có sức cản ngược chiều
* cơ lực 1/5 là: có sự co cơ nhưng không hình thành động tác
* cơ lực 5/5 là: hết tầm, thắng trọng lực chi thể, sức cản tối đa
* thử cơ bậc II: cử động hết tầm vận động, không thắng được trọng lực
* cơ lực bậc 0, 1 thì tập: thụ động
* tập chủ động có trợ giúp dành cho cơ lực bậc 0-1.
A. đúng
B. sai
B (cơ lực bậc 2/5)
* tập có kháng trở dành cho cơ lực bậc mấy: 4-5
* thử cơ lực bằng tay nhằm mục đích:
- làm cơ sở cho việc tái rèn luyện cơ và lượng giá sự tiến triển trong luyện tập cơ
- dùng để chẩn đoán tình trạng cơ, thần kinh
- làm cơ sở cho việc chỉ định vật lý trị liệu, nẹp chỉnh hình, chân tay giả, cũng như phẫu thuật chỉnh hình.
* đo cơ lực:
- cần loại bỏ các cơ mà tạo nhóm cử động thay thế cơ cần xác định cơ lực
- cần loại bỏ các cơ co cứng, co rút vì tăng trương lực cơ
* loãng xương: người bệnh bó bột, lâu không vận động
* co rút: ức chế co cứng không đỡ
* cử động gập duỗi: ngược chiều, hướng về zero
* tập mạnh cơ giai đoạn mạn tính chấn thương mô mềm làm như thế nào:
a. hạn chế tập vận động
b. đẳng trương
c. tập vận động bình thường
d. kháng trở
d
* tổn thương ngôn ngữ thực thể ở não, trừ:
a. mất chức năng vận động phát âm
b. mất điều hòa nhịp thở và phát âm
c. sử dụng loa ipad và phương tiện trợ giúp
c
* vai trò của tập vận động giúp:
a. phát hiện tổn thương co cứng, co rút cơ
b. cải thiện tình trạng co cứng co rút
c. phát hiện…
d. cả 3
b
* phục hồi chức năng trong giai đoạn hòa nhập xã hội:
a. tránh thương tật thứ phát
b. đảm bảo dấu hiệu sinh tồn
c. gia đình cùng phục hồi chức năng
a, c
* tập vận động chủ động có trợ giúp nhằm:
a. tăng sức mạnh cơ, mẫu cử động điều hợp
b. tăng sức mạnh cơ, mẫu cử động gấp duỗi
a
* người sàng lọc ban đầu cho trẻ tự kỷ (hay trẻ bại não):
a. cô giáo
b. gia đình
c. bác sĩ phục hồi chức năng
d. tất cả
d
* 5 thể bại não: co cứng, múa vờn, mềm nhẽo, phối hợp, thất điều
* hướng dẫn tự phục vụ cho trẻ bại não không bao gồm:
a. đi lại thăng bằng
b. thay quần áo
c. cầm bát đũa
d. đi vệ sinh
a
* phục hồi chức năng cho trẻ bại não: giáo dục hòa nhập + phục hồi chức năng
* dấu hiệu sớm của trẻ bại não: chậm phát triển vận động hơn bình thường
* dấu hiệu sớm và đặc hiệu phát hiện trẻ bại não:
a. mắt nhắm nghiền
b. xuất hiện cơn động kinh
c. chậm phát triển tâm thần vận động so với trẻ cùng tuổi
d. chậm phát triển trí tuệ
c
* bại não thể co cứng phát hiện sớm bằng: động kinh
* thể nào trong bại não có trương lực cơ lúc tăng lúc giảm:
a. thể co cứng
b. thể múa vờn
c. thể thất điều
d. thể nhẽo
b
* thể bại não trương lực cơ giảm nặng: thất điều
* phục hồi chức năng trẻ bại não để bò được cần thiết:
A. ngồi vững
B. tạo thuận bò 4 điểm
C. phải lẫy trước
C
* những yếu tố trước sinh có nguy cơ cao gây bại não trừ:
a. mang thai lần đầu
b. nhiễm virus
c. không theo dõi thai định kỳ
d. suy dinh dưỡng bào thai
a
* nguyên nhân đúng nhất gây ra bại não trước sinh:
a. thiếu theo dõi trong chuyển dạ
b. trẻ đẻ khó, tiền sử sản khoa
c. mẹ thiếu cân
b
* để kiểm soát trương lực cơ cho trẻ bại não cần làm ít nhất một trong các hoạt động sau:
a. lót vải giữa 2 chân trẻ…
b. tập vận động trong tầm vận động
b
kiểm soát (giảm) trương lực cơ:
- tư thế đúng
- kỹ thuật ức chế co cứng
- rung lắc khi vận động thụ động
- tập thụ động tầm vận động khớp chậm
* chia nhỏ hoạt động thành chuỗi khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ/ bại não … không gồm hoạt động nào
(!) khi muốn dạy cho trẻ một công việc nào đó, ta cần phân tích hoạt động đó thành một chuỗi các hoạt động nhỏ hơn và dạy trẻ từng hoạt động đó.
* lập kế hoạch hoạt động hàng ngày cho trẻ chậm phát triển trí tuệ/ bại não … không gồm hoạt động nào
(!) Các hoạt động hàng ngày của trẻ phải được tiến hành theo đúng một lịch biểu. Điều này giúp trẻ dễ nhớ và dễ chấp nhận hơn những hoạt động khác nhau. Sự lặp đi lặp lại này giúp trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ, dễ dàng tham gia vào các hoạt động gia đình khác. Cũng nên giúp trẻ thiết lập lịch hoạt động hàng tuần, lịch mùa, lịch tháng hoặc lịch biểu các hoạt động trong năm...
* ở bệnh nhân bại não thì không làm: kéo giãn cơ
* bệnh nhân bại não thể nào mà 2 chân có dạng cái kéo: thể co cứng
* IQ 50-70 => chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ
- không cần trợ giúp thường xuyên
- có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- có khả năng tự chăm sóc và làm các việc đơn giản
- có thể đi học
* IQ 35-49 => chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình
- cần trợ giúp thường xuyên ở các mức độ khác nhau
- có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng nghèo nàn không rõ nghĩa
- có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản nếu huấn luyện từ nhỏ
- có thể đi học song gặp nhiều khó khăn
* IQ 20-34 => chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng
- cần sự trợ giúp thường xuyên hằng ngày một cách tích cực
- không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản
- không thể đi học
* IQ < 20 => chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng
- cần sự trợ giúp thường xuyên ở mức độ cao nhất
- không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản
- không thể đi học
* IQ 50-70 (nhẹ): hòa nhập được, khó khăn về học vấn, chỉ học tới lớp 6-7, lớn lên có khả năng học nghề và sống độc lập.
* IQ 35-49 (vừa): huấn luyện được, có thể học kỹ năng giao tiếp từ thời niên thiếu, lớn lên tự chăm sóc bản thân, chỉ đạt đến lớp 2, có khả năng học nghề nhưng cần hỗ trợ tương đối.
* IQ 20-34 (nặng): ít kỹ năng giao tiếp từ thời niên thiếu, trẻ chỉ quen với các chữ cái và học đếm.
* IQ < 20 (rất nặng): cần sự trợ giúp thường xuyên, môi trường sống được sắp xếp chặt chẽ.
* trẻ chậm phát triển trí tuệ IQ 60: Hòa nhập được, giáo dục được, tự chăm sóc, làm những việc đơn giản ít cần trợ giúp.
* IQ 25 thuộc loại chậm phát triển trí tuệ nào:
a. nhẹ
b. nặng
c. trung bình
d. rất nặng
b
* trẻ chậm phát triển trí tuệ có IQ 25 thì cần: phục hồi chức năng tại trung tâm kết hợp giáo dục đặc biệt.
* phục hồi chức năng IQ 40 cần làm gì: Huấn luyện được, học hết lớp 2, tự chăm sóc và làm một số công việc theo hướng dẫn, trợ giúp tương đối.
* IQ 40 thì:
a. chỉ cần phục hồi chức năng
b. phục hồi chức năng + giáo dục hòa nhập
c. chỉ cần giáo dục hòa nhập
b
* tiêu chuẩn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ:
a. IQ < 70
b. IQ < 70, thiếu hơn 2 kỹ năng thích ứng, bị từ lúc sinh
c. chậm phát triển trí tuệ, vận động so với trẻ bình thường
d. chậm nói, chậm tư duy, IQ > 70
b
giảm ít nhất 2 kỹ năng thích ứng, IQ < 70, xảy ra trước 18 tuổi.
* bài tập nào không dùng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ:
a. phục hồi chức năng
b. vận động tinh, thô
c. tâm lý liệu pháp
d. tập nhận thức
c
* phục hồi chức năng cho bệnh nhân chậm phát triểm trí tuệ giai đoạn sớm là kết hợp phục hồi chức năng cho trẻ đến trường.
A. đúng
B. sai
A
* trẻ tự kỷ có các hội chứng phân loại sau, trừ:
a. hội chứng Asperger
b. hội chứng Rett
c. đứt gãy nhiễm sắc thể
d. hội chứng rối loạn thoái hóa thuộc thời thơ ấu
c
Hội Chứng Tự Kỷ, còn mang tên là Tự Kỷ Cầu Vồng (Spectrum autism), trong DMS-4, bao gồm 5 thể loại « Rối Lọan Phát Triển » khác nhau :
• Rối loạn Tự Kỷ đặc hiệu và chính qui (Autistic Disorder),
• Rối loạn Asperger, còn được sgọi là Tự Kỷ với trí thông minh trên trung bình (Asperger’s Disorder),
• Rối loạn Rett (Rett’s Disorder),
• Rối loạn thoái hóa thuộc thời thơ ấu (Childhood Disentegrative Disorder, CDD),
• Rối loạn phát triển lan tỏa: Không đặc hiệu (Pervasive Developmental Disorder: Not otherwise Specified, PDD:NOS).
* cái nào không thuộc khiếm khuyết chất lượng giao tiếp ở trẻ tự kỷ:
a. thiếu kỹ năng đa dạng, giả vờ
b. sử dụng ngôn từ trùng lặp
c. chậm nói so với tuổi
d. cử động lặp lại chân tay, rập khuôn
d
* can thiệp phục hồi chức năng trẻ tự kỷ có:
- Thuốc.
- Ngôn ngữ trị liệu.
- Vận động trị liệu
- Hoạt động trị liệu.
- Cải thiện kỹ năng xã hội.
- Cải thiện kỹ năng vui chơi.
* trẻ tự kỷ không cần: dụng cụ thay thế
* kỹ thuật phục hồi chức năng không sử dụng cho trẻ tự kỷ là:
a. ngôn ngữ trị liệu
b. vận động trị liệu
c. chơi và tâm lý trị liệu
d. nẹp chỉnh hình
d
* trẻ tự kỷ có thể chẩn đoán nhầm với trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ nghe kém.
A. đúng
B. sai
A
* tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỉ theo DSM - IV cần có triệu chứng trên mấy lĩnh vực:
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
c
* DSM - IV về chất lượng quan hệ xã hội không có: sử dụng hành vi có lời
- khó khăn sử dụng hành vi không lời
- Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi
- Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú
- Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm
* theo DSM - IV, khiếm khuyết chất lượng giao tiếp không có: cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn
- Chậm/không phát triên kỹ năng nói so với tuổi:
- Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, dập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị
- Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi:
* DSM - IV về hành vi bất thường gồm:
- Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và tập trung:
- Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức:
- Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn:
- Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật:
* hiện nay hình thức phục hồi chức năng tốt nhất cho trẻ tự kỷ là:
a. phục hồi chức năng tại cộng đồng, giáo dục hòa nhập và can thiệp cá nhân
b. phục hồi chức năng tại trung tâm giáo dục đặc biệt kết hợp tại nhà
b
* Năm dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ mắc tự kỷ như sau:
- Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
- Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay...) khi 12 tháng tuổi.
- Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi.
- Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói).
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào