Trắc Nghiệm Lao HMU

 * câu nào đúng:

a. Bệnh lao là bệnh có thể tự khỏi

b. Bệnh lao có thể điều trị bằng thuốc đông y

c. Thời gian điều trị bệnh lao tương tự như các bệnh nhiễm trùng thông thường khác, 1-2 tuần

d. Thuốc điều trị bệnh lao được cấp miễn phí

e. Thuốc điều trị bệnh lao rất ít tác dụng phụ

f. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lao

d, f


* Bệnh nhân nam 50 tuổi có tiền sử lao phổi đã điều trị cách đây 3 năm không rõ kết quả điều trị tiền sử viêm gan B hiện tại chức năng gan ổn định. Nhận xét nào trong các nhận xét trên là đúng

a. Sử dụng phác đồ điều trị lần đầu

b. Sử dụng phác đồ điều trị lại

c. Không sử dụng các thuốc gây độc tế bào gan

d. Theo dõi đánh giá chức năng gan

e. Bổ xung thêm một số thuốc lao hàng hai để điều trị

b, d


* Bệnh nhân nam 45 tuổi, được chẩn đoán lao phổi mới AFB (+), phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bênh nhân này là

A. Phác đồ I: 2RHZE/4RHE hoặc 2RHZS/4RHE

B. Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

C. Phác đồ III: 2RHZE/10RHE hoặc 2RHZE/10RH

A

+ Sau 1 tháng điều trị bênh nhân xuất hiện nhìn kém, khó phân biệt mầu sắc. Xử trí tình huống này thế nào

a. Tiếp tục dùng thuốc

b. Gửi bệnh nhân đi khám mắt

c. Ngừng tất cả thuốc lao

d. Ngừng thuốc có nguy cơ gây ra hiện tượng trên

b, d


* Cháu bé sau khi được tiêm chủng tại y tế Phường, sau 2 tháng, xuất hiện hạch kích thước 1x1 cm vị trí hố nách trái. Gia đình rất lo lắng, đưa cháu đi khám tại bệnh viện. Chỉ định nào hợp lý nhất trong những chỉ định sau:

A. Chọc hút hạch làm xét nghiệm

B. Bóc hạch làm mô bệnh học

C. Điều trị kháng sinh toàn thân thông thường

D. Điều trị lao sớm

E. Theo dõi tiếp

E


* Vi khuẩn lao có 2 chu kì gây bệnh.

A. đúng

B. sai

A

(Theo Ranke là chu kỳ 3 giai đoạn, ngày nay là chu kỳ 2 giai đoạn)


* Đặc điểm lâm sàng chỉ điểm cho bệnh nhân HIV không có:

a. Đau ngực

b. Ho dai dẳng

c. Sốt

d. Ra mồ hôi

a

4 dấu hiệu chỉ điểm gồm: ho, sốt, sút cân, ra mồ hôi đêm trên 2 tuần.


* Phác đồ điều trị lao có nhiễm HIV: giống ở bệnh nhân lao không có HIV, điều trị kết hợp sớm ARV.


* [cho hình ảnh XQ] đây là lao giai đoạn mấy.

Lao thâm nhiễm không có hang (1a), có hang (1b)

Lao nốt không có hang (2a), có hang (2b)

Lao kê (3a)

Lao xơ không có hang (4a), có hang (4b)


* Mục tiêu 2020 tỉ lệ lao giảm xuống dưới bao nhiêu: 131/100k


* Tỉ lệ nhiễm lao trên thế giới: 1/3


* Theo chuẩn thì xét nghiệm AFB đờm dương tính ít nhất mấy mẫu: 1


* Chẩn đoán bệnh lao khi:

A. 2 mẫu AFB dương tính + triệu chứng lâm sàng

B. 2 mẫu dương tính + X quang

C. 2 mẫu dương tính + cấy dương tính

D. 1 mẫu dương tính + triệu chứng lâm sàng

A


* Đặc điểm bệnh lao:

A. 45 độ C bị bất hoạt

B. 100 độ C tồn tại 10p

C. Cồn 90 độ tồn tại 3p

D. Tự nhiên tồn tại 3-4 tháng

E. Ánh sáng mặt trời bị giết trong 2h

B, C, D

A => 42 oC

E => 1.5h


* Vi khuẩn lao là vi khuẩn: hiếu khí


* Đặc điểm của bệnh lao:

A. là bệnh truyền nhiễm

B. là bệnh xã hội

C. là bệnh có 2 giai đoạn

D. có thể chữa khỏi hoàn toàn không để lại di chứng

A, B, C, D


* Vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc.

A. Đúng

B. Sai

A


* rifampicin đột biến gen: rpo


* Bệnh lao gây bệnh là loại lao gì: lao người


* Dùng phản ứng gì để phân biệt lao người và lao bò: Niacin


* Lao kê ở việt nam:

A. hay gặp

B. biểu hiện cấp tính, diễn biến nặng, dễ tử vong

C. hình ảnh tổn thương là nốt đều 2 phế trường và các tạng

A, B


* Yếu tố nào dễ mắc lao:

A. Đái tháo đường

B. bệnh bụi phổi

C. suy dinh dưỡng

D. HIV

A, B, C, D


* HIV xâm nhập vào cơ thể phá hủy tổ chức giải phóng ra gì:

A. IL4

B. IL6

C. TNF alpha

D. TNF beta

C?


* Ho máu ở Việt Nam nguyên nhân nào gặp nhiều nhất:

A. lao

B. giãn phế quản

C. ung thư phổi

A


* Tiêm vaccin cho trẻ khi nào:

A. trẻ đang bị lao

B. trẻ chưa bị nhiễm lao

C. trẻ HIV

B


* Lao sơ nhiễm có mấy thể lâm sàng:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

E. 6

A?


* Phân loại lao theo tuổi có mấy loại: 2 (trẻ em và người già)


* Dựa vào tiền sử sử dụng thuốc lao phân làm các loại:

- lao phổi mới

- lao phổi điều trị thất bại

- bệnh nhân điều trị lại sau thời gian bỏ điều trị

- Lao phổi tái phát

- Lao phổi mạn tính


* Đặc điểm hang lao: mờ tròn khép kín.


* Đặc điểm lao người già:

A. thường chủ yếu từ các tổn thương cũ

B. phát hiện bệnh muộn

C. khả năng dung nạp thuốc lao kém

D. phát hiện sớm

A, B, C


* Chọc dịch màng phổi thường không có:

A. hồng cầu

B. Bạch cầu trung tính

C. bạch cầu lympho

D. bạch cầu ái toan

D


* Đặc điểm lâm sàng tràn dịch màng phổi:

A. đau ngực

B. khó thở vào

C. rì rào phế nang giảm

D. Tất cả các ý trên

D


* Đặc điểm diễn biến lao màng não:

A. Cấp tính

B. Mạn tính

C. Xuất hiện sớm

D. Xuất hiện muộn

A, C


* BN 12 tuổi đã điều trị lao kết thúc được 2 tháng. Tự nhiên tri giác giảm, co giật, ăn thì bị nôn:

+ BN này nghĩ đến bị gì. Chọn 2 đáp án

A. Lao màng não tái phát

B. Động kinh

C. Hạ đường huyết

D. Rối loạn điện giải

A, B

+ Cần làm gì cho BN này. chọn nhiều đáp án

A. Chụp CT

B. Chụp MRI

C. Làm điện não

D. Xét nghiệm đường huyết

E. Chọc dịch não tủy

C, E, D


* BN hôn mê là giai đoạn mấy trong viêm màng não: 3


* Đặc điểm lao màng não ở Việt Nam:

A. Người lớn nhiều hơn trẻ em

B. không có các yếu tố thống kê được

?


* Lao màng não chủ yếu do vi khuẩn nào gây ra: Lao người


* Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi: chọn nhiều đáp án

A. suy tim

B. suy thận

C. tràn dịch màng ngoài tim

D. tắc tĩnh mạch chủ trên

A, B


* Tràn dịch màng phổi do lao diễn biến như thế nào:

A. cấp

B. mạn

C. từ từ

C


* Lao màng bụng giai đoạn hoại tử bã đậu:

A. có cổ trướng

B. dấu hiệu bàn cờ đam

C. đám cứng thừng phúc mạc

B


* Biến chứng hay gặp của lao màng bụng:

A. vỡ ổ lao

B. tắc ruột do dây xơ

C. áp xe

B


* Điều trị ngoại khoa sớm lao hạch khi nhũn hóa nhằm: tránh bị vỡ


* Đặc điểm hạch trong lao: sưng to, không đau, không nóng đỏ


* Tiến triển của lao hạch: nếu điều trị đúng khỏi lao sẽ nhỏ dần và khỏi


* Điều trị lao xương khớp có đặc điểm:

A. dùng phác đồ lao

B. kháng sinh mạnh

C. phẫu thuật thì cắt bỏ đầu xương

A, C


* Lao cột sống chiếm bao nhiêu phần trăm trong lao xương khớp:

A. 50-60

B. 60-70

C. 40-50

D. 70-80

B


* Ca lâm sàng: BN đang điều trị lao có gù nhẹ. Trượt lồi D4 ra sau, không bị liệt, thỉnh thoảng tê 2 chân. Hỏi giai đoạn nào: toàn phát

+ BN trên cần làm gì:

A. CHT

B. chọc dịch não tủy

C. chụp XQ

C


* Đặc điểm trên XQ lao cột sống giai đoạn toàn phát:

A. thân đốt sống bị phá hủy nhiều

B. ổ áp xe lạnh

C. đĩa đệm hẹp nhiều

A, B, C


* Lao tiết niệu sinh dục:

A. gặp nam nhiều hơn nữ

B. ít gặp ở trẻ em

C. xuất hiện sau lao sơ nhiễm 5-15 năm

D. điều trị nội khoa là chính

B, C, D


* Lao tiết niệu có triệu chứng thực thể trừ:

A. Đái máu

B. Thận to

C. Rối loạn cơ tròn cổ bàng quang

D. Thăm khám hậu môn sờ thấy các nốt cứng ở niệu đạo

C


* Các thể lâm sàng của lao tiết niệu trừ:

A. mủ thận

B. sỏi hệ tiết niệu

C. suy thận

D. đái ra dưỡng chấp.

D


* Đâu là 1 cấp cứu: Tràn khí màng phổi


* Theo sinh lý thì

A. màng phổi thì hít vào và thở ra đều âm

B. thì hít vào dương, thì thở ra âm

A


* Điều trị bệnh lao không dùng steptomycin cho trẻ em.

A. Đúng

B. Sai

B (có thể dùng S khi lao nặng)


* Dùng steptomycin cho phụ nữ mang thai nhưng phải chia liều làm 2 để giảm độc.

A. Đúng

B. Sai

B


* Những vi khuẩn khu trú ở vách nhưng sâu hơn độ pH kiềm oxi thấp thì dùng thuốc gì: rifampicin và isoniazid


* Thuốc ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn là cơ chế tác dụng của thuốc nào: rifampicin


* phá hủy màng vi khuẩn là cơ chế của thuốc nào: H, E, ethionamid


* Điều trị hiệu quả lao khi nào: phát hiện sớm, điều trị tích cực, đúng phác đồ.


* Điều trị dự phòng cho những người nào.

A. trẻ em < 5 tuổi tiếp xúc với nguồn lây

B. Bệnh nhân bị HIV

C. Bệnh nhân bị AIDS.

A, B


====================

đặc điểm bệnh lao


# Lao là bệnh:

A. Không lây

B. Lây từ người bệnh sang người lành

C. Do cơ thể suy kiệt

D. Do di truyền.

B


# Vi khuẩn lao chủ yếu xâm nhập vào cơ thể gây bệnh bằng:

A. Đường hô hấp

B. Đường tiêu hoá

C. Đường da niêm mạc

D. Đường tiết niệu

A


# Thời gian nguy hiểm của nguồn lây lao là thời gian:

A. Từ vi khuẩn vào cơ thể đến lúc người bệnh có triệu chứng lâm sàng

B. Từ khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng đến khi được phát hiện và điều trị 2-3 tuần.

C. Người bệnh đã điều trị hết giai đoạn tấn công

D. Người bệnh đã điều trị khỏi.

B


# Cơ thể bị nhiễm lao khi:

A. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể làm chuyển phản ứng Mantoux (-) => (+)

B. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể làm chuyển phản ứng Mantoux (-) => (+), kèm có biểu hiện lâm sàng.

C. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể làm chuyển phản ứng Mantoux (-) => (+), kèm có tổn thương Xquang phổi.

D. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể làm chuyển phản ứng Mantoux (-) => (+), kèm có biểu hiện lâm sàng, tổn thương Xquang phổi

A


# Bệnh nào trong các bệnh sau đây dễ bị bệnh lao nhất:

A. Cao huyết áp

B. Có HIV/AIDS

C. Viêm ruột thừa

D. Viêm thận cấp hoặc mạn tính

B


# Phụ nữ ở tuổi sinh đẻ thời gian nào dễ bị bệnh lao nhất:

A. Khi không có thai

B. 3 tháng đầu thời kỳ có thai và sau đẻ

C. 3 tháng cuối thời kỳ có thai

D. Cả giai đoạn 9 tháng mang thai

B


# Trẻ em tiêm BCG vacxin có thể phòng được:

A. Nhiễm lao

B. Lao phổi

C. Lao kê, lao màng não

D. Lao màng phổi

C


# Tuberculin là:

A. Chất chiết suất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao

B. Thành phần cấu tạo vi khuẩn lao

C. Chất Protid

D. Chất Glucid

A


# Phản ứng Mantoux là kỹ thuật:

A. Rạch da

B. Tiêm trong da

C. Tiêm dưới da

D. Tiêm bắp thịt

B


# Thời gian đọc kết quả phản ứng Mantoux:

A. Sau 12 giờ

B. Sau 24 giờ

C. Sau 36 giờ

D. Sau 48 - 72 giờ

D


# Đường kính phản ứng Mantoux ở người có HIV bao nhiêu là dương tính:

A. ≥ 2mm

B. ≥ 5mm

C. ≥ 10mm

D. ≥ 15mm

B


# Phác đồ chữa bệnh lao phổi thất bại, tái phát là:

A. 2SRHZ/6HE

B. 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

C. 2RHZ/4RH

D. 2RHZ/6RH

B


# Khi phản ứng Mantoux (+) chứng tỏ người đó:

A. Đã nhiễm lao

B. Có nguy cơ bị bệnh lao

C. Đã bị bệnh lao

D. Đã được tiêm BCG vaccin

A, D


# Những trẻ em nào sau đây dễ bị bệnh lao:

A. Không tiếp xúc với nguồn lây lao

B. Tiếp xúc với nguồn lây lao

C. Đã tiêm phòng BCG vaccin

D. Còi xương, suy dinh dưỡng

B, D


# Các quốc gia nào sau đây có tỷ lệ bệnh lao cao:

A. Các nước công nghiệp phát triển

B. Các nước đang phát triển

C. Các nước có chiến tranh kéo dài

D. Các nước không có chiến tranh

B, C


# Nguồn gốc vi khuẩn gây bệnh lao ở người lớn:

+ vi khuẩn nội sinh

+ vi khuẩn ngoại sinh

+ cả vi khuẩn nội sinh và ngoại sinh


# Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn:

+ tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài

+ hiếu khí

+ sinh sản chậm

+ có nhiều quần thể khác nhau tại tổn thương


# Phân loại vi khuẩn lao dựa vào:

+ khả năng gây bệnh cho người và động vật

+ dựa vào cấu trúc AND


# Các biện pháp phòng bệnh lao gồm:

+ phát hiện và điều trị dứt điểm nguồn lây

+ tiêm phòng BCG vacxin

+ dự phòng hoá học


# nhiễm lao, HIV (-) => tỷ lệ bệnh lao 10%, HIV (+) => tỷ lệ bệnh lao 30%


====================

lao sơ nhiễm


# Vi khuẩn lao gây bệnh lao sơ nhiễm là:

A. Vi khuẩn lao chim

B. Vi khuẩn lao người

C. Vi khuẩn lao bò

D. Vi khuẩn kháng cồn kháng a xit không điển hình

B


# Lứa tuổi hay mắc bệnh lao sơ nhiễm ở các nước có bệnh lao nặng nề là:

A. 1 đến 5 tuổi

B. 8 đến 12 tuổi

C. 12 đến 15 tuổi

D. 16 đến 25 tuổi

A


# Nguồn lây nguy hiểm nhất để gây lao sơ nhiễm là:

A. Lao phổi AFB âm tính

B. Lao phổi AFB dương tính

C. Lao màng phổi

D. Lao hạch

B


# Phức hợp sơ nhiễm ở phổi bao gồm:

A. Ổ loét sơ nhiễm, mạch máu bị viêm, hạch khí phế quản.

B. Ổ loét sơ nhiễm, mạch máu bị viêm, hạch bẹn

C. Ổ loét sơ nhiễm, đường bạch huyết viêm, hạch khí phế quản.

D. Đám thâm nhiễm, đường bạch huyết viêm, hạch khí phế quản.

C


# Triệu chứng ho của lao sơ nhiễm phổi có tính chất:

A. Dai dẳng

B. Ra máu

C. Ho khan giai đoạn đầu

D. Khạc đờm giai đoạn sau

E. Khạc ra mủ thối

A


# Hai triệu chứng khác của lao sơ nhiễm là:

A. Hồng ban nút và viêm kết mạc cấp tính

B. Hồng ban đa dạng và viêm kết mạc phỏng nước

C. Hồng ban đa dạng và viêm kết mạc cấp tính

D. Hồng ban nút và viêm kết giác mạc phỏng nước

D


# Dấu hiệu hay gặp lao sơ nhiễm ở ruột là:

A. Giống viêm dạ dày

B. Giống viêm ruột thừa

C. Ỉa chảy kéo dài

D. Táo bón

E. Sờ thấy hạch trong ổ bụng

C


# Ở trẻ đã được tiêm BCG vacxin, phản ứng da với tuberculin có ý nghĩa chẩn đoán khi đường kính của cục (nốt sẩn):

A. > 5 mm

B. > 10 mm

C. < 15 mm

D. > 15 mm

D


# Hình ảnh gián tiếp của hạch to trên phim chụp phổi của lao sơ nhiễm là:

A. Trung thất trên rộng

B. Hình tròn

C. Xẹp phổi

D. Hình bầu dục

E. Góc Marfant rộng

A


# Hình ảnh thường gặp hơn cả của lao sơ nhiễm trên phim chụp phổi chuẩn là:

A. Phức hợp sơ nhiễm

B. Viêm rãnh liên thuỳ

C. Hạch khí phế quản

D. Ổ loét sơ nhiễm

E. Đường bạch huyết viêm

C


# Để phát hiện được phức hợp sơ nhiễm ở phổi sớm hơn cần:

A. Chụp phổi thẳng

B. Chụp phổi nghiêng

C. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

D. Chụp phổi chếch

C


# Đối với trẻ lớn bị lao sơ nhiễm (ở) phổi phải tìm vi khuẩn lao (hay AFB) trong:

A. Dịch dạ dày

B. Đờm

C. Nước bọt

D. Máu

B


# Đối với trẻ nhỏ bị lao sơ nhiễm (ở) phổi phải tìm vi khuẩn lao (hay AFB) trong:

A. Dịch dạ dày

B. Đờm

C. Nước bọt

D. Máu

A


# Tìm vi khuẩn lao (AFB) bằng kỹ thuật soi trực tiếp ở lao sơ nhiễm rất khó khăn nên cần sử dụng các phương pháp khác:

A. PCR

B. CRP

C. ELISA

D. MGIT

A


# Soi phế quản có thể xác định được:

A. Ổ loét sơ nhiễm

B. Hang sơ nhiễm

C. Chỗ rò hoặc chèn ép của hạch

D. Đường bạch huyết bị viêm

C


# Soi phế quản có thể:

A. Lấy được dịch phế quản hay chất rò để tìm vi khuẩn lao

B. Sinh thiết ổ loét sơ nhiễm

C. Sinh thiết đường bạch huyết

D. Sinh thiết xuyên thành vào hạch

A


# Lao sơ nhiễm (ở) phổi thường phải phân biệt với:

A. Nhiễm khuẩn huyết

B. Nhiễm khuẩn tiết niệu

C. Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới

D. Nhiễm khuẩn tiêu hoá

C


# Lao sơ nhiễm nếu chỉ chuyển phản ứng da dương tính, không tiêm BCG vacxin, không có dấu hiệu lâm sàng, Xquang; được chỉ định điều trị:

A. Isoniazid với liều 5mg cho 1 kg thể trọng x 3 tháng

B. Isoniazid với liều 5mg cho 1 kg thể trọng x 6 tháng

C. Isoniazid với liều 5mg cho 1 kg thể trọng x 9 tháng

D. Isoniazid với liều 5mg cho 1 kg thể trọng x 12 tháng

D


# Lao sơ nhiễm có đủ dấu hiệu lâm sàng, Xquang, chuyển phản ứng: điều trị theo phác đồ:

A. 2SRHZ/6HE

B. 2RHZ/4RH

C. 2SRHZ/4RH

D. 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

B


# Prednisolon với liều 1mg/ngày cho 1kg thể trọng được chỉ định cho:

A. Bệnh lây từ nguồn lây kháng thuốc

B. Lao hang sơ nhiễm

C. Những thể có hạch to

D. Những bệnh nhân chỉ chuyển phản ứng Mantoux

C


# Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể để gây lao sơ nhiễm bằng đường:

A. Hô hấp

B. Tiêu hoá

C. Tuần hoàn

D. Xương khớp

E. Da và niêm mạc

A, B, E


# Khi hạch lớn chèn ép vào khí phế quản, gây xẹp phổi sẽ có các triệu chứng cơ năng và thực thể sau:

A. Khó thở

B. Nghe (phổi) có ran ẩm

C. Rì rào phế nang tăng

D. Nghe (phổi) có ran rít

A, D


# Triệu chứng của lao sơ nhiễm ở da và niêm mạc là:

A. Thâm nhiễm

B. Loét

C. U nhú

D. Đau

E. Hạch khu vực

A, B, D, E


# Nếu chẩn đoán điều trị không kịp thời lao sơ nhiễm phổi có các biến chứng sau:

A. Xẹp phổi

B. Lao hang sơ nhiễm

C. Viêm phổi

D. Lao kê

A, B, D


# Lao sơ nhiễm bao gồm toàn bộ những biểu hiện về lâm sàng, sinh học và giải phẫu bệnh của một cơ quan trong cơ thể sau lần đầu tiếp xúc với vi khuẩn lao.


# Nêu 5 triệu chứng toàn thân thường gặp của lao sơ nhiễm ở phổi:

+ Sốt nhẹ về chiều

+ Mệt mỏi

+ Chán ăn

+ Sút cân

+ Đổ mồ hôi trộm


# Phản ứng da với tuberculin có giá trị chẩn đoán lao sơ nhiễm khi dương tính ở những đứa trẻ chưa tiêm BCG vacxin. Phát hiện được hiện tượng chuyển phản ứng giá trị chẩn đoán càng cao.


# Có 5 nhóm hạch khí phế quản là:

+ bên phải khí quản

+ bên trái khí quản

+ cạnh phế quản gốc phải

+ cạnh phế quản gốc trái

+ liên phế quản


# Để chẩn đoán xác định lao sơ nhiễm phải dựa vào 6 yếu tố sau:

a. Lâm sàng: các triệu chứng toàn thân, hô hấp, tiêu hoá, da và niêm mạc

b. Phản ứng da với tuberculin: dương tính, chuyển phản ứng

c. Hình ảnh phim phổi: phức hợp sơ nhiễm, hạch

d. Vi khuẩn lao: tìm thấy trong đờm, dịch dạ dày, dịch phế quản

e. Mô bệnh học: nang lao hoặc các thành phần không điển hình

f. Tiền sử: tiếp xúc với nguồn lây, chưa tiêm phòng


# Việc tiêm vacxin BCG cho trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi là biện pháp tốt ngăn chặn mắc lao sơ nhiễm nhất là ở các nước bệnh lao còn nặng nề trong đó có Việt Nam.


====================

lao phổi


# Nguồn lây chính (nguy hiểm) của bệnh lao là:

A. Lao phổi AFB (-)

B. Lao phổi AFB (+)

C. Lao phổi AFB (-), nuôi cấy (+)

D. Lao ngoài phổi

B


# Bệnh lao phổi thường có triệu chứng toàn thân:

A. Không sốt

B. Sốt nhẹ: 37.5 oC

C. Sốt cao 39 oC

D. Hạ nhiệt độ

B


# Triệu chứng cơ năng nào gặp nhiều nhất trong bệnh lao phổi:

A. Ho ra máu

B. Ho khạc đờm (kéo dài)

C. Đau ngực

D. Khó thở

B


# Xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh lao phổi là:

A. Đờm

B. Chụp phổi

C. Máu

D. Phản ứng Mantoux

A


# Kỹ thuật xét nghiệm đờm mà chương trình chống lao quốc gia sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán lao phổi:

A. Nhuộm đờm soi kính trực tiếp

B. Thuần nhất đờm rồi nhuộm soi kính trực tiếp

C. Nuôi cấy vi khuẩn lao

D. Sinh học phân tử (PCR)

A


# Tổn thương cơ bản của lao phổi trên Xquang là:

A. Hình mờ tròn giới hạn rõ

B. Thâm nhiễm, nốt, hang

C. Trung thất rộng

D. Tràn dịch màng phổi

B


# Tổn thương lao trên Xquang phổi được chia thành:

A. 2 mức độ

B. 3 mức độ

C. 4 mức độ

D. 5 mức độ

B


# Trong bệnh lao phổi, trong máu ngoại vi thường tăng số lượng và tỷ lệ bạch cầu:

A. Đa nhân trung tính

B. Lympho (lymphocyte)

C. Đơn nhân (monocyte)

D. Bạch cầu ái toan

B


# Trong bệnh lao phổi, kết quả phản ứng Mantoux thường:

A. Âm tính

B. Dương tính mức độ mạnh

C. Dương tính mức độ nhẹ

D. Dương tính mức độ trung bình

D


# Trong bệnh lao phổi, khi tổn thương ở phổi rộng hay gặp thông khí phổi:

A. Bình thường

B. Rối loạn thông khí hạn chế

C. Rối loạn thông khí tắc nghẽn đường thở lớn

D. Rối loạn thông khí tắc nghẽn đường thở nhỏ

B


# Chẩn đoán xác định lao phổi cần có ít nhất mấy tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+):

A. 1 tiêu bản

B. 2 tiêu bản

C. 3 tiêu bản

D. 4 tiêu bản

A


# Chẩn đoán xác định lao phổi khi:

A. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + xét nghiệm máu (lympho tăng)

B. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + Phản ứng Mantoux dương tính

C. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + Nuôi cấy có vi khuẩn lao mọc

D. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + rối loạn thông khí hạn chế

C


# Chẩn đoán xác định lao phổi khi:

A. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + có triệu chứng lâm sàng

B. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + Xquang phổi có tổn thương nghi lao

C. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + tiếp xúc với nguồn lây lao

D. 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB (+) + chưa tiêm BCG vacxin

B


# Kỹ thuật xét nghiệm đờm được dùng nhiều nhất để phân loại lao phổi có vi khuẩn và không có vi khuẩn là:

A. Nhuộm đờm soi kính trực tiếp

B. Nuôi cấy tìm vi khuẩn

C. Thuần nhất đờm, rồi nhuộm soi kính

D. Phản ứng PCR

A


# Bệnh nhân lao phổi mới là người bệnh:

A. Chưa dùng thuốc lao

B. Đã dùng thuốc lao trong tiền sử

C. Đã điều trị lao khỏi , nay bị bệnh (AFB +)

D. Chưa dùng thuốc lao hoặc mới chỉ dùng thuốc chưa đủ 1 tháng

D


# Bệnh nhân lao phổi điều trị thất bại khi:

A. Còn vi khuẩn lao trong đờm tại thời điểm đã điều trị 2 tháng

B. Còn vi khuẩn lao trong đờm tại thời điểm đã điều trị 4 tháng

C. Bệnh nhân được điều trị, vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm từ tháng thứ 5 trở đi

D. Còn vi khuẩn lao trong đờm tại thời điểm đã điều trị được 1 tháng

C


# Bệnh nhân lao phổi điều trị lại sau bỏ trị khi:

A. Người bệnh không dùng thuốc 1/2 tháng, quay lại điều trị xét nghiệm đờm AFB (+)

B. Người bệnh không dùng thuốc 1 tháng, quay lại điều trị xét nghiệm đờm AFB (+)

C. Người bệnh không dùng thuốc 1,5 tháng, quay lại điều trị xét nghiệm đờm AFB (+)

D. Người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng, quay lại điều trị xét nghiệm đờm AFB (+)

D


# Bệnh lao phổi tái phát được định nghĩa là:

A. Lao phổi mới điều trị được 1 tháng còn AFB trong đờm

B. Lao phổi mới điều trị được 2 tháng còn AFB trong đờm

C. Lao phổi mới điều trị được 4 tháng còn AFB trong đờm

D. Lao phổi mới điều trị đủ thời gian, được kết luận khỏi bệnh, nay bị bệnh trở lại AFB (+) trong đờm

D


# Thể lao phổi nào hiện nay được xếp là thể lao cấp tính:

A. U lao

B. Phế quản phế viêm lao

C. Lao kê

D. Viêm phổi bã đậu

C


# Các biến chứng của bệnh lao phổi ít xảy ra khi:

A. Bệnh không được phát hiện sớm

B. Bệnh được phát hiện sớm, không chữa

C. Bệnh được phát hiện sớm, chữa đúng nguyên tắc

D. Bệnh được phát hiện sớm, chữa không đúng nguyên tắc

C


# Trong các biến chứng của bệnh lao phổi sau đây, biến chứng nào là cấp cứu:

A. Ho ra máu

B. Bội nhiễm

C. Lao nhiều cơ quan

D. Tâm phế mạn

A


# Trong các biến chứng của bệnh lao phổi sau đây, biến chứng nào là cấp cứu:

A. Lao hạch

B. Lao xương khớp

C. Tràn khí màng phổi

D. Bội nhiễm

C


# Điều trị bệnh lao phổi chủ yếu là:

A. Nghỉ ngơi , ăn uống

B. Điều trị nội khoa dùng thuốc lao

C. Phẫu thuật

D. Điều trị đông y

B


# Phác đồ chữa lao phổi mới ở nước ta là:

A. 2SRHZ/6HE

B. 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

C. 2RHZ/4RH

D. 2RHZ/6RH

A


# Thời gian tối thiểu điều trị bệnh lao phổi kháng đa thuốc giai đoạn củng cố là:

A. 9 tháng

B. 12 tháng

C. 18 tháng

D. 24 tháng

A


# câu nào đúng:

A. Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất

B. Lao ngoài phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất

C. Lao phổi phát hiện sớm, điều trị kết quả tốt

D. Lao phổi phát hiện muộn, điều trị kết quả tốt

A, C


# Để chẩn đoán lao phổi cần phải:

A. Xét nghiệm 3 tiêu bản ở 1 mẫu đờm

B. Xét nghiệm 3 tiêu bản ở 3 mẫu đờm khác nhau

C. Lấy 3 mẫu đờm của bệnh nhân ở 1 thời điểm

D. Lấy 3 mẫu đờm của bệnh nhân ở 3 thời điểm khác nhau

B, D


# Hình ảnh hang lao trên phim Xquang phổi là:

A. Hình mờ tròn (hoặc ô van)

B. Hình sáng tròn (hoặc ô van)

C. Hình sáng bờ khép kín (Hình sáng tròn hoặc bầu dục, bờ khép kín)

D. Hình sáng bờ không khép kín

B, C


# Bệnh lao phổi ở người già thường:

A. Vi khuẩn từ tổn thương cũ tái triển trở lại gây bệnh

B. Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào gây bệnh

C. Cơ thể dung nạp thuốc lao tốt

D. Cơ thể dung nạp thuốc lao kém

A, D


# Để đánh giá kết quả điều trị lao phổi cần theo dõi:

A. Diễn biến triệu chứng lâm sàng

B. Kết quả xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao

C. Kết quả phản ứng Mantoux

D. Kết quả xét nghiệm máu

A, B


# Biện pháp phòng bệnh lao phổi có hiệu quả là:

A. Ăn uống đầy đủ, làm việc hợp lý

B. Điều trị giải quyết nguồn lây

C. Điều trị tích cực lao sơ nhiễm trẻ em

D. Chụp phổi thường kỳ

B, C


# Đa số bệnh nhân lao phổi khởi bệnh một cách từ từ


# Triệu chứng thực thể có giá trị đối với bệnh lao phổi giai đoạn sớm là nghe thấy ran nổ cố định ở một vị trí của phổi


# Bệnh lao phổi chẩn đoán muộn thường có dấu hiệu co kéo lồng ngực, khi khám sẽ thấy:

- Khoang liên sườn (bên phổi tổn thương) hẹp

- Trung thất bị kéo sang bên phổi tổn thương


# Đặc điểm ho ra máu trong bệnh lao phổi là có đuôi khái huyết


# Phân loại thể lâm sàng của lao phổi dựa vào:

+ kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao

+ tiền sử dùng thuốc lao

+ tuổi người bệnh

+ đặc điểm tổn thương và diễn biến của bệnh


# Phân loại thể lâm sàng lao phổi theo tuổi cần chú ý 2 thể đặc biệt:

a. lao phổi ở trẻ em

b. lao phổi ở người già


# Bệnh lao phổi thường có các biến chứng:

+ ho ra máu

+ tràn khí màng phổi

+ bội nhiễm

+ lao nhiều bộ phận

+ tâm phế mạn


# Các biện pháp điều trị hỗ trợ trong bệnh lao phổi là:

+ phẫu thuật

+ miễn dịch trị liệu


# Kết quả điều trị lao phổi được chia thành các loại sau:

+ khỏi

+ hoàn thành điều trị

+ thất bại

+ chuyển (không đưa vào kết quả điều trị)

+ bỏ điều trị

+ chết


====================

lao màng phổi


# Dịch màng phổi màu vàng chanh thường gặp trong bệnh:

A. Ung thư màng phổi

B. Viêm màng phổi mủ

C. Lao màng phổi

D. Viêm màng phổi do vi rút

C


# Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch màng phổi khi thăm khám là:

A. Hội chứng đông đặc co kéo

B. Hội chứng đông đặc và có tiếng thổi ống

C. Tiếng cọ màng phổi

D. Hội chứng 3 giảm

D


# Dịch màng phổi màu vàng chanh, xét nghiệm có nhiều bạch cầu lymphocyt thường gặp trong bệnh:

A. Viêm màng phổi do vi rút

B. Lao màng phổi

C. Tràn dịch màng phổi do suy tim

D. Ung thư màng phổi

B


# Hình ảnh trên phim Xquang của tràn dịch màng phổi (thở tự do) mức độ trung bình:

A. Mờ đậm đều nửa (dưới) trường phổi, ranh giới trên không rõ

B. Mờ đậm đều nửa (dưới) trường phổi, mất góc sườn hoành

C. Mờ đậm đều nửa (dưới) trường phổi, mất góc sườn hoành, đẩy trung thất sang bên đối diện

D. Mờ đậm đều nửa trường phổi, co kéo trung thất

C


# Chẩn đoán xác định tràn dịch màng phổi ít dựa vào:

A. Chụp Xquang phổi

B. Thăm khám kỹ trên lâm sàng

C. Chọc thăm dò màng phổi

D. Siêu âm màng phổi

D


# Đặc điểm nào sau đây hay gặp trong tràn dịch màng phổi do lao:

A. Dịch tái phát nhanh sau khi hút

B. Dịch màu đỏ sau chuyển sang vàng chanh

C. Dịch vàng chanh sau chuyển sang đục

D. Dịch vàng chanh hấp thụ nhanh sau khi hút

D


# Phương pháp nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán sớm tràn dịch màng phổi:

A. Chụp Xquang phổi

B. Siêu âm màng phổi

C. Chọc hút dịch màng phổi

D. Chiếu Xquang phổi

B


# Yếu tố nào trong 4 yếu tố sau có giá trị nhất để chẩn đoán nguyên nhân lao màng phổi:

A. Xquang phổi thấy hình ảnh lao xơ hang

B. Xét nghiệm dịch màng phổi nhiều bạch cầu, 90% là lymphocyte, Rivalta (+)

C. Soi thuần nhất dịch màng phổi AFB dương tính (3AFB/100 vi trường)

D. Sinh thiết màng phổi thấy tổn thương nang lao

D


# Kỹ thuật nào sau đây thường được dùng để xét nghiệm dịch màng phổi:

A. Phản ứng Pandy

B. Nhuộm soi trực tiếp dịch màng phổi tìm AFB

C. Phản ứng Rivalta

D. Xét nghiệm men LDH/dịch màng phổi

C


# Ý nghĩa nào đúng nhất trong 4 ý dưới đây khi điều trị lao màng phổi thể tràn dịch:

A. Hút dịch + corticoid + tập thở sớm

B. Hút dịch + corticoid + thuốc chống lao

C. Hút dịch + thuốc chống lao + tập thở sớm

D. Hút dịch sớm + thuốc chống lao + corticoid

D


# Chọn ý đúng nhất trong 4 ý sau: chọc hút dịch màng phổi trong bệnh lao màng phổi nên:

A. Chọc hút và đặt Sonde dẫn lưu ngay

B. Chọc hút sớm, hút 1 lần càng nhiều càng tốt

C. Chọc hút sớm, hút mỗi lần không quá 1000ml, hút cho đến khi hết dịch

D. Chọc hút dịch kết hợp bơm thuốc chống lao vào khoang màng phổi

C


# Biểu hiện thường gặp khi thăm khám lâm sàng tràn dịch màng phổi:

A. Hội chứng 3 giảm

B. Hội chứng đông đặc

C. Hội chứng xẹp phổi

D. Hội chứng hang

A


# Góc sườn hoành từ vòm hoành hình răng cưa là hình ảnh Xquang của tràn dịch màng phổi.

A. đúng

B. sai

B


# Chẩn đoán sớm nguyên nhân tràn dịch màng phổi dựa vào chụp CT

A. đúng

B. sai

B


# Nghĩ đến nguyên nhân lao khi hút dịch màng phổi thấy dịch đục, xét nghiệm nhiều bạch cầu đa nhân

A. đúng

B. sai

B


# Chỉ có một phương pháp duy nhất để điều trị lao màng phổi là dùng kháng sinh chống lao.

A. đúng

B. sai

A


# Khi tràn dịch màng phổi nhiều bệnh nhân thường nằm nghiêng về bên phổi bệnh


# Khi hút được dịch màng phổi cần làm các xét nghiệm sau: Sinh hoá, tế bào, vi trùng để chẩn đoán nguyên nhân.


# Điều trị lao màng phổi bao gồm: điều trị nguyên nhân, hút dịch màng phổi, chống dính màng phổi.


====================

lao màng não


# Lao màng não thường là thể:

A. Lao sơ nhiễm

B. Lao tiên phát

C. Lao thứ phát

D. Lao mạn tính

C


# Đường gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn lao trong bệnh lao màng não:

A. Qua da, niêm mạc

B. Đường hô hấp

C. Đường máu, bạch huyết

D. Đường tiêu hoá

C


# Điều kiện thuận lợi để dễ bị mắc lao màng não là:

A. Trẻ em không được tiêm BCG vacxin

B. Mắc lao tiên phát

C. Tiếp xúc với nguồn lây

D. Cả 3 ý trên

D


# Biến chứng hay gặp ở bệnh nhân lao màng não:

A. Các hội chứng rối loạn nội tiết

B. Động kinh

C. Liệt, rối loạn tâm thần

D. Não úng thuỷ

C


# Xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán lao màng não là:

A. Phản ứng Mantoux

B. Công thức máu , lắng máu

C. Xét nghiệm dịch não tuỷ

D. Chụp CT não

C


# Màu của dịch não tuỷ trong bệnh lao màng não thường là:

A. Màu đỏ

B. Màu đục

C. Trong

D. Vàng nhạt (vàng chanh)

D


# Xét nghiệm Albumin trong dịch não tuỷ ở bệnh nhân lao màng não:

A. Bình thường

B. Giảm

C. Tăng, gặp nhiều ở mức 1 - 3 g/l

D. Tăng rất cao, trên 30g/l

C


# Yếu tố có giá trị chẩn đoán chính xác lao màng não:

A. Phản ứng Mantoux dương tính mạnh

B. Phản ứng Pandy dương tính

C. Tìm thấy AFB trong dịch não tuỷ

D. Phản ứng ELISA huyết thanh dương tính

C


# Các biện pháp có hiệu quả tốt trong phòng bệnh lao màng não:

A. Tăng cường vệ sinh cá nhân

B. Tiêm phòng BCG vacxin cho trẻ em

C. Chẩn đoán sớm, điều trị khỏi các trường hợp mắc lao tiên phát

B, C


# Lao màng não là thể lao ngoài phổi thường có tiên lượng nặng


# Bệnh nhân có triệu chứng nghi mắc lao màng não, xét nghiệm quan trọng cần được làm để chẩn đoán bệnh là xét nghiệm dịch não tuỷ.


# Theo qui định của chương trình chống lao quốc gia công thức điều trị cho bệnh nhân lao màng não ở người lớn là 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3 và trẻ em là 2RHZ(S/E)/4RH.


# Đánh giá kết quả điều trị lao màng não dựa vào lâm sàng và xét nghiệm dịch não tuỷ.


* lao màng não là thể bệnh hay gặp trong:

a. lao sơ nhiễm

b. lao lan tràn theo đường máu

c. lao thứ phát

d. lao tiên phát

e. lao ngoài phổi

b


* khi mắc lao màng não vi khuẩn lao thường gây tổn thương nhiều ở:

a. nhu mô não

b. màng tủy

c. màng não vùng nền sọ

d. màng não trong não thất

e. tủy sống vùng đuôi ngựa

c


* Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao màng não:

A. Trực khuẩn lao kháng thuốc

B. Trực khuẩn lao người

C. Trực khuẩn lao bò

D. Trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình

E. Trực khuẩn lao chim

B


* lao màng não thường biểu hiện lâm sàng:

a. cấp tính ở giai đoạn đầu

b. bán cấp tính trong suốt quá trình

c. cấp tính ở giai đoạn muộn

d. mạn tính

e. không có đặc điểm gì

a


* tuổi mắc lao màng não có thể gặp:

a. ở trẻ em

b. ở mọi lứa tuổi

c. ở người lớn

c. ở lứa tuổi thanh thiếu niên

b


* tiên lượng của bệnh lao màng não thuộc:

a. nhẹ

b. vừa phải

c. rất nặng

d. trung bình

e. khó tiên lượng

c


* lao màng não là thể bệnh:

a. không thể phòng được nhưng chữa được

b. có thể phòng và chữa được

c. có thể phòng nhưng không chữa được

d. không phòng và không chữa được

b


* điều kiện thuận lợi để mắc bệnh lao màng não là:

a. tiếp xúc nguồn lây

b. trẻ em không tiêm BCG

c. mắc lao tiên phát

d. cả a,b,c

d


* triệu chứng lâm sàng của lao màng não biểu hiện:

a. chủ yếu ở giai đoạn muộn

b. chủ yếu ở giai đoạn sớm

c. giống nhau ở mọi giai đoạn

d. chủ yếu ở giai đoạn toàn phát

d


* Triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân lao màng não là:

A. Hôn mê

B. Hội chứng màng não

C. Liệt

D. Tổn thương dây thần kinh sọ

E. Co giật

F. Rối loạn tâm thần

G. Rối loạn ý thức

B


* Triệu chứng cho biết bệnh lao màng não đang ở giai đoạn nặng:

A. Sốt cao

B. Co giật

C. Rối loạn cơ trơn

D. Hôn mê

E. Liệt

D


* nếu có dấu hiệu … chứng tỏ lao màng não đang ở trong tình trạng nặng:

a. táo bón

b. liệt 2 chi dưới

c. hôn mê

d. bí đại tiểu tiện

c


* những triệu chứng hay gặp ở giai đoạn sớm của lao màng não:

a. co giật

b. tổn thương thần kinh sọ não

c. rối loạn cảm giác

d. tam chứng màng não

e. rối loạn cơ tròn

d


* những di chứng hay gặp của bệnh lao màng não:

a. giãn não thất

b. rối loạn nội tiết

c. liệt

d. động kinh

e. tổn thương dây thần kinh sọ

c


* lao màng não thường chẩn đoán nhầm với:

a. bệnh viêm não

b. áp xe não

c. viêm màng não do các nguyên nhân khác

d. u não

e. tai biến mạch máu não

c


* xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định lao màng não:

a. chụp CT não

b. phản ứng Mantoux

c. xét nghiệm dịch não tủy

d. xét nghiệm miễn dịch

c


* màu sắc dịch não tủy trong bệnh lao màng não thường gặp:

a. màu đục

b. trong suốt

c màu hồng

d. màu ánh vàng

e. màu vàng sẫm

d


* albumin trong dịch não tủy ở bệnh nhân lao màng não:

a. tăng rất cao

b. bình thường

c. tăng tùy thuộc vào mức độ bệnh

d. giảm

e. thay đổi không rõ ràng

c


* Xét nghiệm tế bào trong dịch não tuỷ ở bệnh nhân lao màng não:

A. Tăng nhiều bạch cầu đa nhân trung tính

B. Tăng nhiều bạch cầu ưa axit

C. Tăng chủ yếu bạch cầu lympho

D. Không tăng

E. tăng bạch cầu ái kiềm

F. tăng bạch cầu đa nhân thoái hóa

C


* xét nghiệm đường, muối trong dịch não tủy ở bệnh nhân lao màng não:

a. tăng khi mới mắc bệnh

b. giảm trong quá trình bị bệnh

c. giảm rất nhiều khi mới mắc bệnh

d. bình thường

e. tăng khi mắc bệnh nặng

b


* bằng chứng có giá trị chẩn đoán xác định lao màng não:

a. phản ứng Mantoux dương tính

b. albumin dịch não tủy tăng

c. tăng tế bào trong dịch não tủy

d. tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch não tủy

e. xét nghiệm miễn dịch dương tính

d


* phương pháp xét nghiệm thường được chọn để tìm vi khuẩn lao trong dịch não tủy:

a. nuôi cấy

b. soi trực tiếp

c. soi thuần nhất

d. soi huỳnh quang

e. kỹ thuật PCR

c


* tổn thương trên phim X quang phổi thường quy có giá trị góp phần chẩn đoán lao màng não:

a. thâm nhiễm

b. nốt

c. kê

d. xơ vôi

e. han

c


* yêu cầu chẩn đoán lao màng não phải … về mặt thời gian:

a. trước

b. sớm

c. đúng

d. chậm

b


* ở giai đoạn … bệnh nhân lao màng não cần phải theo dõi và điều trị tích cực tại bệnh viện:

a. cấp cứu

b. đầu

c. di chứng

d. muộn

b


* Lao màng não là:

A. Bệnh nhiễm trùng mạn tính

B. Bệnh chỉ gặp ở trẻ em

C. Có tiên lượng nặng

D. Không có biện pháp phòng

E. Tỷ lệ tử vong cao

F. Thường do vi khuẩn lao người gây bệnh

C, E, F


* Muốn chẩn đoán sớm được bệnh lao màng não cần phải xét nghiệm:

A. Công thức máu

B. Chụp CT não

C. Xét nghiệm dịch não tuỷ

D. Làm phản ứng Mantoux

E. chụp MRI sọ não

C


* Bệnh nhân lao màng não thường nặng khi:

A. Được chẩn đoán muộn

B. Khi có phản ứng Mantoux dương tính mạnh

C. Khi có triệu chứng hôn mê

D. Khi sốt cao

E. Ở trẻ nhỏ

A, C, E


* điều trị lao màng não cần:

a. điều trị sớm, đúng nguyên tắc

b. corticoid có tác dụng làm giảm tử vong và biến chứng

c. dùng phác đồ 2RHZES/6HE

d. tỷ lệ di chứng thấp

a, b


* lao màng não hiện nay rất ít gặp ở Việt Nam:

A. đúng

B. sai

B


* chỉ được phép chẩn đoán xác định lao màng não khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch não tủy:

A. đúng

B. sai

B


* phản ứng Mantoux dương tính mạnh có giá trị chẩn đoán xác định lao màng não.

A. đúng

B. sai

B


* dùng corticoid điều trị ở những tháng cuối có tác dụng giảm đi chứng bệnh:

A. đúng

B. sai

B


* chiến lược DOTS rất phù hợp với điều trị lao màng não:

A. đúng

B. sai

B


* khi nghi bệnh nhân mắc lao màng não cần xét nghiệm dịch não tủy:

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân lao màng não bị hôn mê sâu dùng thuốc điều trị lao bằng đường tĩnh mạch.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân nghi mắc lao màng não cần được chuyển tới bệnh viện đa khoa.

A. đúng

B. sai

B


* soi đáy mắt ở bệnh nhân bị lao màng não có thể phát hiện được hạt lao.

A. đúng

B. sai

A


* chụp phim X quang phổi thường quy nếu có hình ảnh kao kê, rất có giá trị góp phần chẩn đoán lao màng não.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân nam 50 tuổi, cân nặng 50 kg, tiền sử điều trị lao phổi AFB (+), khỏi được 6 tháng, 1 tuần nay sốt cao, nôn, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, bệnh nhân được gia đình đưa đi khám bệnh. Kết quả nghi ngờ lao màng não. dựa vào kết quả cận lâm sàng bệnh nhân được chẩn đoán xác định lao màng não.

+ để chẩn đoán xác định lao màng não, xét nghiệm nào được làm:

a. chụp CT scanner sọ não

b. MRI sọ não

c. xét nghiệm dịch não tủy

d. xét nghiệm máu

c

+ xét nghiệm nào không có giá trị góp phần chẩn đoán lao màng não:

a. phản ứng Mantoux

b. MRI sọ não

c. chụp X quang phổi

d. điện não đồ

d

+ kết quả xét nghiệm dịch não tủy nào có ý nghĩa chẩn đoán xác định:

a. tăng áp lực dịch não tủy

b. tăng số lượng tế bào, tăng protein

c. tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch não tủy

d. PCR lao (+)

c


* bệnh nhân nam 50 tuổi, được chẩn đoán lao màng não và điều trị được 2 tháng theo công thức 2 tại bệnh viện. bệnh tiến triển tốt về lâm sàng và dịch não tủy. bệnh nhân được ra viện điều trị duy trì tại nhà. Sau 2 tuần bệnh nhân có triệu chứng tăng trở lại: sốt cao, đau đầu, yếu 2 chi dưới, bí đại tiểu tiện. Hỏi bệnh nhân được biết 1 tuần nay bệnh nhân mệt quá nên không dùng thuốc lao chỉ dùng thuốc bổ.

+ đây là diễn biến bình thường của bệnh nhân lao màng não.

A. đúng

B. sai

B

+ thuốc điều trị lao của bệnh nhân tại nhà là HE.

A. đúng

B. sai

B

+ bệnh nhân cần phải điều chỉnh phác đồ điều trị lao.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân nam 25 tuổi, bệnh nhân được chẩn đoán lao màng não, hoàn thành điều trị, xét nghiệm dịch não tủy bình thường. bệnh nhân còn biểu hiện liệt 2 chi dưới.

+ biện pháp nào sau đây phù hợp cho bệnh nhân:

a. tiếp tục điều trị lao củng cố thêm 3-6 tháng

b. luyện tập phục hồi chức năng

c. dùng corticoid và thuốc lao tiếp để giảm di chứng

d. châm cứu, bấm huyệt

b

+ liệt 2 chi dưới là di chứng của bệnh nhân và không có khả năng hồi phục được.

A. đúng

B. sai

B


* bệnh nhân nam 40 tuổi, đang điều trị lao phổi AFB (-) tháng 1. 1 tuần nay bệnh nhân đau đầu, buồn nôn, không nôn, sốt nhẹ, cứng gáy, táo bón, yếu 2 chi dưới.

+ chẩn đoán nào nghĩ đến nhất:

a. lao phổi biến chứng lao màng não

b. lao phổi di chứng lao màng não

c. lao màng não/lao phổi

d. viêm màng não/lao phổi

a

+ xét nghiệm nào có giá trị chẩn đoán lao màng não nhất:

a. hội chứng màng não

b. xét nghiệm dịch não tủy

c. CT sọ não 32 dãy

d. chụp cộng hưởng từ

b

+ bệnh nhân mắc vi khuẩn lao kháng thuốc.

A. đúng

B. sai

B


====================

lao màng bụng


# Dịch màng bụng màu vàng chanh thường gặp trong bệnh:

A. Viêm màng bụng do tạp khuẩn (vi khuẩn thông thường)

B. Lao màng bụng

C. Ung thư màng bụng

D. Xơ gan

B


# Dịch màng bụng màu vàng chanh, xét nghiệm có nhiều bạch cầu lympho gặp trong bệnh:

A. Xơ gan cổ chướng

B. Ung thư màng bụng

C. Lao màng bụng

D. Viêm màng bụng do tạp (vi) khuẩn

C


# Chẩn đoán xác định tràn dịch màng bụng ít, dựa vào:

A. Thăm khám kỹ lâm sàng

B. Chụp Xquang ổ bụng

C. Chọc thăm dò

D. Siêu âm ổ bụng

D


# Phương pháp nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán sớm tràn dịch màng bụng:

A. Siêu âm ổ bụng

B. Chiếu Xquang ổ bụng

C. Chọc thăm dò ổ bụng

D. Chụp Xquang ổ bụng

A


# Yếu tố nào trong 4 yếu tố sau có giá trị nhất để chẩn đoán nguyên nhân lao màng bụng:

A. Soi ổ bụng: thấy hình ảnh kờ ở màng bụng

B. Xét nghiệm dịch màng bụng: dịch vàng chanh, nhiều bạch cầu lympho, phản ứng Rivalta (+)

C. Nhuộm soi thuần nhất dịch màng bụng (3AFB/100 vi trường)

D. Sinh thiết màng bụng thấy tổn thương nang lao

D


# Phương pháp nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán tràn dịch màng bụng khu trú:

A. Chụp cắt lớp

B. Chụp Xquang chuẩn

C. Siêu âm

D. Chiếu Xquang

D


# Ý nào đúng nhất trong 4 ý dưới đây khi điều trị lao màng bụng thể tràn dịch :

A. Hút dịch màng bụng, bơm thuốc chống lao vào khoang màng bụng, uống thuốc chống lao

B. Hút dịch sớm, uống thuốc chống lao và thuốc chống dính Corticoid.

C. Hút dịch sớm, thuốc chống lao, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng

D. Hút dịch sớm, thuốc chống lao và thuốc chống dính Corticoid, thuốc điều trị triệu chứng

D


# Hội chứng cổ chướng (+) và dấu hiệu cục đá nổi (-) là triệu chứng lâm sàng của lao màng bụng.

A. đúng

B. sai

A


# Chẩn đoán sớm nguyên nhân lao màng bụng dựa vào chụp CT

A. đúng

B. sai

B


# Nghĩ đến nguyên nhân lao màng bụng khi hút dịch màng bụng thấy dịch hồng đục, xét nghiệm nhiều hồng cầu, bạch cầu đa nhân.

A. đúng

B. sai

B


# Chỉ có một phương pháp duy nhất để điều trị lao màng bụng

A. đúng

B. sai

B


# Lao màng bụng thể tràn dịch khi khám thấy gõ đục vùng thấp, vùng đục thay đổi theo tư thế.


# Khi hút được dịch màng bụng cần làm các xét nghiệm sau: Tế bào, vi trùng, sinh hoá để chẩn đoán nguyên nhân.


# Điều trị lao màng bụng bao gồm: Điều trị nguyên nhân, hút dịch màng bụng, thuốc chống dính.


* lao màng bụng là thể lao hay gặp trong:

a. lao cấp tính

b. lao hệ tiêu hóa

c. lao heo đường máu

d. lao tái phát

b


* thể lâm sàng hay gặp của lao màng bụng:

a. xơ hóa

b. tràn dịch ổ bụng tự do

c. tràn dịch ổ bụng khu trú

d. thể viêm khô

b


* nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao màng bụng là:

a. trực khuẩn lao bò

b. trực khuẩn lao người

c. trực khuẩn không điển hình

d. trực khuẩn lao kháng thuốc

b


* lao màng bụng thường gặp trong:

a. lao tiên phát

b. lao thứ phát

c. lao cấp

d. lao mạn tính

b


* biến chứng hay gặp trong bệnh lao màng bụng:

a. tắc ruột do xơ

b. u lao vỡ

c. lao mạn tính kháng thuốc

d. ổ áp xe lạnh rò

a


* đường gây bệnh chủ yếu của lao màng bụng:

a. đường hô hấp

b. đường kế cận

c. đường máu, bạch huyết

d. qua vết thương thành bụng

c


* đường gây bệnh trong lao màng bụng:

a. đường hô hấp

b. đường máu

c. đường bạch huyết

d. đường tiếp cận

b, c, d


* triệu chứng thực thể chủ yếu của lao màng bụng:

a. có khối u ở bụng

b. có ổ áp xe lạnh

c. hội chứng tràn dịch ổ bụng

d. bụng lõm lòng thuyền

c


* triệu chứng sớm của lao màng bụng:

a. đau bụng, chướng bụng

b. táo bón

c. đi ngoài ra máu

d. hội chứng tắc ruột

a


* phương pháp thông dụng phát hiện tràn dịch màng bụng:

a. chụp bụng không chuẩn bị

b. siêu âm ổ bụng

c. chiếu X quang ổ bụng

d. chụp CT ổ bụng

b


* triệu chứng toàn thân hay gặp của lao màng bụng:

a. sốt cao

b. sốt cao rét rèn

c. sốt nhẹ

d. không có sốt

c


* dịch màng bụng trong lao màng bụng thường có màu:

a. vàng đậm

b. đỏ máu

c. đục

d. vàng chanh

d


* xét nghiệm phản ứng Mantoux trong lao màng bụng:

a. có giá trị chẩn đoán lao kháng thuốc

b. có giá trị tiên lượng bệnh

c. có giá trị tham khảo góp phần chẩn đoán

d. có giá trị theo dõi bệnh

c


* xét nghiệm albumin trong dịch màng bụng ở bệnh nhân lao màng bụng thường có đặc điểm:

a. rất ít (< 5g/L)

b. từ 10-15 g/L

c. trên 30 g/L

d. trên 100 g/L

c


* xét nghiệm tế bào trong dịch màng bụng ở bệnh nhân lao màng bụng thường có:

a. tế bào biểu mô màng bụng

b. hồng cầu

c. bạch cầu đa nhân trung tính

d. bạch cầu lympho

d


* xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán lao màng bụng:

a. phản ứng mantoux

b. chụp CT ổ bụng

c. siêu âm ổ bụng

d. xét nghiệm các tính chất dịch màng bụng

d


* lao màng bụng hay có phối hợp với:

a. lao hạch ngoại biên

b. lao hạch trung thất

c. lao hạch mạc treo

d. lao hạch cổ

c


* biện pháp chủ yếu điều trị lao màng bụng:

a. hút dịch màng bụng

b. phẫu thuật

c. dùng thuốc lao

d. gây dính màng bụng

c


* tìm vi khuẩn lao trong dịch màng bụng hay làm:

a. soi trực tiếp

b. soi huỳnh quang

c. nuôi cấy

d. soi thuần nhất

d


* chỉ định soi ổ bụng ở bệnh nhân lao màng bụng tiến hành khi:

a. kết luận khỏi bệnh

b. chẩn đoán bệnh

c. theo dõi điều trị

d. tiên lượng bệnh

b


* triệu chứng thực thể của lao màng bụng thể tràn dịch tự do là:

a. đám quánh phúc mạc

b. bàn cờ đam

c. cổ chướng

d. thừng phúc mạc

c


* Kết quả thăm khám lâm sàng sau đây: Bụng chướng hình bầu dục, không đối xứng, dấu hiệu bàn cờ đam dương tính (+), nghĩ đến:

A. Khối u ác tính trong ổ bụng

B. Xơ gan

C. Hội chứng Demons Meigs

D. Lao màng bụng thể loét bã đậu

E. Ung thư màng bụng

D


* Đặc điểm nào sau đây hay gặp trong lao màng bụng:

A. Dịch tái phát nhanh sau khi hút

B. Dịch màu đỏ sau chuyển sang màu vàng chanh

C. Dịch vàng chanh sau chuyển sang đục

D. Dịch vàng chanh, hấp thu nhanh sau khi hút

D


* Kỹ thuật nào sau đây thường được dùng để xét nghiệm dịch màng bụng:

A. Phản ứng Pandy

B. Nhuộm soi trực tiếp dịch màng bụng tìm AFB

C. Phản ứng Rivalta

D. Xét nghiệm men LDH dịch màng bụng

C


* chọc hút dịch màng bụng trong điều trị lao màng bụng, nên:

A. Chọc hút và đặt sonde dẫn lưu ngay

B. Chọc hút sớm, hút 1 lần càng nhiều càng tốt

C. Chọc hút sớm, hút mỗi lần không quá 1000ml, hút cho đến khi hết dịch

D. Chọc hút dịch kết hợp bơm thuốc chống lao vào khoang màng bụng

C


* Dấu hiệu thường gặp khi thăm khám lâm sàng lao màng bụng thể tràn dịch tự do:

A. Bàn cờ Đam

B. Đám quánh phúc mạc

C. Dấu hiệu sóng vỗ (+)

D. Cổ chướng

C, D


* lao màng bụng thường:

a. gặp ở người trẻ tuổi

b. gặp ở nam hơn ở nữ

c. thứ phát sau lao phổi

d. hay gặp ít hơn lao màng phổi, lao hạch

a, b, c, d


* triệu chứng thực thể của lao màng bụng thể loét bã đậu:

a. bụng chướng to, hình bầu dục

b. có tuần hoàn bàng hệ

c. dấu hiệu bàn cờ đam

d. đám quánh phúc mạc

a, c, d


* điều trị lao màng bụng:

a. điều trị nội khoa bằng thuốc chống là chủ yếu

b. chọc hút dịch sớm, mỗi lần không quá 1000ml

c. điều trị bằng phục hồi chức năng

d. chỉ cần chọc hút dịch màng bụng

a, b


* tràn dịch màng bụng là thể hiếm gặp của lao màng bụng.

A. đúng

B. sai

B


* xét nghiệm dịch màng bụng cần làm sớm để chẩn đoán bệnh lao màng bụng.

A. đúng

B. sai

A


* phẫu thuật là biện pháp tốt nhất để điều trị lao màng bụng.

A. đúng

B. sai

B


* lao màng bụng ít khi phối hợp với lao ruột và lao hạch mạc treo.

A. đúng

B. sai

B


* trong bệnh cảnh lao đa màng hay có lao màng bụng.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân tràn dịch màng bụng do lao phải dẫn lưu dịch khi tràn dịch nhiều, khó thở.

A. đúng

B. sai

A


* chỉ định điều trị ngoại khoa ở bệnh nhân lao màng bụng khi có biến chứng tắc ruột, thủng ruột, ổ áp xe lạnh.

A. đúng

B. sai

A


* ở giai đoạn muộn bệnh nhân lao màng bụng ít có biểu hiện bụng lõm lòng thuyền.

A. đúng

B. sai

B


* soi ổ bụng ở bệnh nhân lao màng bụng phát hiện được tổn thương lao.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân đang điều trị lao màng bụng bị nôn và bí đại tiện nghĩ đến tắc ruột do lao ruột.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân nam 40 tuổi đang điều trị lao phổi AFB (+) tháng 4. 1 tuần nay bệnh nhân có biểu hiện đau bụng quanh rốn, chướng bụng, không sốt, không ho, không khó thở. Khám lâm sàng nghi ngờ có tràn dịch ổ bụng.

+ Cần làm gì để chẩn đoán xác định tràn dịch ổ bụng:

a. siêu âm ổ bụng

b. soi màng bụng

c. chụp CT scanner ổ bụng

d. chụp ổ bụng không chuẩn bị

a

+ nếu có kết quả xét nghiệm dịch màng bụng, yếu tố nào ít có giá trị chẩn đoán xác định lao màng bụng:

a. nhiều tế bào lympho

b. rivalta (+)

c. PCR vi khuẩn lao (+)

d. nhuộm soi thuần nhất AFB (+)

b

+ nếu khẳng định bệnh nhân có lao màng bụng, chẩn đoán xác định của bệnh nhân này là:

a. lao phổi biến chứng lao màng bụng

b. lao phổi, phối hợp lao màng bụng

c. lao phổi đồng thời với lao màng bụng

d. lao phổi di chứng lao màng bụng

a


* bệnh nhân nữ 69 tuổi, đang điều trị lao màng bụng tháng thứ 3, trước vào viện 1 ngày bệnh nhân nôn nhiều, bí trung đại tiện, đau bụng từng cơn, không sốt, chưa điều trị gì.

+ chẩn đoán nào sau đây phù hợp:

a. rối loạn tiêu hóa/ lao màng bụng

b. theo dõi viên màng bụng cấp

c. theo dõi tắc ruột do lao màng bụng

d. theo dõi tắc ruột do u đại tràng

c

+ nếu chẩn đoán tắc ruột do lao màng bụng, giải quyết tiếp theo là:

a. điều trị kháng sinh tích cực

b. truyền dịch, thuốc lao tích cực

c. hội chẩn ngoại điều trị ngoại khoa phối hợp

d. truyền dịch, corticoid, thuốc lao tích cực

c


* bệnh nhân nam 46 tuổi, tiền sử HIV 5 năm. Đang điều trị lao màng não, lao kê tháng thứ 2. 1 tuần nay bệnh nhân xuất hiện đau tức ngực, ho khan, sốt về chiều, mệt mỏi, bụng chướng dần, chưa điều trị gì. Bệnh nhân được khám và nghi ngờ có tràn dịch đa màng.

+ biện pháp nào được sử dụng để chẩn đoán tràn dịch đa màng:

a. siêu âm

b. CT scanner

c. nội soi

d. chụp X quang không chuẩn bị

a

+ bệnh nhân làm xét nghiệm dịch màng phổi màng bụng và được chẩn đoán lao màng bụng, lao màng phổi. Chẩn đoán nào sau đây phù hợp:

a. lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng

b. lao đa màng

c. lao màng não biến chứng lao màng phổi, màng bụng

d. lao toàn thể

d


====================

lao hạch ngoại biên


* Triệu chứng toàn thân của bệnh nhân lao hạch thường gặp là:

A. Sốt cao kèm theo người mệt mỏi, gày sút cân

B. Sốt nhẹ về chiều và tối, ra mồ hôi ban đêm

C. Ít khi sốt, chỉ có cảm giác gai rét về buổi chiều

D. Sốt không rõ căn nguyên, điều trị kháng sinh thông thường không thấy hết sốt.

C


* Trong lao hạch ngoại biên, thường gặp:

A. Nhóm hạch cổ

B. Nhóm hạch nách 2 bên

C. Nhóm hạch bẹn 2 bên

D. Hạch to ở nhiều vị trí của cơ thể

A


* Triệu chứng tại chỗ của lao hạch ngoại biên:

A. Các hạch sưng to, nóng, đỏ, đau

B. Các hạch sưng to, đỏ, không nóng, không đau

C. Các hạch sưng to, không nóng, không đỏ, không đau

D. Các hạch sưng to, đau, không nóng, không đỏ

C


* lao hạch ngoại biên ở người nhiễm HIV hay gặp:

a. hạch cổ

b. hạch nách

c. hạch bẹn

d. hạch ở nhiều vị trí

d


# Lao hạch ngoại biên ở người nhiễm HIV/AIDS có các triệu chứng sau:

A. Hạch to ở nhiều vị trí trong cơ thể kèm theo gày sút cân

B. Hạch to ở nhiều vị trí trong cơ thể kèm theo có rối loạn tiêu hoá

C. Hạch to ở nhiều vị trí trong cơ thể kèm theo có mụn nhọt ngoài da

D. Hạch to ở nhiều vị trí trong cơ thể kèm theo có ỉa chảy kéo dài, mụn rộp zona ngoài da, nhiễm nấm candida ở miệng

D


* Trong nhóm hạch cổ hay bị lao nhiều nhất là:

A. Hạch dọc cơ ức đòn chũm

B. Hạch thượng đòn

C. Hạch dưới hàm

D. Hạch sau tai

A


* Các xét nghiệm để chẩn đoán lao hạch ngoại biên là:

A. Chỉ cần chọc hút hạch hoặc sinh thiết hạch

B. Tìm vi khuẩn lao trong chất chọc hút dịch hạch hoặc mủ rò của hạch

C. Chụp X quang phổi tìm tổn thương lao ở phổi

D. Làm tất cả các xét nghiệm trên

D


* Yếu tố quan trọng để chẩn đoán xác định lao hạch ngoại biên là:

A. Tìm thấy vi khuẩn lao trong chất chọc hút hạch hoặc mủ rò của hạch

B. Tìm thấy hình ảnh nang lao điển hình trong mảnh sinh thiết

C. Phản ứng Mantoux dương tính

D. Có hình ảnh nghi lao trên phim chụp phổi

A


* Trường hợp không tìm thấy vi khuẩn lao trong chất chọc hút hạch, để chẩn đoán lao hạch ngoại biên cần phải dựa vào:

A. Phản ứng Mantoux dương tính

B. Có hình ảnh nghi lao trên phim chụp phổi

C. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng

D. Phối hợp tất cả các yếu tố trên

D


* Trong điều trị nội khoa lao hạch ngoại biên cần:

A. Điều trị 1 loại thuốc lao

B. Điều trị phối hợp 2 loại thuốc lao

C. Điều trị phối hợp 3 loại thuốc lao

D. Theo các phác đồ do chương trình chống lao quốc gia đề ra

D


* Thời gian điều trị lao hạch:

A. 6 tháng

B. 8 tháng

C. 9 tháng - 12 tháng

D. 18 tháng

C


* Chủ động trích dẫn lưu mủ hạch lao nhuyễn hoá nhằm:

A. Tránh hạch rò mủ ra bên ngoài

B. Hạn chế xuất hiện thêm một số hạch mới

C. Đề phòng nhiễm khuẩn huyết

D. Tránh vết sẹo xấu

A


* Sau khi điều trị lao hạch ngoại biên, tất cả (hầu hết) các hạch sẽ:

A. Biến mất hoặc thu nhỏ lại

B. To ra

C. Vẫn giữ nguyên kích thước ban đầu

D. Một số hạch nhuyễn hoá dò mủ

A


* Lao hạch ngoại biên nhóm hạch cổ thường gặp:

A. Ở 1 bên cổ

B. Hoặc ở cả 2 bên cổ

C. Tất cả các nhóm hạch ở cổ

D. Hạch thường to, mật độ chắc

A, B


* Lao hạch ngoại biên gặp ở:

A. Chỉ ở trẻ em

B. Chỉ ở người lớn

C. Cả người lớn và trẻ em

D. Nam nhiều hơn nữ

C


* Kết quả phản ứng Mantoux trong lao hạch ngoại biên:

A. Âm tính

B. Dương tính trung bình

C. Dương tính mạnh

D. Đa số bệnh nhân có phản ứng Mantoux dương tính, có 1 số trường hợp có phản ứng Mantoux âm tính

C, D


* Trong điều trị lao hạch ngoại biên thì:

A. Điều trị nội khoa là chủ yếu

B. Mổ bóc hạch là quan trọng

C. Chạy tia xạ vùng hạch bị lao

D. Không cần điều trị hạch sẽ tự nhỏ đi

A


# Lao hạch ngoại biên không những chỉ gặp ở những người không nhiễm HIV/AIDS mà ngày nay còn gặp rất nhiều ở những người nhiễm HIV/AIDS


* Trong lao hạch ngoại biên, có thể tìm thấy vi khuẩn lao trong:

+ chất chọc hút hạch

+ mảnh sinh thiết hạch

+ mủ dò ở những hạch nhuyễn hoá


* Kể tên 5 thành phần của một nang lao điển hình của lao hạch:

+ vùng hoại tử bã đậu ở giữa

+ các tế bào bán liên

+ tế bào Langerhans

+ các tế bào lympho

+ lớp tế bào xơ ở ngoài cùng


* Những trường hợp hạch to nhuyễn hoá nên điều trị phối hợp các thuốc chống lao với corticoid, kết hợp với trích dẫn lưu mủ.


* vi khuẩn thường gây bệnh lao hạch ở người là:

a. M.tuberculosis

b. M.bovis

c. M.avium-intracelluare

d. M.kansaii

a


* đường gây bệnh chủ yếu của lao hạch ngoại biên:

a. đường máu, bạch huyết

b. đường hô hấp

c. đường kế cận

d. đường qua da và niêm mạc

a


* thành phần nào không thuộc nang lao điển hình:

a. hoại tử bã đậu

b. tế bào bán liên

c. tế bào Langerhans, lympho

d. tế bào xơ

e. bạch cầu trung tính

e


* hạch lao thường phát triển qua mấy giai đoạn:

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

c


* xét nghiệm có giá trị nhất để chẩn đoán lao hạch ngoại biên:

a. sinh thiết hạch

b. nuôi cấy tìm vi khuẩn lao từ bệnh phẩm hạch

c. soi trực tiếp tìm vi khuẩn lao từ bệnh phẩm hạch

d. chọc hút hạch bằng kim nhỏ

b


* bệnh nhân nam 45 tuổi, tiền sử điều trị lao phổi cách đây 2 năm, hút thuốc lá thuốc lào thường xuyên. Bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ, nổi hạch cổ dọc cơ ức đòn chũm bên phải, ấn không đau. Chẩn đoán nào có khả năng nhất trong những chẩn đoán sau:

a. viêm hạch tạp khuẩn

b. hạch viêm phản ứng

c. hạch viêm lao

d. hạch di căn ung thư

c


* đặc điểm nào sau đây thường gặp ở bệnh lao hạch:

a. sốt cao

b. hạch sưng nóng đỏ đau

c. bạch cầu ngoại vi tăng

d. hạch ở dọc cơ ức đòn chũm

d


* đặc điểm nào của hạch di căn ung thư dùng để phân biệt với hạch lao:

a. hạch mềm di động

b. hạch nhiều thành đám

c. hạch nhỏ rắn chắc

d. hạch rò hoại tử

c


* chỉ định liều corticoid ban đầu cho trẻ em thường dùng là:

a. 0.1 mg/kg/ngày

b. 0.5 mg/kg/ngày

c. 1-2 mg/kg/ngày

d. 5 mg/kg/ngày

c


* thời gian dùng corticoid trong điều trị lao hạch thường là:

a. 1-2 ngày

b. 1-2 tuần

c. 1-2 tháng

d. 1-2 quý

c


* bệnh nhân đang điều trị lao hạch tháng thứ 2, xuất hiện thêm hạch ở vị trí lân cận, hạch đang điều trị có xu thế tăng kích thước lớn hơn. Hướng tiếp theo với những bệnh nhân này là:

a. tiếp tục điều trị

b. chuyển phác đồ điều trị

c. can thiệp ngoại khoa

d. kết hợp corticoid

e. sử dụng kháng sinh kết hợp

a


* đặc điểm của lao hạch ngoại biên có thể là:

a. ở một bên cổ

b. ở cả 2 bên cổ

c. ở nhiều nhóm hạch cổ

a, b, c


* lao hạch ngoại biên gặp:

a. chỉ ở trẻ em

b. chỉ ở người lớn

c. cả ở người lớn và trẻ em

c


* kết quả phản ứng Mantoux trong lao hạch ngoại biên:

a. thường âm tính

b. dương tính nhẹ

c. dương tính mạnh

c


 * đặc điểm chung về lao hạch:

a. lao hạch thường gặp trong các thể lao ngoài phổi

b. lao hạch gặp nhiều hơn lao phổi

c. lao hạch có thể gặp ở trung thất, ổ bụng

d. lao hạch chỉ gặp ở người lớn

a, c


* đặc điểm của lao hạch:

a. hay gặp tổn thương từng nhóm

b. thường tổn thương một hạch

c. hạch thường rắn chắc

d. hạch thường sưng nóng đỏ đau

a


* đặc điểm thường gặp của lao hạch ngoại biên:

a. hạch thường đau

b. hạch thường sưng đỏ

c. hạch to, không đau

d. hạch ít khi thành chuỗi

c


* corticoid trong điều trị lao hạch:

a. chỉ định cho tất cả các thể lao hạch

b. chỉ có tác dụng với nhóm hạch cổ

c. dùng liều duy nhất trong thời gian 1 tháng

d. chỉ dùng khi có điều trị thuốc chống lao kết hợp

d


* tiên lượng và kết quả điều trị lao hạch ngoại biên:

a. lao hạch là thể lao nhẹ

b. lao hạch tỉ lệ điều trị thất bại cao

c. lao hạch khó tiên lượng

d. chuyển phác đồ điều trị nếu thêm hạch mới

a, c

Kkk


* trong lao hạch ngoại biên, bệnh nhân thường ít khi có sốt.

A. đúng

B. sai

A


* lao hạch có thể gặp là các hạch ở ngoại biên như: hạch cổ, nách, bẹn.. và các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo.. trong đó lao hạch ngoại biên là thể lao hay gặp nhất.


* yếu tố chẩn đoán xác định lao hạch ngoại biên là tìm thấy vi khuẩn lao trong bệnh phẩm chọc hút hạch hoặc mảnh sinh thiết hạch.


* những trường hợp hạch to, dùng corticoid sớm có thể phòng được hạch áp xe hóa rò mủ.


====================

lao xương khớp


# Triệu chứng cơ năng hay gặp của lao cột sống là:

A. Đau cột sống lưng

B. Đau ngực

C. Đau 2 chi trên

D. Đau 2 chi dưới

A


# Triệu chứng thực thể của lao cột sống giai đoạn muộn thường gặp là gù vẹo cột sống


# Triệu chứng Xquang lao cột sống giai đoạn muộn thường gặp là:

+ tiêu huỷ xương

+ hình chêm khi chụp phim nghiêng


# Chẩn đoán xác định lao cột sống dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố thuận lợi.


# Điều trị lao cột sống nội khoa là chủ yếu phối hợp các thuốc chống lao.


* nguyên nhân gây bệnh chủ yếu gây lao xương khớp là:

a. M.tuberculosis

b. M.bovis

c. M.microti

d. M.avium

e. M.non tuberculosis

a


* các yếu tố thuận lợi mắc lao xương khớp, ngoại trừ:

a. trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng BCG

b. có tiếp xúc với nguồn lây, đặc biệt là nguồn lây chính

c. đã và đang điều trị lao phổi, hoặc một lao nào khác

d. trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, suy giảm miễn dịch

e. viêm phổi

e


* vị trí tổn thương lao xương khớp hay gặp nhất là:

a. lao khớp háng

b. lao khớp gối

c. lao cột sống

d. lao khớp cổ, bàn chân

e. lao khớp cổ, bàn tay

c


* vị trí tổn thương lao xương khớp ít gặp nhất:

a. lao khớp háng

b. lao khớp gối

c. lao cột sống

d. lao khớp bàn chân

d


* trong lao cột sống, vị trí hay gặp tổn thương nhất là:

a. đoạn cột sống cổ

b. đoạn cột sống ngực

c. đoạn cột sống thắt lưng

d. đoạn cột sống cùng - cụt

b


* triệu chứng toàn thân của lao xương khớp hay gặp, ngoại trừ:

a. sốt nhẹ hoặc vừa về chiều và tối

b. mệt mỏi, ăn uống kém, chán ăn, bỏ ăn

c. gầy yếu, sút cân, không tăng cân

d. ho, khò khè tái diễn

d


* Di chứng liệt mềm 2 chi dưới hay gặp trong:

A. Lao cột sống

B. Lao màng não

C. Lao tiết niệu

D. Lao màng bụng

E. Thoái hóa cột sống

A


* Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính thường gặp trong:

A. Lao cột sống

B. Viêm phổi thuỳ

C. Viêm phế quản phổi

D. áp xe phổi cấp

A


* Hạn chế vận động cột sống thắt lưng (các động tác cúi, ngửa, nghiêng) hay gặp trong:

A. Viêm đa khớp dạng thấp

B. Lao cột sống

C. Lao màng não

D. Lao tiết niệu

E. loãng xương

B


* Triệu chứng đau cột sống lưng hay gặp trong:

A. Lao cột sống

B. Lao hạch ngoại biên

C. Lao màng bụng

D. Lao màng phổi

E. Lao thận

F. sỏi thận

A


* Triệu chứng X quang của lao cột sống thường gặp, trừ:

A. Hẹp khe khớp

B. Tiêu huỷ xương

C. áp xe lạnh

D. Vôi hoá cột sống

D


* hình ảnh x quang của lao cột sống hay gặp, trừ:

a. hẹp khe khớp

b. thân đốt sống bị phá hủy

c. có hình áp xe lạnh

d. loãng xương

d


* Phản ứng Mantoux dương tính mạnh hay gặp trong:

A. Lao cột sống

B. Viêm cột sống dính khớp

C. Ung thư cột sống

D. Thoái hoá cột sống

A


* Triệu chứng X quang của lao cột sống giai đoạn muộn thường gặp:

A. Tiêu huỷ xương

B. Hẹp khe khớp

C. Đường viền đốt sống mờ

D. Phần mềm quanh tổn thương mờ

A


* Hình ảnh áp xe lạnh cột sống hay gặp trong:

A. Lao cột sống

B. Viêm cột sống dính khớp

C. Thoái hoá cột sống

D. Gai đôi cột sống

E. ung thư cột sống tủy

A


* Chẩn đoán xác định lao cột sống dựa vào:

A. Hình ảnh X quang cột sống

B. Phản ứng Mantoux dương tính

C. Tốc độ máu lắng tăng cao

D. Tìm thấy AFB trong dịch mủ áp xe lạnh cột sống

D


* Chẩn đoán xác định lao cột sống cần làm các xét nghiệm:

A. Chọc dò tuỷ sống

B. Làm tốc độ máu lắng

C. Làm xét nghiệm công thức máu cấp

D. Tìm vi khuẩn lao trong mủ ổ áp xe lạnh

E. cấy máu tìm vi khuẩn lao

F. làm phản ứng Mantoux

D


* Tổn thương X quang lao cột sống thường gặp:

A. Tổn thương 2 đốt sống

B. Tổn thương 3 đốt sống

C. Tổn thương 4 đốt sống

D. Tổn thương 1 đốt sống

A


* chẩn đoán lao xương khớp dựa vào, ngoại trừ:

a. nuôi cấy tìm vi khuẩn lao từ dịch mủ khớp

b. nuôi cấy tìm MTB từ tổ chức sinh thiết khớp

c. đo mật độ xương

d. tìm MTB từ bệnh phẩm chọc hút khớp tổn thương

c


* nguyên tắc điều trị lao xương khớp:

a. điều trị nội khoa bằng thuốc lao là chủ yếu

b. điều trị ngoại khoa

c. cố định khớp

d. điều trị đông y và phục hồi chức năng

a


* Điều trị lao cột sống chủ yếu là:

A. Nội khoa bằng các thuốc chống lao

B. Ngoại khoa

C. Bó bột

D. Lý liệu pháp

A


* Điều trị ngoại khoa lao cột sống khi:

A. Có triệu chứng đầu tiên

B. Có chèn ép tuỷ

C. Đau lưng nhiều

D. Đốt sống lồi ra phía sau

B


* Điều trị ngoại khoa lao cột sống khi:

a. lao cột sống có ép tủy

b. lao có ổ áp xe lạnh lớn

c. tổn thương lao phá hủy thân đốt sống nhiều

d. đau cột sống nhiều

a, b, c


* lao cột sống có chỉ định điều trị ngoại khoa, ngoại trừ:

a. lao cột sống có dấu hiệu ép tủy

b. lao cột sống có ổ áp xe lạnh to, có rò

c. đau lưng nhiều

d. lao cột sống nhiều đoạn, có ép tủy

c


* thời điểm chỉ định ngoại khoa bệnh nhân lao cột sống (không có chỉ định mổ cấp cứu) tiến hành khi nào:

a. trước khi dùng thuốc lao

b. khi điều trị lao được 3 tuần - 1 tháng

c. khi điều trị thuốc lao được 3-4 tháng

d. khi điều trị lao được 4-5 tháng

b (1 - 3 tháng)


* công thức điều trị lao cột sống được chương trình chống lao Việt Nam khuyến cáo là:

a. 2RHZS/6HE

b. 2RHZE/4RH

c. 2RHZES/RHZE/5(HER)3

d. 2RHZ/6HE

a


* thời gian điều trị thuốc lao trong lao cột sống thường là:

a. 6-8 tháng

b. 9-12 tháng

c. 12-16 tháng

d. 16-18 tháng

a (8 tháng)


* lao cột sống khi chưa rõ cần chẩn đoán phân biệt với, ngoại trừ:

a. viêm cột sống dính khớp

b. u tủy màng tủy

c. thoái hóa cột sống

d. u thận, thượng thận

d


* biến chứng của lao xương khớp, ngoại trừ:

a. gai đôi cột sống

b. dính khớp

c. khớp giả

d. teo cơ, cứng khớp

a


* triệu chứng thực thể của lao xương khớp hay gặp, ngoại trừ:

a. các khớp sưng to và đau

b. rò mủ có thể gặp tại chỗ hoặc xa chỗ tổn thương

c. hạch gốc chi to cùng bên tổn thương và bên không tổn thương

d. gù, vẹo cột sống thời kỳ nhiễm bệnh

c


* lao xương khớp ở trẻ em hay gặp ở vị trí nào:

a. lao cột sống

b. lao khớp háng

c. lao khớp gối

d. lao khớp cổ, bàn tay

a


* triệu chứng thực thể của lao cột sống thắt lưng hay gặp:

a. đau cột sống thắt lưng

b. hạn chế vận động cột sống thắt lưng

c. rối loạn cơ tròn

d. gù, vẹo cột sống

a, b, c, d


* hình ảnh x quang thường gặp trong lao xương khớp:

a. hẹp khe khớp

b. tiêu xương

c. dày màng xương

d. khe khớp rộng, trật khớp một phần

a, b


* yếu tố  có giá trị chẩn đoán xác định lao xương khớp:

a. phản ứng Mantoux dương tính

b. triệu chứng cơ năng

c. tổn thương x quang cột sống

d. tìm tấy vi khuẩn lao tại vị trí tổn thương

d


* Chẩn đoán xác định lao cột sống dựa vào:

A. Triệu chứng cơ năng

B. Triệu chứng thực thể

C. Triệu chứng Xquang

D. Tìm thấy nang lao điển hình qua sinh thiết đốt sống vùng tổn thương

D


* Điều trị lao cột sống bằng:

A. Phối hợp các thuốc chống lao

B. Dùng kháng sinh liều cao tiêm

C. Ngoại khoa mổ cắt xương

D. Dùng kháng sinh liều cao kết hợp lý liệu pháp

A


* mục đích điều trị ngoại khoa trong lao cột sống:

a. giải phóng chèn ép tủy

b. lấy bỏ tổ chức áp xe lạnh

c. cố định cột sống

d. lấy xương chết, làm vững cột sống

a, b, c, d


* nguyên nhân gây lao xương khớp hay gặp là vi khuẩn lao người, có thể gặp vi khuẩn lao bò, rất hiếm gặp vi khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình.

A. đúng

B. sai

A


* lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2-3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke), hay gặp sau lao các màng và gặp trước các lao nội tạng.

A. đúng

B. sai

A


* thông thường vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo con đường bạch huyết, ít thấy theo con đường tiếp cận.

A. đúng

B. sai

B


* điều trị lao xương khớp bằng ngoại khoa là chủ yếu.

A. đúng

B. sai

B


* lao cột sống có dấu hiẹu ép tủy cần chỉ định mổ sớm giải phóng chèn ép.

A. đúng

B. sai

A


* hình ảnh x quang xẹp thân đốt hình chêm hay gặp trong lao cột sống.

A. đúng

B. sai

B


====================

lao tiết niệu


# Thiếu máu gặp trong:

A. Lao bàng quang

B. Lao niệu quản

C. Lao thận

D. Lao niệu đạo

C


# Chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhiều trong:

A. Lao thận

B. Lao bàng quang

C. Lao niệu quản

D. Lao niệu đạo

A


# Điều trị lao tiết niệu chủ yếu là:

A. Nội khoa – Dùng các thuốc lao

B. Ngoại khoa

C. Lý liệu pháp

D. Phục hồi chức năng

A


# Điều trị lao tiết niệu bằng ngoại khoa khi:

A. Mới bị bệnh

B. Thận bị ứ mủ

C. Đau nhiều vùng lưng

D. Có đái ra máu

B


# Triệu chứng đau âm ỉ vùng lưng hay gặp trong:

A. Lao tiết niệu

B. Sỏi tiết niệu

C. Sỏi bàng quang

D. Viêm niệu đạo

A, C, D


# Xét nghiệm nước tiểu tìm AFB thuần nhất là xét nghiệm quan trọng trong:

A. Lao tiết niệu

B. Lao cột sống

C. Lao màng não

D. Lao màng bụng

A, C, D


# Bệnh lao tiết niệu điều trị khỏi bằng:

A. Phối hợp các thuốc chống lao

B. Dùng kháng sinh liều cao tiêm

C. Kháng sinh liều cao và corticoid

D. Lý liệu pháp

A


# Triệu chứng toàn thân của lao tiết niệu thường gặp là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc lao


# Những cận lâm sàng có giá trị giúp cho chẩn đoán xác định lao tiết niệu là

+ xét nghiệm nước tiểu tìm AFB thuần nhất, nuôi cấy

+ chụp Xquang hệ tiết niệu có chuẩn bị thấy tổn thương


# Chẩn đoán xác định lao tiết niệu dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố thuận lợi


# Điều trị lao tiết niệu bằng phối hợp các thuốc chống lao


* trong lao tiết niệu sinh dục tỷ lệ nam/nữ là:

a. nam nữ bằng nhau

b. nam nhiều hơn nữ

c. nữ nhiều hơn nam

d. chỉ gặp ở nam

c


* lứa tuổi hay gặp lao tiết niệu sinh dục:

a. 15-20

b. 20-50

c. 50-70

d. >70

b


* Triệu chứng lâm sàng của lao tiết niệu hay gặp:

A. Đái ra máu

B. Đau vùng lưng

C. Đau ngực

D. Đái ra mủ

E. Đái buốt

A


* Triệu chứng thực thể của lao tiết niệu có thể gặp:

A. Thận to

B. Liệt 2 chi dưới

C. Liệt cơ bàng quang

D. Liệt nửa người

E. bí đái

F. đái rắt

G. đau hố chậu

A


* triệu chứng cơ năng của lao tiết niệu có thể gặp, ngoại trừ:

a. rối loạn bài tiết nước tiểu

b. đái ra máu

c. đái ra mủ

d. rối loạn tiêu hóa

e. đau vùng thắt lưng

d


* triệu chứng thực thể lao tiết niệu có thể gặp, ngoại trừ:

a. thận to

b. thăm trực tràng niệu quản xơ và cứng

c. đái máu

d. rối loạn cơ vòng bàng quang

c


* Rối loạn bài tiết nước tiểu gặp trong:

A. Lao thận

B. Lao bàng quang

C. Lao niệu quản

D. Lao niệu đạo

B


* triệu chứng thực thể hay gặp trong lao thận là:

a. đau vùng thắt lưng

b. thận to

c. đái máu

d. rối loạn bài niệu

b


* hình ảnh x quang UIV trong lao thận có thể gặp, ngoại trừ:

a. hình đài thận bị nham nhở

b. hình một đài thận hay nhiều đài bị cắt cụt

c. hình hang lao ở đài thận

d. thận câm

e. thận đa nang

e


* chụp UIV hệ tíe niệu phát hiện tổn thương lao ở niệu quản có thể gặp, ngoại trừ:

a. hình ảnh niệu quản bị chít hẹp một đoạn

b. hình ảnh niệu quản bị giãn rộng

c. hình ảnh niệu quản chít hẹp nhiều đoạn

d. hình ảnh giãn đài bể thận

d


* Cận lâm sàng quan trọng, giúp chẩn đoán xác định lao tiết niệu là:

A. Tìm AFB trong nước tiểu

B. Chụp Xquang ổ bụng không chuẩn bị

C. Soi bàng quang

D. Xét nghiệm máu lắng

A


* Cận lâm sàng có giá trị nhất giúp chẩn đoán lao bàng quang là:

A. Soi bàng quang và sinh thiết tìm nang lao

B. Siêu âm bàng quang

C. Xét nghiệm nước tiểu tìm AFB thuần nhất

D. Tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu bằng nuôi cấy

A


* chụp x quang hệ tiết niệu không chuẩn bị có giá trị hơn trong chẩn đoán:

a. lao thận

b. lao bàng quang

c. lao niệu quản

d. lao niệu đạo

a


* Trong lao tiết niệu cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán xác định là:

A. Phản ứng Mantoux

B. Xét nghiệm đờm tìm AFB trực tiếp

C. Chụp Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị

D. Xét nghiệm nước tiểu tìm AFB thuần nhất hoặc nuôi cấy

D


* Chẩn đoán xác định lao tiết niệu dựa vào:

A. Tìm thấy AFB trong nước tiểu

B. Soi bàng quang và sinh thiết

C. Phản ứng Mantoux

D. Làm xét nghiệm máu lắng

E. Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị

A


* Chẩn đoán xác định lao bàng quang dựa vào:

A. Soi bàng quang và sinh thiết

B. Làm phản ứng Mantoux

C. Xét nghiệm công thức máu

D. Chụp ổ bụng không chuẩn bị

E. Cấy máu tìm vi khuẩn lao

A


* triệu chứng lâm sàng lao sinh dục nam hay gặp, ngoại trừ:

a. đau vùng tinh hoàn

b. tinh hoàn, mào tinh hoàn sưng

c. bìu sưng to, tràn dịch màng tinh hoàn

d. rò tinh hoàn, chất bã đậu thoát ra qua lỗ rò

e. đái máu, đái mủ

e


* triệu chứng lâm sàng lao sinh dục nữ hay gặp, ngoại trừ:

a. ra khí hư nhiều, rối loạn kinh nguyệt

b. đau vùng bụng dưới, âm ỉ từng cơn

c. rối loạn tiêu hóa

d. vô sinh

e. khám vùng chậu thấy khối cứng chắc, hoặc to ở vùng vòi trứng

c


* xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán lao sinh dục nữ:

a. chụp tử cùng vòi trứng cản quang

b. siêu âm tử cung phần phụ

c. xét nghiệm dịch âm đạo thấy vi khuẩn lao

d. phản ứng Mantoux

c


* xét nghiệm tìm tổn thương lao sinh dục ở nữ, ngoại trừ:

a. chụp cản quang vòi trứng tử cung

b. sinh thiết niêm mạc tử cung, cổ tử cung

c. tìm AFB trong máu kinh, dịch âm đạo

d. tìm AFB trong nước tiểu

d


* xét nghiệm chẩn đoán xác định lao sinh dục nam:

a. phản ứng Mantoux

b. cấy máu tìm vi khuẩn lao

c. Sinh thiết ào tinh hoàn tìm tổn thương lao đặc hiệu

d. xét nghiệm nước tiểu tìm AFB thuần nhất

c


* điều trị lao tiết niệu chủ yếu là:

a. nội khoa

b. ngoại khoa

c. lý liệu pháp

d. đông y

a


* chỉ định điều trị ngoại khoa trong lao tiết niệu:

a. thận bị ứ mủ

b. đau nhiều vùng thắt lưng

c. có đái máu

d. rối loạn cơ vòng bàng quang

a


* phác đồ điều trị lao tiết niệu được chương trình chống lao khuyến cáo:

a. 2RHZS/6HE

b. 2RHZE/6HE

c. 2RHZSE/RHZE/5(HER)3

d. 2RHZ/6HE

b


* biến chứng của lao tiết niệu hay gặp, ngoại trừ:

a. suy thận cấp

b. suy thận mạn

c. tăng huyết áp

d. vô sinh

d


* triệu chứng cơ năng hay gặp trong lao tiết niệu:

a. rối loạn nước tiểu

b. đái ra máu

c. đái ra mủ

d. đau vùng thắt lưng

a, b, c, d


* triệu chứng đái máu hay gặp trong

a. lao hệ tiết niệu

b. viêm đường tiết niệu

c. ung thư bàng quang

d. u xơ tiền liệt tuyến

a, b, c


* triệu chứng lâm sàng lao sinh dục nam:

a. sưng đau tinh hoàn

b. tràn dịch màng tinh hoàn

c. đái buốt, đái rắt

d. rò tinh hoàn

a, b, d


* triệu chứng lâm sàng lao sinh dục nữ hay gặp:

a. rối loạn kinh nguyệt

b. đau vùng bụng dưới, âm ỉ từng cơn

c. rối loạn tiêu hóa

d. vô sinh

a, b, d


* chẩn đoán xác định lao tiết niệu nếu:

a. tìm tấy vi khuẩn lao trong nước tiểu

b. phản ứng Mantoux dương tính

c. tốc độ máu lắng tăng cao

d. x quang hệ tiết niệu không chuẩn bị

a


* tổn thương lao thận trên UIV hệ tiết niệu:

a. hình đài thận bị nham nhở

b. hình hang lao ở thận

c. hình đài thận bị cắt cụt

d. hình đài thận giãn rộng

e. tổn thương lao niệu quản trên UIV hệ tiết niệu

f. hình ảnh niệu quản bị chút hẹp một đoạn

g. hình ảnh niệu quản giãn rộng

h. hình ảnh niệu quản chít hẹp nhiều đoạn

i. hình ảnh niệu quản bình thường

a, b, c, e, f, g, h


* biến chứng của lao tiết niệu thường gặp:

a. chít hẹp niệu quản

b. bàng quang xơ hóa và teo nhỏ

c. hẹp đài, bể thận

d. giãn mạch máu thận

e. lao tiết niệu thường hay dẫn đến vô sinh

f. lao sinh dục thường hay dẫn đến vô sinh

a, b, c, e


* lao tiết niệu điều trị nội khoa là chủ yếu, phẫu thuật chỉ giải quyết những trường hợp lao thận nặng.

A. đúng

B. sai

B


* lao tiết niệu sinh dục là thể bệnh lao ngoài phổi thường gặp, bệnh hình thành do sự lan truyền theo đường máu và đường bạch huyết của vi khuẩn lao từ tổn thương lao sơ nhiễm.

A. đúng

B. sai

A


* trong lao tiết niệu, lao thận hay gặp nhất.

A. đúng

B. sai

A


* tìm AFB trong nước tiểu là một xét nghiệm chính để chẩn đoán lao thận, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng tìm thấy AFB trong nước tiểu.

A. đúng

B. sai

A


* thường gặp lao sinh dục kết hợp với lao thận.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân lao thận khi không có suy thận không cần giảm liều streptomycin.

A. đúng

B. sai

B


====================

bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS


# Phác đồ điều trị bệnh lao thất bại, tái phát ở người nhiễm HIV/AIDS do chương trình chống lao Việt Nam qui định là:

A. 2 RHZE/6 HE

B. 2 SRHZE/1 RHZE/5 R3H3E3

C. 2 SRHZE/6 HE

D. 2 SRHZE/6 R3H3E3

B





# Tư vấn cho người bệnh lao nhiễm HIV/AIDS trong điều trị là:

A. Làm cho họ buồn rầu, mặc cảm

B. Phê phán các hành vi của họ

C. Cung cấp các thông tin về lao/HIV- AIDS

D. Thuyết phục họ tuân thủ các nguyên tắc điều trị

D

# Hiệp hội chống lao thế giới và Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo:

A. Việc điều trị không nên thực hiện khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mắc lao

B. Sử dụng từ 2 đến 5 thuốc giống người không nhiễm HIV

C. Chỉ định dùng Strreptomycin và Thiacetazon trong phác đồ

B


# HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống đỡ lại sự phát triển của vi khuẩn lao, làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ lao nhiễm sang lao bệnh.


# Phản ứng da với Tuberculin ở người bị lao có nhiễm HIV dương tính với tỷ lệ thấp. Có thể chấp nhận phản ứng (+) khi kích thước của cục phản ứng 5mm. Khi ở giai đoạn AIDS phản ứng hoàn toàn âm tính.


# Theo tổ chức y tế thế giới (1997), đáp ứng điều trị bệnh lao ở những người HIV(+)/AIDS giống người không nhiễm HIV nhưng tuỳ thuộc giai đoạn nhiễm HIV và mức độ của tổn thương lao.


# Vacxin BCG là một vacxin sống, nếu tiêm cho trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ lan tràn toàn thân. Tuy nhiên theo khuyến cáo của WHO và chương trình chống lao Việt Nam: khi trẻ nhiễm HIV còn khoẻ mạnh vẫn tiêm BCG vacxin để phòng bệnh.


* So với người không nhiễm HIV, người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp:

A. 1 đến 9 lần

B. 31 đến 40 lần

C. 10 đến 30 lần

D. 41 đến 50 lần

C


* HIV nhân lên nhanh hơn do vi khuẩn lao phá huỷ tổ chức giải phóng ra:

A. TNF alpha

B. TNF beta

C. IL 4

D. IL 6

A


* Ở giai đoạn sớm của nhiễm HIV người bị bệnh lao có các triệu chứng:

A. Không giống người không nhiễm HIV

B. Giống người không nhiễm HIV

C. Lẫn lộn với các triệu chứng của các bệnh cơ hội khác

D. Giống người nhiễm khuẩn khác

B


* nguyên nhân chính gây bệnh lao ở người nhiẽm HIV hay gặp do:

a. M.tuberculosis

b. M.bovis

c. M.avium

d. Mycobacterium không điển hình

a


* Ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV người bị bệnh lao có các triệu chứng:

A. Không giống người không nhiễm HIV

B. Giống người không nhiễm HIV

C. Lẫn lộn với các triệu chứng của các bệnh cơ hội khác

D. Giống người nhiễm khuẩn khác

C


* theo định nghĩa về AIDS của tổ chức y tế thế giới, nếu nhiễm HIV (+) mà mắc bệnh lao cơ quan nào thì đó là AIDS:

a. lao phổi, lao màng phổi

b. lao màng phổi, lao màng bụng

c. lao màng não, lao kê

d. lao bất kỳ cơ quan nào

d


* nguyên nhân hay gặp nhất gây chết ở bệnh nhân HIV:

a. bệnh lao

b. nấm phổi

c. Toxoplasma

d. viêm phổi

a


* Người nhiễm HIV khi mắc bệnh lao thì thể lao chiếm tỷ lệ nhiều nhất là:

A. Lao màng phổi

B. Lao hạch ngoại biên

C. Lao phổi

D. Lao xương khớp

C


* Người mắc lao phổi nhiễm HIV thường kết hợp trước tiên với:

A. Lao màng phổi

B. Lao hạch khí phế quản

C. Lao màng tim

D. Lao màng bụng

A


* triệu chứng lâm sàng của lao phổi đồng nhiễm HIV hay gặp nhất là:

a. ho ra máu

b. sốt kéo dài (2-4 tuần)

c. ho kéo dài

d. viêm hạch

b


* Người nhiễm HIV bị lao hạch thường có đặc điểm:

A. Viêm nhóm hạch cổ

B. Viêm nhóm hạch thượng đòn

C. Viêm nhóm hạch bẹn

D. Viêm hạch toàn thân (nhiều nhóm hạch)

D


* bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV tổn thương x quang hay gặp ở:

a. thùy trên

b. thùy giữa

c. thùy dưới

d. thùy giữa và dưới

d


* dạng tổn thương x quang hay gặp ở bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV là:

a. tổn thương hang

b. thâm nhiễm đỉnh và dưới đòn

c. u lao

d. thâm nhiễm, nốt, ít tạo hang

d


* biểu hiện tiêu hóa hay gặp nhất ở bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV là:

a. tiêu chảy

b. đau thực quản

c. nuốt khó

d. cả a, b, c

a


* Người nhiễm HIV bị lao kê thì:

A. Cấy máu trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ thấp

B. Cấy máu trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ cao

C. Cấy nước tiểu trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ cao

D. Cấy đờm trực khuẩn lao mọc với tỷ lệ thấp

B


* bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV giai đoạn muộn thường có biểu hiện:

a. thường xét nghiệm đờm AFB (+)

b. thường xét nghiệm đờm AFB (-)

c. tổn thương x quang thường thâm nhiễm không hang

d. thường xét nghiệm đờm AFB (-) và tổn thương thâm nhiễm không hang

d


* Phác đồ điều trị bệnh lao phổi mới phát hiện ở người nhiễm HIV/AIDS do chương trình chống lao Việt Nam qui định là:

A. 2 RHZE/6HE

B. 2 SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

C. 2 SRHZE/6HE

D. 2 SRHZE/6R3H3E3

A


* Việc điều trị bệnh lao cho người nhiễm HIV/AIDS cần:

A. Tuỳ theo ý thích của người bệnh .

B. Tư vấn cho người bệnh và người thân trong gia đình

C. Kiểm soát chặt chẽ

D. Buông lỏng kiểm soát

B


* Thuốc được đề nghị để phòng bệnh lao người nhiễm HIV là:

A. Streptomycin

B. Ethambuton

C. Isoniazid

D. Pyrazinamid

C


* Để tránh phơi nhiễm khi chăm sóc người bệnh cần nhất tránh tiếp xúc với:

A. Đờm

B. Nước tiểu

C. Mồ hôi

D. Máu

D


* nguyên nhân gây bệnh lao có thể gặp ở bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV/AIDS:

a. vi khuẩn lao người

b. vi khuẩn lao bò

c. vi khuẩn lao chim

d. mycobacteria không điển hình

a, b, c, d


* ảnh hưởng của nhiễm HIV và bệnh lao:

a. nhiễm HIV làm tăng nguy cơ nhiễm lao và mắc bệnh lao

b. nhiễm HIV làm tăng các thể lao kháng thuốc

c. nhiễm HIV làm tăng tử vong vì bệnh lao

d. nhiễm HIV làm cho bệnh lao trở nên nặng

a, b, c, d


* ảnh hưởng của bệnh lao đối với nhiễm HIV:

a. bệnh lao chuyển nhiễm HIV thành AIDS

b. bệnh lao là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV

c. bệnh lao là nhiễm khuẩn cơ hội duy nhất trong các nhiễm khuẩn chính có thể lây truyền qua đường hô hấp

d. điều trị lao tốt cho người nhiễm HIV mắc lao có thể kéo dài thêm cuộc sống của những người này.

b, c, d


* triệu chứng lâm sàng hay gặp ở người lao phổi đồng nhiễm HIV/AIDS:

a. ho ra máu

b. gầy sút cân

c. tiêu chảy

d.viêm hạch

b, c, d


* điều trị lao đồng nhiễm HIV thuốc thường hay dùng là:

a. streptomycin

b. isoniazid

c. pyrazinamid

d. thiacetazon

b, c


* người nhiễm HIV khi TCD4 < 200 tế bào/mm3 thì hay gặp:

A. Lao mắt

B. Lao màng não

C. Lao da

D. U lao ở não

E. Áp xe lạnh thành ngực

B, D, E


* streptomycin ít dùng để điều trị lao phổi đồng nhiễm HIV.

A. đúng

B. sai

A


* isoniazid ít dùng để điều trị lao phổi đồng nhiễm HIV.

A. đúng

B. sai

A


* thiacetazon hay dùng để điều trị lao phổi đồng nhiễm HIV.

A. đúng

B. sai

B


* bệnh nhân lao phổi đồng nhiễm HIV tổn thương x quang phổi hay gặp tạo hang.

A. đúng

B. sai

B


* nhiễm HIV làm cho bệnh lao dễ phát sinh trực khuẩn kháng thuốc.

A. đúng

B. sai

A


* HIV làm cho các tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao tăng lên gấp nhiều lần so với người bình thường.

A. đúng

B. sai

A


* nhiễm HIV làm cho triệu chứng bệnh lao rầm rộ.

A. đúng

B. sai

B


* nhiễm HIV làm cho việc sử dụng streptomycin trở nên nguy hiểm do khả năng tăng lây truyền khi dùng thuốc.

A. đúng

B. sai

A


* nhiễm HIV làm cho vi khuẩn lao nội sinh tăng khả năng hoạt động có thể phát triển cao hơn nhiều lần so với trường hợp HIV âm tính.

A. đúng

B. sai

A


* điều trị lao ở bệnh nhân có đồng nhiễm HIV tỉ lệ thất bại cao.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân nam 30 tuổi, tiền sử tiêm chích ma túy 10 năm, vào viện vì ho, sốt, bệnh diễn biến 15 ngày với biểu hiện ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm đục, không ho máu. Sốt thất thường 38-39 oC, thường hay sốt về chiều và tối, không khó thở, không đau ngực, ăn uống kém, gầy sút 4kg/tháng, chưa điều trị gì.

+ hướng điều trị tiếp theo của bệnh nhân:

a. cotrimoxazol

b. thuốc lao RHZE

c. kháng sinh cefotaxim

d. ARV

a

+ nếu sau điều trị cotrimoxazol 7 ngày bệnh nhân vẫn còn sốt thất thường 38-39 oC, mệt, ho đờm, CTM bạch cầu 13 G/L, X quang phổi không thay đổi, xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp âm tính. Chân đoán nào phù hợp:

a. viêm phổi PCP/ HIV (+)

b. lao phổi AFB (-)/ HIV (+)

c. viêm phế quản/ HIV (+)

d. lao phổi AFB (+)/ HIV (+)

b


====================

điều trị bệnh lao


# Tỷ lệ đột biến kháng thuốc của vi khuẩn lao với INH là:

A. 10^-4

B. 10^-8

C. 10^-3

D. 10^-6

D


# Dựa theo chuyển hoá của vi khuẩn lao trong tổn thương, nhóm nào trong 4 nhóm sau dễ bị thuốc lao tiêu diệt:

A. Nhóm D

B. Nhóm C

C. Nhóm A

D. Nhóm B

C


# Thiacetazon là thuốc:

A. Không có thời gian tác dụng tiềm tàng với vi khuẩn lao

B. Dùng phổ biến ở Việt Nam

C. Thường được kết hợp với Ethambutol trong cùng 1 viên thuốc

D. Thuốc diệt khuẩn

A


* Liều điều trị hàng ngày của Rifampicin là:

A. 8 mg/kg

B. 10 mg/kg

C. 12 mg/kg

D. 15 mg/kg

B


* Liều điều trị hàng ngày của Isoniazid là:

A. 4 mg/kg

B. 5 mg/kg

C. 6 mg/kg

D. 10 mg/kg

B


# Liều điều trị cách quãng 3 lần/tuần của Isoniazid là:

A. 10 mg/kg

B. 15 mg/kg

C. 20 mg/kg

D. 25 mg/kg

?


# Liều điều trị cách quãng 2 lần/tuần của Isoniazid là:

A. 10 mg/kg

B. 15 mg/kg

C. 20 mg/kg

D. 25 mg/kg

?


* Liều điều trị hàng ngày của Pyrazinamid là:

A. 20 mg/kg

B. 25mg/kg

C. 30 mg/kg

D. 35 mg/kg

C


# Liều điều trị cách quãng 3 lần/tuần của Pyrazinamid là:

A. 20 mg/kg

B. 25 mg/kg

C. 30 mg/kg

D. 35 mg/kg

?


# Liều điều trị cách quãng 2 lần/tuần của Pyrazinamid là:

A. 35 mg/kg

B. 40 mg/kg

C. 45 mg/kg

D. 50 mg/kg


* Liều điều trị hàng ngày của Streptomycin là:

A. 12 mg/kg

B. 15 mg/kg

C. 18 mg/kg

D. 20mg/kg

B


* Liều điều trị hàng ngày của Ethambutol là:

A. 10 mg/kg

B. 15 mg/kg

C. 20 mg/kg

D. 25 mg/kg

E. 30 mg/kg

E


# Liều dùng cách quãng 3 lần/1 tuần của Ethambutol là:

A. 15 mg/kg

B. 20 mg/kg

C. 25 mg/kg

D. 30 mg/kg

?


# Liều dùng cách quãng 2 lần/1 tuần của Ethambutol là:

A. 35 mg/kg

B. 40 mg/kg

C. 45 mg/kg

D. 50 mg/kg

?


# Điều trị nguyên nhân lao màng phổi mới phát hiện dùng công thức:

A. 3 SH/6S2H2

B. 2 SRHZ/6HE

C. 3 RHE/6R2H2E2

D. 2 SHZ/6S2H2

B


# Điều trị lao phổi mới phát hiện, AFB (+) dùng công thức:

A. 2 HRZ/6RH

B. 2 SHRZ/6HE

C. 2 SHRZE/6H3E3

D. 2 SHRZ/6S2H2E2

B


# Pyrazinamid là thuốc diệt khuẩn lao tốt nhất với nhóm vi khuẩn nội bào.

A. đúng

B. sai

A


# Có 7 nguyên tắc điều trị nội khoa bệnh lao

A. đúng

B. sai

B


# Có 5 thuốc chống lao thiết yếu là: RMP, INH, SM, PZA, EMB

A. đúng

B. sai

B


# EMB là thuốc gây tai biến viêm gan

A. đúng

B. sai

B


# Sau khi uống một phần RMP không được chuyển hoá sẽ bài tiết qua mật xuống ruột non và được tái hấp thu

A. đúng

B. sai

A


# INH là thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn lao trong và ngoài tế bào

A. đúng

B. sai

A


# Phác đồ điều trị lao trẻ em là 2HRZ/6RH

A. đúng

B. sai

B


* Tác dụng diệt khuẩn của thuốc phụ thuộc vào nồng độ thuốc đạt được trong huyết thanh.


* Khi dùng phối hợp các thuốc chống lao có tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không đạt hiệu quả và dễ tạo ra các chủng kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến.


# Thiacetazon không dùng điều trị cách quãng vì thuốc không có thời gian tiềm tàng với vi khuẩn lao.


# Người ta kết luận Pyrazinamid là thuốc chống lao mạnh có khả năng diệt và tiệt vi khuẩn lao.


* Công thức điều trị 2SHRZE/1RHZE/5R3H3E3 hoặc 2SHRZE/1RHZE/5RHE chỉ định: dùng cho các trường hợp thất bại hay tái phát của công thức điều trị bệnh nhân lao mới.


* do vi khuẩn lao sinh sản chậm, có thể nằm vùng lâu dưới dạng vi khuẩn "dai dẳng", nên để giảm tỷ lệ tái phát thì thời gian điều trị phải đủ.


* lao kê, lao màng não, lao xương khớp có biến chứng thần kinh đe dạo tính mạng bệnh nhân có thể kéo dài thời gian điều trị tấn công và duy trì.


* những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh lý về gan thận cần phải xét nghiệm chức năng gan thận trước khi điều trị và trong quá trình điều trị để chọn thuốc, thay đổi thuốc và liều lượng cho phù hợp.


* cơ sở trong điều trị bệnh lao bao gồm:

a. cơ sở vi khuẩn học và dược lý

b. cơ sở dược lý và hóa học

c. cơ sở vi khuẩn học, dược lý và hóa học

d. cơ sở vi khuẩn học và hóa học

a


* quần thể vi khuẩn lao trong các tổn thương được chia thành mấy nhóm:

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

b


* nhóm vi khuẩn dễ bị thuốc chống lao tiêu diệt nhất là nhóm:

a. vi khuẩn khu trú ở vách hang lao, độ pH kiềm, phân áp oxy thấp

b. vi khuẩn khu trú ở vách hang lao có đủ oxy, độ pH kiềm

c. vi khuẩn nằm trong đại thực bào, không chuyển hóa, không phát triển

d. vi khuẩn đã bị thực bào, nằm trong đại thực bào, vi khuẩn phát triển rất chậm vì độ pH toan

b


* những thuốc chống lao có tác dụng diệt vi khuẩn khu trú ở vách hang lao nhưng ở sâu, độ pH kiềm, phân áp oxy thấp, chuyển hóa từng đợt ngắn khoảng 1 giờ là:

a. streptomycin và isoniazid

b. ethambutol và rifampicin

c. rifampicin và isoniazid

d. pyrazinamid và rifampicin

c


* thuốc có tác dụng tốt nhất đối với những vi khuẩn lao ở trong tế bào là:

a. rifampicin

b. isoniazid

c. pyrazinamid

d. ethambutol

c


* ức chế sự tổng hợp các acid nucleic của vi khuẩn, hình thành một phức hợp với ARN-polymerase làm men này ngừng hoạt động và không tổng hợp được các mạch ARN mới, đây là cơ chế tác dụng của:

a. rifampicin

b. isoniazid

c. pyrazinamid

d. ethambutol

a


* ức chế tiểu phần A của DNA gyrase (topoisomerase), phần quan trọng trong việc sao chép DNA của vi khuẩn lao. Đây là cơ chế hoạt động của các thuốc:

a. rifampicin và isoniazid

b. pyrazinamid

c. ethambutol

d. nhóm fluoroquinolone

d


* ức chế tổng hợp các protein của vi khuẩn là cơ chế tác dụng của:

a. rifampicin

b. isoniazid

c. pyrazinamid

d. streptomycin

d


* phá hủy màng của vi khuẩn làm mất tính kháng toan của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp polysarcharid của màng vi khuẩn trong đó có acid mycolic. Đây là cơ chế tác động của:

a. rifampicin và isoniazid

b. isoniazid và ethambutol

c. rifampicin và ethambutol

d. ethambutol và pyrazinamid

b


* các thuốc chống lao khi vào cơ thể thường đạt được đỉnh huyết thanh sau mấy giờ

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

b


* các thuốc chống lao khi vào cơ thể muốn đạt được nồng độ đỉnh trong huyết thanh cần được uống thuốc:

a. ngay trước bữa ăn

b. trong bữa ăn

c. ngay sau bữa ăn

d. cách xa 2 bữa ăn

d


* isoniazid và streptomycin là thuốc có khả năng:

a. tiệt khuẩn

b. diệt khuẩn

c. kìm khuẩn

d. cả 3 ý trên

b


* rifampicin và pyrazinamid là thuốc có khả năng:

a. tiệt khuẩn

b. diệt khuẩn

c. kìm khuẩn

d. cả 3 ý trên

a


* ethambutol là thuốc có khả năng:

a. tiệt khuẩn

b. diệt khuẩn

c. kìm khuẩn

d. cả 3 ý trên

c


* hiện nay tổ chức Y tế thế giới đã phân chia thuốc lao thành mấy nhóm:

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

c


* có mấy loại thuốc chống lao thiết yếu thường dùng ở Việt Nam:

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

c


* Rifampicin là thuốc:

A. Tổng hợp hoàn toàn

B. Diệt khuẩn

C. Chỉ tác dụng với vi khuẩn lao

D. Gây tai biến viêm thần kinh ngoại biên

B


* INH là thuốc:

A. Bán tổng hợp

B. Kìm khuẩn

C. Tai biến viêm thần kinh thị giác

D. Bị acetyl hoá ở gan

D


* Pyrazinamid là thuốc:

A. Gây tai biến viêm gan

B. Thuốc kìm khuẩn

C. Thuốc chống lao thứ yếu

D. Được tổng hợp từ năm 1960

A


* Streptomycin là thuốc:

A. Chỉ dùng để điều trị lao

B. Là thuốc chống lao thứ yếu

C. Dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn hô hấp khác

D. Có thể gây tai biến gan

A


* Streptomycin là thuốc:

a. kìm khuẩn

b. chống lao hàng 2

c. có thể gây tai biến trên tiền đình, ốc tai

d. có thể gây tai biến gan

c


* Ethambutol là thuốc:

A. Tác dụng diệt khuẩn

B. Tác dụng ngoại ý là viêm gan

C. Tác dụng kìm khuẩn

D. Bán tổng hợp từ nấm

C


* ethambutol là thuốc:

a. tác dụng diệt khuẩn

b. thuốc gây tai biến viêm gan

c. thuốc gây tai biến viêm thần kinh thị giác

d. là thuốc tiêm

c


* những thuốc chống lao có thê gây tai biến viêm gan là:

a. rifampicin, isoniazid và streptomycin

b. rifampicin, isoniazid và ethambutol

c. rifampicin, isoniazid và pyrazinamid

d. rifampicin, pyrazinamid và ethambutol

c


* những thuốc chống lao có thê gây tai biến trên thận là:

a. streptomycin và rifampicin

b. streptomycin và pyrazinamid

c. streptomycin và ethambutol

d. streptomycin và isoniazid

c


* có mấy nguyên tắc điều trị bệnh lao:

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

d


* ở giai đoạn điều trị tấn công phải kết hợp ít nhất mấy thuốc:

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

b


* bệnh nhân nữ 28 tuổi đang có thai 24 tuần, vào viện với lý do ho khan, đau ngực, khó thở. Bệnh nhân đã được chụp phim phổi xác định có hình ảnh tràn dịch và dầy dính màng phổi, xét nghiệm dịch màng phổi và được chẩn đoán là lao màng phổi. Các xét nghiệm về chức năng gan, thận của bệnh nhân đều trong giới hạn bình thường.

+ phác đồ điều trị lao nên sử dụng:

a. 2SHRZ/6HE

b. 2HRZ/4RH

c. 2RHZE/6RH

d. 2HRE/4RH

b

+ hạn chế dày dính màng phổi cho bệnh nhân bằng cách:

a. dùng thuốc tiêu viêm

b. dùng thuốc corticoid

c. tập phục hồi chức năng hô hấp

d. cả 3 đáp án trên

c

+ mỗi lần dẫn lưu dịch màng phổi cho bệnh nhân tối đa là bao nhiêu ml:

a. 400

b. 800

c. 1000

d. 1200

c


* bệnh nhân nam 48 tuổi có tiền sử viêm gan B, vào viện với lý do nổi hạch cổ phải. Bệnh nhân đã được làm xét nghiệm chẩn đoán lao hạch. Chức năng gan của bệnh nhân ALT 225 U/L, AST 239 U/L, chức năng thận trong giới hạn bình thường.

+ những thuốc chống lao không nên sử dụng đề điều trị cho bệnh nhân này là:

a. rifampicin, isoniazid, ethambutol

b. isoniazid, pyrazinamid, rifampicin

c. streptomycin, ethambutol

d. streptomycin, pyrazinamid

b

+ thuốc tiêu viêm nên sử dụng ở bệnh nhân này là:

a. nhóm corticoid

b. dùng thuốc tiêu viêm

c. cả a và b

d. không a, không b

b

+ thời gian điều trị lao hạch cho phép có thể kéo dài là:

a. 6 tháng

b. 8 tháng

c. 9 tháng

d. 12 tháng

d


* bệnh nhân nam 32 tuổi, cân nặng 50kg, có tiền sử nghiện chích ma túy, chưa từng điều trị lao, vào viện được chẩn đoán lao màng tim đồng nhiễm HIV. Chức năng gan, thận của bệnh nhân trong giới hạn bình thường.

+ phác đồ điều trị lao thường sử dụng để điều trị cho bệnh nhân này là:

a. 2SHRE/4RH

b. 2HRZE/6HE

c. 2RHZE/6(HRE)3

d. 2SHRE/5(HRE)3

b

+ số viên prednisolone loại 5mg/viên thường được sử dụng cho bệnh nhân này trong những ngày đầu là:

a. 5 viên/ngày

b. 7 viên/ngày

c. 10 viên/ngày

d. 12 viên/ngày

c

+ số viên pyrazinamid loại 0.5g/viên thường được sử dụng cho bệnh nhân này trong 2 tháng tấn công là:

a. 2 viên/ngày

b. 3 viên/ngày

c. 4 viên/ngày

d. 5 viên/ngày

b


* bệnh nhân nam 56 tuổi, cân nặng 55kg, đang điều trị lao màng não tháng thứ 3, xuất hiện đau đầu nhiều, nôn vọt. Chức năng gan thận của bệnh nhân trong giới hạn bình thường. Điện giải đồ có giảm Na và Cl. Chụp MRI sọ não có giãn não thất.

+ phác đồ điều trị lao thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân này là:

a. 2SHRE/6RH

b. 2SHRZE/6HRE

c. 2SHRZE/6(HRE)3

d. 2SHRZE/HRZE/5(HRE)3

d

+ số viên ethambutol loại 0.4g/viên thường được sử dụng cho bệnh nhân này trong 2 tháng tấn công là:

a. 2 viên/ngày

b. 3 viên/ngày

c. 4 viên/ngày

d. 5 viên/ngày

c

+ các biện pháp điều trị hỗ trợ khác nên kết hợp với thuốc chống lao ở bệnh nhân:

a. chống viêm, giảm phù nề

b. bù điện giải

c. cả a và b

d. cả a và b và hội chẩn xét mổ dẫn lưu não thất

d


* bệnh nhân nữ 56 tuổi, cân nặng 47 kg, tiền sử điều trị lao phổi năm 2000 đủ thời gian. Lần này vào viện vì tiểu buốt, rắt. sau khi khám và xét nghiệm được chẩn đoán lao tiết niệu. chức năng gan, thận của bệnh nhân trong giới hạn bình thường.

+ phác đồ điều trị lao thường được áp dụng để điều trị ở bệnh nhân này là:

a. 2HRZE/6RH

b. 2HRZE/4HRE

c. 2SHRZE/6(HRE)3

d. 2SHRZE/4HZ

a

+ số viên kết hợp RH loại 0.25g/viên thường được sử dụng cho bệnh nhân này trong 2 tháng tấn công là:

a. 2 viên/ngày

b. 3 viên/ngày

c. 4 viên/ngày

d. 5 viên/ngày

b

+ corticoid không nên dùng để điều trị ở bệnh nhân này.

A. đúng

B. sai

A


* bệnh nhân nữ 10 tuổi, cân nặng 30kg, tiền sử khỏe mạnh, vào viện vì ho khạc đờm và sốt. sau khi khám và xét nghiệm được chẩn đoán lao phổi. chức năng gan thận của bệnh nhân trong giới hạn bình thường. x quang phổi tổn thương thâm nhiễm dưới đòn phổi trái độ 1.

+ phác đồ điều trị lao thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân này là:

a. 2SHRE/4RH

b. 2HRZE/4RH

c. 2SRHZ/4HE

d. 2SHRZ/6HE

b

+ dùng corticoid để điều trị hỗ trợ thêm cho bệnh nhân này.

A. đúng

B. sai

B

+ số viên tuberzid 625mg (viên kết hợp RHZ) dùng cho bệnh nhân này trong 2 tháng tấn công là:

a. 0.5 viên/ngày

b. 1 viên/ngày

c. 2.5 viên/ngày

d. 3 viên/ngày

c


* hiện nay tổ chức Y tế thế giới đã phân chia thuốc lao thành 5 nhóm.

A. đúng

B. sai

A


* chiến lược DOTS có nghĩa là điều trị hóa trị liệu dài ngày có kiểm soát trực tiếp.

A. đúng

B. sai

B


* có thể sử dụng streptomycin để điều trị cho phụ nữ có thai nhưng cần giảm liều.

A. đúng

B. sai

B


* tổng thời gian điều trị lao kháng đa thuốc: tối thiểu 12 tháng kể từ lúc nuôi cấy đờm âm hóa. Thời gian điều trị của bệnh lao phổi kháng thuốc tùy thuộc vào thời điểm âm hóa đờm của bệnh nhân.

A. đúng

B. sai

B


* giai đoạn tấn công trong điều trị lao kháng đa thuốc: tối thiểu 6 tháng và thêm ít nhất 4 tháng kể từ lúc nuôi cấy đờm âm tính.

A. đúng

B. sai

A


* nếu người mẹ bị lao thì không nên cho trẻ bú mẹ vì có thể lây lao qua đường sữa mẹ.

A. đúng

B. sai

B


====================

phòng bệnh lao


# Nội dung phòng bệnh lao cho trẻ em chủ yếu là:

A. Tiêm BCG vacxin

B. Điều trị sớm

C. Điều trị đủ thời gian

D. Điều trị đúng liều

A


* Phòng bệnh lao cho trẻ em hiện nay thường áp dụng:

A. Dùng kháng sinh liều cao

B. Dùng các vitamin nâng cao thể trạng

C. Tiêm BCG vacxin phòng lao

D. Truyền dịch, truyền đạm

C


* Đối tượng tiêm BCG phòng lao ở Việt Nam là:

A. Trẻ từ 10 đến 15 tuổi

B. Trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi

C. Trẻ từ 5 đến 10 tuổi

D. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi

B


* Kỹ thuật tiêm BCG cho trẻ em là:

A. Tiêm bắp

B. Tiêm tĩnh mạch

C. Tiêm dưới da

D. Tiêm trong da

D


* Bản chất của BCG vacxin là … giảm độc lực:

A. Vi khuẩn lao người

B. Vi khuẩn lao bò

C. Vi khuẩn lao chim

D. Trực khuẩn kháng cồn toan không điển hình

B


* Chỉ định tiêm BCG vacxin phòng lao:

A. Trẻ đã nhiễm lao

B. Trẻ nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng

C. Trẻ chưa nhiễm lao

D. Trẻ đang đang bị bệnh lao

C


* Phương pháp sử dụng BCG vacxin phòng lao hiện nay là:

A. Uống

B. Tiêm dưới da

C. Tiêm chủng

D. Tiêm trong da

D


* Hoá dự phòng trong lao dùng cho:

A. Người đang bị bệnh lao phổi

B. Người đang bị bệnh lao màng não

C. Người dễ có nguy cơ bị nhiễm lao

D. Người đang bị lao ngoài phổi

C


* Dự phòng lao hiện nay bằng:

A. Uống Rifampicin

B. Uống Isoniazid

C. Uống Pyrazinamid

D. Uống Ethambutol

B


* Hoá dự phòng trong lao chỉ dùng cho:

A. Trẻ em

B. Người lớn

C. Cả trẻ em và người lớn

D. Người già

C


* Thời gian hoá dự phòng trong bệnh lao:

A. Trên 1 năm

B. Trên 2 năm

C. Trên 3 năm

D. Dưới 1 năm

D


# Phòng bệnh lao hiện nay cho trẻ em chủ yếu là:

A. Nâng cao sức đề kháng

B. Điều trị bằng thuốc lao

C. Tiêm BCG phòng lao

D. Cách ly nguồn lây

C


# Một trong những nội dung chủ yếu phòng bệnh lao hiện nay là:

A. Nâng cao sức đề kháng

B. Cải thiện điều kiện sống

C. Giải quyết nguồn lây

D. Điều trị kháng sinh liều cao

C


# Tiêm BCG vacxin phòng lao cho những trẻ:

A. Chưa nhiễm lao

B. Đã nhiễm lao

C. Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng

D. Trẻ đẻ non, đẻ thiếu tháng

A


* Liều dùng Isoniazid dự phòng lao:

A. 10 mg/kg/24h

B. 20 mg/kg/24h

C. 5 mg/kg/24h

D. 1 mg/kg/24h

C


# Thời gian dự phòng Isoniazid:

A. Dưới 1 tháng

B. Dưới 2 tháng

C. 6 tháng

D. Trên 2 năm

C


# 3 nội dung chính phòng bệnh lao hiện nay là:

+ Giải quyết nguồn lây

+ Bảo vệ cơ thể khỏi lây

+ Tiêm BCG vacxin phòng bệnh cho trẻ em

+ Cải thiện điều kiện sinh hoạt


* Những biến chứng thường gặp sau tiêm BCG cho trẻ em là nổi hạch nách cùng bên


# Chống chỉ định của tiêm BCG phòng lao:

+ Trẻ đẻ non, thiếu tháng

+ Đang nhiễm khuẩn cấp

+ Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng


 * nguồn lây chính là những bệnh nhân lao phổi tìm thấy AFB trong đờm bằng phương pháp:

a. nuôi cấy trong môi trường đặc hoặc lỏng

b. nhuộm soi trực tiếp

c. PCR

d. GeneXpert

b


* chương trình chống lao quốc gia nước ta phát hiện nguồn lây bệnh lao tập trung chủ yếu vào các đối tượng:

a. ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần

b. ho khan kéo dài trên 2 tuần

c. tức ngực kéo dài trên 2 tuần

d. ho ra máu

a


* biện pháp tốt nhất để phòng bệnh lao là:

a. phát hiện và điều trị sớm

b. điều trị sớm và đúng nguyên tắc

c. phát hiện và điều trị đúng nguyên tắc

d. phát hiện và điều trị sớm, đúng nguyên tắc

d


* một trong những nội dung quan trọng nhất của phòng bệnh lao là:

a. giải quyết những nguồn lây

b. điều trị đủ thời gian

c. điều trị đúng liều

d. phối hợp các thuốc chống lao

a


* liều lượng tiêm BCG lần đầu:

a. 1/5 mg BCG tương ứng 1/5 ml dung dịch

b. 1/10 mg BCG tương ứng 1/10 ml dung dịch

c. 1/15 mg BCG tương ứng 1/15 ml dung dịch

d. 1/20 mg BCG tương ứng 1/20 ml dung dịch

b


* liều lượng tiêm BCG nhắc lại:

a. 1/5 mg BCG tương ứng 1/5 ml dung dịch

b. 1/10 mg BCG tương ứng 1/10 ml dung dịch

c. 1/15 mg BCG tương ứng 1/15 ml dung dịch

d. 1/20 mg BCG tương ứng 1/20 ml dung dịch

d


* có thể dùng phản ứng Mantoux để kiểm tra khả năng miễn dịch của BCG thường sau khi tiêm mấy tháng:

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

c


* BCG nếu tiêm tốt, đúng kỹ thuật thấy 100% trẻ có sẹo, nó có tác dụng tạo miễn dịch trong bao nhiêu năm:

a. 5-10

b. 10-15

c. 15-20

d. 20-25

b


* những đối tượng nào không thuộc diện chống chỉ định tương đối tiêm vaccine BCG:

a. trẻ đẻ non thiếu tháng

b. trẻ đang nhiễm khuẩn cấp tính hoặc sau một bệnh cấp tính, nhiễm virus cúm, sởi

c. trẻ nhiễm HIV

d. trẻ biếng ăn

d


* anh Nguyễn Văn V 37 tuổi, cân nặng 52kg, mới phát hiện HIV và hiện đang điều trị ARV, anh V sống cùng nhà với ông nội bị lao phổi.

+ gia đình anh V cần phải làm gì để tránh lây nhiễm lao cho anh V:

a. tiêm phòng BCG cho anh V

b. kiểm tra sức khỏe định kỳ cho anh V

c. điều trị dự phòng lao cho anh V

d. tăng cường dinh dưỡng cho anh V

c

+ việc dùng thuốc isoniazid 0.05g/viên để dự phòng lao cho anh V thì liều dùng là:

a. 4 viên/ngày

b. 5 viên/ngày

c. 6 viên/ngày

d. 7 viên/ngày

c


* chị Lương Thị T 27 tuổi, mới sinh con được 2 tháng (cháu gái 4.5kg). Chị T phát hiện lao phổi AFB (+). Bác sĩ tư vấn cho chị T.

+ tránh lây nhiễm lao cho con gái, biện pháp tốt nhất là:

a. không cho bú mẹ

b. đeo khẩu trang cho mẹ

c. tiêm phòng BCG cho con

d. tăng cường dinh dưỡng cho con

c

+ dùng pyrazinamid để phòng lao cho con gái.

A. đúng

B. sai

B

+ tiêm phòng BCG cho con gái tốt nhất khi cháu tròn 1 tuổi.

A. đúng

B. sai

B


* ông Trần Hữu Đ 82 tuổi, ho khạc đờm kéo dài 2 tuần.

+ ông Đ được khuyên nên đi khám phát hiện lao.

A. đúng

B. sai

A

+ xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện bệnh lao cho ông Đ:

a. chụp x quang phổi

b. xét nghiệm nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB

c. xét nghiệm nước tiểu

d. xét nghiệm máu

b

+ nếu ông Đ bị lao thì thời gian mà ông Đ có khả năng lây nhiều nhất là từ khi xuất hiện triệu chứng ho đầu tiên đến hết 2 tuần khi điều trị lao.


* chị Phạm Thị Tr 25 tuổi, tiền sử bị lao phổi đã điều trị khỏi 3 năm. Chị Tr đang định có em bé nhưng còn băn khoăn:

+ con chị Tr khi sinh ra nguy cơ bị lao cao hơn trẻ khác.

A. đúng

B. sai

B

+ tiêm phòng BCG cho trẻ vào lúc nào thì tốt nhất: càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh

+ khi mang bầu và sinh con ra làm thế nào để chị Tr không mắc lao tái phát:

a. nâng cao sức đề kháng

b. điều trị thuốc phòng lao

c. tiêm phòng BCG

d. không cho trẻ bú

a


* tiêm vaccine BCG đúng có tác dụng ngăn ngừa trẻ em không bị mắc lao trong cả cuộc đời.

A. đúng

B. sai

B


* trẻ xuất hiện mụn mủ tại vị trí tiêm BCG là phản ứng bình thường của cơ thể.

A. đúng

B. sai

A


* dùng thuốc dự phòng lao không cần phải uống đều đặn và đúng giờ như điều trị thuốc lao.

A. đúng

B. sai

B


* BCG sống loại đông khô, ưu điểm là giữ được lâu, tác dụng mạnh, nếu ở điều kiện môi trường và bảo quản tốt có thể giữ được 12 tháng.


* tiêm vaccine BCG là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao, đây là một trong những nội dung cơ bản, quantrọng trong công tác phòng chống bệnh lao ở Việt Nam.


====================

chương trình chống lao


# Mục tiêu của CTCL nhằm:

A. Giảm tỷ lệ mắc lao

B. Giảm tỷ lệ chết do lao

C. Giảm tỷ lệ nhiễm lao

D. Cả 3 phương án trên

D


# Đường lối chiến lược của chương trình chống lao quốc gia ở Việt Nam là:

A. Là chiến lược phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao được áp dụng trên toàn cầu

B. Là chiến lược dự phòng lao của Việt Nam

C. Là chiến lược phát hiện lao trong cộng đồng

A


# Chọn tình huống sai trong các yếu tố cấu thành chiến lược DOTS:

A. Có cam kết mạnh mẽ của các chính phủ về công tác chống lao

B. Phát hiện nguồn lây trong cộng đồng bằng phương pháp chủ động

C. Điều trị bệnh lao bằng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp

D. Thuốc lao phải có bán ở các cửa hàng dược để bệnh nhân dễ mua

D


# DOTS là:

A. Thuốc chữa lao đặc hiệu

B. Phương pháp điều trị lao kinh điển

C. Phương pháp điều trị lao có giám sát trực tiếp bằng thuốc, có Rifampicin trong phác đồ

C


# Một người được coi là bị lao phổi có vi trùng lao trong đờm khi xét nghiệm soi đờm trực tiếp có AFB(+):

A. Ở 1 mẫu đờm

B. Ở 2 mẫu đờm

C. Ở 3 mẫu đờm

D. Ở 4 mẫu đờm

B


# Điều trị lao với phác đồ ngắn hạn là:

A. Kéo dài 6 – 8 tháng

B. Có Rifampicin trong phác đồ

C. Chia làm 2 giai đoạn: tấn công và duy trì

D. Cả 3 tình huống trên

D


# Để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị, cần phải:

A. Chụp Xquang phổi

B. Tìm vi khuẩn lao trong đờm

C. Soi phế quản

D. Cấy vi khuẩn lao trong đờm

B


# Theo dõi kết quả điều trị bằng xét nghiệm đờm ở các thời điểm:

A. Liên tục hàng tháng trong quá trình điều trị

B. Bắt đầu điều trị và kết thúc điều trị

C. Tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 của phác đồ

D. Tháng thứ 2, thứ 5, thứ 7 của phác đồ

D


# Chức năng phát hiện và quyết định chẩn đoán lao phổi AFB (+) được thực hiện ở:

A. Tuyến trung ương

B. Tuyến tỉnh

C. Tuyến huyện

D. Tuyến xã

C


# Giám sát bệnh nhân lao trong quá trình điều trị nhằm:

A. Để bệnh nhân uống thuốc đúng, đủ, đều

B. Nhắc bệnh nhân đi xét nghiệm đờm đúng thời gian

C. Phát hiện các triệu chứng phụ không mong muốn của thuốc chống lao

D. Cả 3 mục đích trên

D


# Nhiệm vụ của y tế xã trong chương trình chống lao:

A. Chẩn đoán bệnh lao

B. Phát hiện người bệnh ho khạc > 2 tuần để đưa đi khám lao

C. Giám sát điều trị bệnh nhân lao tại xã, tại nhà

D. Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ

C


# Giám sát bệnh nhân điều trị lao trong chiến lược DOTS được thực hiện bởi:

A. Tuyến huyện

B. Tuyến xã

C. Nhân viên y tế cõu chưa rơ

D. Người tình nguyện, người thân trong gia đình

B


# Mục tiêu của CTCL quốc gia Việt Nam:

A. Là mục tiêu chung của CTCL toàn cầu

B. Phát hiện 70% số bệnh nhân lao hiện có

C. Phát hiện 70% số bệnh nhân lao có vi khuẩn lao trong đờm mới mắc hàng năm so với ước tính

D. Điều trị khỏi cho 85% số bệnh nhân lao mới được phát hiện

A, C, D


# Nội dung cơ bản của chiến lược DOTS:

A. Tiêm phòng lao cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi

B. Hoạt động chống lao được lồng ghép vào hệ thống y tế chung

C. Uống thuốc Rimifon phòng lao đều đặn

D. Phát hiện lao phổi trong cộng đồng bằng nuôi cấy đờm

B


# Mạng lưới chống lao Việt Nam hoạt động:

A. Độc lập thành một hệ thống riêng rẽ

B. Lồng ghép trong hệ thống y tế chung

C. Do hội chống lao quản lý

B


# Tổ chống lao huyện có nhiệm vụ:

A. Khám phát hiện (bệnh nhân) lao bằng soi đờm trực tiếp

B. Giữ tất cả các bệnh nhân lại để điều trị

C. Gửi các bệnh nhân khó chẩn đoán lên tỉnh

D. Chỉ định phác đồ và cấp phát thuốc về xã cho bệnh nhân

A, C, D


# Phát hiện bệnh nhân lao phổi trong cộng đồng bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, thụ động.


# Chương trình chống lao ưu tiên phát hiện lao phổi ở những người ho khạc đờm kéo dài > 2 tuần.


# Theo qui định của chương trình chống lao quốc gia Việt Nam các mẫu đờm được lấy như sau:

a. Mẫu đờm 1 được lấy lúc bệnh nhân đến khám lần đầu

b. Mẫu đờm 2 được lấy lúc sáng sớm ngày hôm sau

c. Mẫu đờm 3 được lấy lúc bệnh nhân mang mẫu 2 đến nơi khám lần đầu


# Mạng lưới chống lao Viêt Nam được chia thành 4 cấp, đó là trung ương, tỉnh (thành phố), quận (huyện), xã (phường)


====================

Lao trẻ em


* chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em gặp nhiều khó khăn do:

a. bệnh lao ở trẻ em tỷ lệ tìm được AFB trong đờm thấp

b. ở trẻ em dễ tiến hành một số kỹ thuật xâm nhập để chẩn đoán

c. triệu chứng bệnh lao ở trẻ em không đặc hiệu

d. a và c

e. a và b

d


* nguyên nhân chính gây bệnh lao sơ nhiễm là:

a. M.tuberculosis

b. M.avium

c. M.bovis

d. vi khuẩn kháng cồn kháng acid không điển hình (NTM)

a


* lứa tuổi hay mắc bệnh lao sơ nhiễm ở các nước có tỷ lệ mắc lao cao là:

a. 0-5

b. 5-12

c. 12-15

d. 16-25

a


* lao trẻ em ở Việt Nam, thể bệnh hay gặp nhất là:

a. lao sơ nhiễm

b. lao màng não

c. lao màng phổi

d. lao phổi

a


* nguồn lây chính gây lao sơ nhiễm ở trẻ em là:

a. lao phổi AFB âm tính

b. lao phổi AFB dương tính

c. lao màng phổi

d. lao màng não

b


* yếu tố thuận lợi quan trọng nhất mắc lao sơ nhiễm:

a. tiếp xúc với ngồn lây

b. đái tháo đường

c. viêm dạ dày

d. suy tủy

a


* những yếu tố thuận lợi mắc lao sơ nhiễm, ngoại trừ:

a. tiếp xúc với nguồn lây

b. trẻ không được tiêm phòng BCG

c. trẻ không được bú mẹ

d. trẻ bị suy giảm miễn dịch

c


* một trường hợp lao phổi AFB dương tính 1 năm có thể gây nhiễm lao cho bao nhiêu người, và trong số đó sẽ có khoảng bao nhiêu bệnh nhân trở thành nguồn lây (lao bệnh):

a. 30 và 4

b. 20 và 2

c. 40 và 5

d. 50 và 6

b


* phức hợp lao sơ nhiễm ở phổi bao gồm:

a. ổ loét sơ nhiễm, mạch máu bị viêm, hạch khí phế quản

b. ổ loét sơ nhiễm, mạch máu bị viêm, hạch thượng đòn

c. ổ loét sơ nhiễm, đường bạch huyết bị viêm, hạch khí phế quản

d. đám thâm nhiễm, đường bạch huyết bị viêm, hạch khí phế quản

c


* triệu chứng ho trong lao sơ nhiễm ở phổi có tính chất:

a. ho khan

b. ho ra máu rải rác có đuôi khái huyết

c. ho dai dẳng, ho khan giai đoạn đầu, khạc đờm giai đoạn sau

d. khạc ra mủ thối

e. khó thở, ran ẩm, ran nổi

c


* 2 triệu chứng ngoài phổi của lao sơ nhiễm ở phổi là:

a. hồng ban nút và viêm kết mạc cấp tính

b. hồng ban đa dạng và viêm kết - giác mạc phỏng nước

c. hồng ban đa dạng và viêm kết mạc cấp

d. hồng ban nút và viêm kết - giác mạc phỏng nước

d


* 3 dấu hiệu hay gặp trong lao sơ nhiễm ở ruột, ngoại trừ:

a. đau các khớp

b. giống viêm ruột thừa

c. ỉa chảy kéo dài

d. sờ thấy hạch trong ổ bụng

a


* ở trẻ bình thường, phản ứng da với tuberculin được coi là dương tính khi đường kính của sẩn:

a. > 5 mm

b. > 10 mm

c. > 15 mm

d. < 15 mm

b


* hình ảnh hạch to trong lao sơ nhiễm phổi biểu hiện trên x quang thường quy hay gặp:

a. trung thất trên rộng

b. bóng tim to

c. trung thất dưới to

d. cả a, b, c

a


* hình ảnh gián tiếp của hạch to trên phim chụp phổi của lao sơ nhiễm, ngoại trừ:

a. trung thất trên rộng

b. hình tròn hoặc bầu dục, nhiều cung

c. xẹp phổi

d. góc Marfan rộng

b


* hình ảnh hay gặp của lao sơ nhiễm trên phim chụp x quang phổi chuẩn là:

a. phức hợp sơ nhiễm

b. viêm hạch trung thất

c. ổ loét sơ nhiễm

d. đường bạch huyết viêm

b


* nhóm hạch hay gặp tổn thương nhất trong lao sơ nhiễm phổi là:

a. nhóm I

b. nhóm II

c. nhóm III

d.nhóm IV và V

a


* để phát hiện phức hợp lao sơ nhiễm ở phổi các kỹ thuật hay dùng, ngoại trừ:

a. chụp phổi thẳng thường quy

b. chụp cắt lớp vi tính ngực

c. nội soi màng phổi

d. chụp phổi nghiêng thường quy

c


* đối với trẻ lớn nghi lao sơ nhiễm phổi nên tìm vi khuẩn lao trong:

a. dịch dạ dày

b. dịch phế quản

c. đờm

d. máu

c


* đối với trẻ nhỏ nghi lao sơ nhiễm nên tìm vi khuẩn lao trong:

a. đờm

b. dịch dạ dày

c. dịch phế quản

d. máu

b


* tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật soi trực tiếp ở lao sơ nhiễm rất khó khăn nên cần sử dụng các phương pháp khác ngoại trừ:

a. CRP

b. ELISA

c. Gen Xpert RIF/MTB

d. Bactec - MGIT

a


* soi phế quản có thể xác định được:

a. ổ loét sơ nhiễm

b. hang sơ nhiễm

c. chỗ rò hoặc chèn ép của hạch

d. đường bạch huyết bị viêm

c


* để chẩn đoán lao sơ nhiễm, thường soi phế quản để:

a. sinh thiết ổ loét sơ nhiễm

b. lấy dịch phế quản hay chất rò để tìm vi khuẩn lao

c. sinh thiết đường bạch huyết

d. sinh thiết xuyên thành vào hạch

b


* lao sơ nhiễm phổi thường phải chẩn đoán phân biệt với, ngoại trừ:

a. nhiễm khuẩn hô hấp trên

b. hen phế quản

c. nhiễm khuẩn huyết

d. viêm phổi

c


* điều trị dự phòng lao trẻ em theo chương trình chống lao Việt Nam:

a. Isoniazid với liều 5mg/1kg trong 3 tháng

b. Isoniazid với liều 5mg/1kg trong 6 tháng

c. Isoniazid với liều 5mg/1kg trong 9 tháng

d. Isoniazid với liều 5mg/1kg trong 12 tháng

b


* phác đồ điều trị lao sơ nhiễm trẻ em theo chương trình chống lao quốc gia:

a. 2SRHZ/4RH

b. 2RHZE/4RH

c. 2RHZ/4RH

d. 2SRHZ/6HE

b


* chỉ định điều trị corticoid trong lao sơ nhiễm trẻ em cho các trường hợp:

a. bệnh lây từ nguồn lao kháng thuốc

b. lao hang sơ nhiễm

c. những thể lao sơ nhiễm có hạch trung thất to

d. những bệnh nhân chỉ có chuyển phản ứng Mantoux

c


* biến chứng hay gặp của lao sơ nhiễm bao gồm, ngoại trừ:

a. lao kê

b. ho ra máu

c. lao phổi

d. phế quản phế viêm lao

b


* vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây lao sơ nhiễm bằng đường:

a. đường hô hấp

b. đường tiêu hóa

c. đường máu

d. đường da và niêm mạc

a, b, d


* triệu chứng lâm sàng hay gặp trong lao sơ nhiễm phổi:

a. ho kéo dài

b. ho ra máu

c. khó thở

d. ran ẩm, ran nổ

a


* khi hạch to chèn ép vào khí quản, gây xẹp phổi sẽ có những triệu chứng cơ năng và thực thể sau:

a. khó thở

b. nghe phổi có ran rít, ran ngáy

c. có ran ẩm

d. ho ra máu

a, b, d


* triệu chứng của lao sơ nhiễm ở da và niêm mạc:

a. thâm nhiễm

b. u nhú

c. loét lâu liền

d. hạch khu vực

a, b, c, d


* hình ảnh gián tiếp của hạch to trung thất là:

a. trung thất trên rộng

b. góc Marfan rộng

c. xẹp phổi

d. bóng tim to

a, b, c


* chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em gặp nhiều khó khăn do triệu chứng bệnh lao ở trẻ em không đặc hiệu.

A. đúng

B. sai

A


* triệu chứng lâm sàng của lao sơ nhiễm rất đa dạng và không đặc hiệu.

A. đúng

B. sai

A


* trẻ em bị lao màng não ít khi kết hợp với lao não.

A. đúng

B. sai

B


* điều trị lao màng phổi ở trẻ em giống như người lớn, nhưng khác là việc chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi không cần triệt để vì khả năng hấp thu dịch của trẻ em rất tốt.

A. đúng

B. sai

A


* phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên tắc lao màng phổi ở trẻ em thường khỏi hoàn toàn.

A. đúng

B. sai

A


* lao sơ nhiễm chưa có biến chứng phác đồ điều trị là 2RHZS/4RH

A. đúng

B. sai

B


* ở trẻ nhỏ, lao kê có thể xảy ra rất sớm ngay sau sinh.

A. đúng

B. sai

B


* tràn dịch màng phổi thể thanh tơ do lao là thể ít gặp ở trẻ em, gặp nhiều ở người lớn.

A. đúng

B. sai

B


* trẻ bị lao màng bụng, điều trị cần chọc hút đến khi hết dịch kết hợp với thuốc lao.

A. đúng

B. sai

B


* trẻ bị lao màng phổi, nên chọc hút đến khi hết dịch và dùng kết hợp với thuốc lao.

A. đúng

B. sai

B


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét