Sàng lọc và điều trị sớm
Sàng lọc bệnh nhân sepsis và septic shock
Đối với bệnh viện và hệ thống y tế, chúng tôi khuyến cáo sử dụng chương trình cải thiện chất lượng thực hành đối với nhiễm khuẩn huyết, bao gồm sàng lọc nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy cơ cao và các quy trình thực hành được chuẩn hóa cho điều trị. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình cho sàng lọc
Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng rất thấp cho quy trình thực hành được chuẩn hóa
Chúng tôi khuyến cáo không sử dụng qSOFA (khi so sánh với SIRS, NEWS hoặc MEWS) như một công cụ đơn lẻ để sàng lọc nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị đo nồng độ lactate trong máu. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Hồi sức ban đầu
Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là cấp cứu nội khoa, chúng tôi khuyến cáo cần khởi động điều trị và hồi sức ngay lập tức. Best Practice Statement
Đối với bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn hoặc giảm tưới máu mô do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị sử dụng dịch tinh thể đường tĩnh mạch 30 mL/kg trong vòng 3 giờ đầu hồi sức. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
SSC2016: Đối với giảm tưới máu mô do sepsis, chúng tôi khuyến cáo hồi sức ban đầu với ít nhất 30 mL/kg dịch tinh thể đường tĩnh mạch trong vòng 3 giờ đầu.Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng các thông số động để định hướng hồi sức dịch, hơn là thăm khám lâm sàng, hoặc sử dụng các thông số tĩnh. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Ghi chú: Các thông số động bao gồm đáp ứng với bolus dịch hoặc nghiệm pháp nâng chân thụ động, sử dụng thể tích nhát bóp (SV), biến thiên thể tích nhát bóp (SVV), biến thiên áp lực mạch (PPV), hoặc siêu âm tim, nếu khả thi.
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị định hướng hồi sức nhằm giảm nồng độ lactate máu ở bệnh nhân có tăng lactate, hơn là không sử dụng lactate máu.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Ghi chú: Trong quá trình hồi sức, nồng độ lactate nên được diễn giải dựa theo bối cảnh lâm sàng và những nguyên nhân khác làm tăng lactate máu.
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng thời gian đổ đầy mao mạch (CRT) như là một phương pháp bổ trợ để định hướng hồi sức. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Huyết áp động mạch trung bình (MAP)
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn đang sử dụng vận mạch, chúng tôi khuyến cáo mục tiêu MAP ban đầu là 65 mmHg thay vì ngưỡng MAP cao hơn. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Nhập ICU
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn cần nhập ICU, chúng tôi đề nghị chuyển ICU trong vòng 6 giờ. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Kiểm soát nhiễm trùng
Chẩn đoán nhiễm trùng
Đối với bệnh nhân người lớn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn nhưng chưa xác định nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo liên tục đánh giá lại, tìm kiếm chẩn đoán phân biệt và ngưng kháng sinh theo kinh nghiệm nếu đã tìm ra nguyên nhân khác phù hợp. Best Practice Statement
Thời điểm sử dụng kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn có khả năng cao bị nhiễm khuẩn huyết hoặc có thể đang bị sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo sử dụng kháng sinh ngay lập tức, tối ưu là trong vòng 1 giờ đầu. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng thấp với septic shock
Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng rất thấp với sepsis
SSC2016: Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch ngay khi có thể trong vòng 1 giờ sau khi nhận diện được sepsis và septic shock. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn có thể đang bị nhiễm khuẩn huyết (không sốc), chúng tôi khuyến cáo đánh giá nhanh khả năng mắc những nguyên nhân nhiễm khuẩn với nguyên nhân không phải nhiễm khuẩn gây bệnh lý nặng. Best Practice Statement
Ghi chú: Đánh giá nhanh (rapid assessment) bao gồm hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn và không do nhiễm khuẩn gây bệnh lý nặng. Những đánh giá này nên được hoàn thành trong 3 giờ đầu để đưa ra quyết định về khả năng có nhiễm khuẩn hay không và sử dụng liệu pháp kháng sinh kịp thời.
Đối với bệnh nhân người lớn có khả năng bị nhiễm khuẩn huyết (không sốc), chúng tôi đề nghị cần điều tra nguyên nhân nhanh chóng trong thời gian ngắn và nếu tiếp tục nghi ngờ cao nhiễm khuẩn, cần sử dụng kháng sinh trong vòng 3 giờ đầu (kể từ thời điểm nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết). Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
SSC2016: Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch ngay khi có thể trong vòng 1 giờ sau khi nhận diện được nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn có khả năng nhiễm khuẩn thấp (không sốc), chúng tôi đề nghị trì hoãn sử dụng kháng sinh, tiếp tục theo dõi sát tổng trạng người bệnh. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
SSC2016: Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch ngay khi có thể trong vòng 1 giờ sau khi nhận diện được nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Marker sinh học để khởi động kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không nhất thiết sử dụng thêm procalcitonin để đưa ra quyết định khởi trị kháng sinh. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Lựa chọn kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ cao nhiễm MRSA, chúng tôi khuyến cáo sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm có phổ MRSA hơn là kháng sinh không có phổ MRSA. Best Practice Statement
SSC2016: Chúng tôi khuyến cáo sử dụng liệu pháp kháng sinh phổ rộng (một hoặc nhiều kháng sinh) cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn để bao phủ tất cả các tác nhân có khả năng gây bệnh (bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc virus).Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ thấp nhiễm MRSA, chúng tôi đề nghị không nên sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm có phổ MRSA, so với sử dụng kháng sinh không có phổ MRSA. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
SSC2016: Chúng tôi khuyến cáo sử dụng liệu pháp kháng sinh phổ rộng (một hoặc nhiều kháng sinh) cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn để bao phủ tất cả các tác nhân có khả năng gây bệnh (bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc virus).Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ cao nhiễm khuẩn đa kháng (MDR), chúng tôi đề nghị sử dụng hai kháng sinh kinh nghiệm có phổ trên vi khuẩn gram âm hơn là sử dụng một kháng sinh. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ thấp nhiễm khuẩn đa kháng (MDR), chúng tôi đề nghị không nên sử dụng hai kháng sinh kinh nghiệm có phổ trên vi khuẩn gram âm, so với sử dụng một kháng sinh. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không nên sử dụng hai kháng sinh có phổ gram âm sau khi đã xác định được tác nhân gây bệnh. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Liệu pháp kháng nấm
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ cao nhiễm nấm, chúng tôi đề nghị sử dụng liệu pháp kháng nấm theo kinh nghiệm hơn là không sử dụng. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
SSC2016: Chúng tôi khuyến cáo sử dụng liệu pháp kháng sinh phổ rộng (một hoặc nhiều kháng sinh) cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn để bao phủ tất cả các tác nhân có khả năng gây bệnh (bao gồm vi khuẩn, nấm hoặc virus).Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ thấp nhiễm nấm, chúng tôi đề nghị không nên sử dụng liệu pháp kháng nấm theo kinh nghiệm. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Liệu pháp kháng virus
Chúng tôi không đưa ra khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng virus. No recommendation
Cách truyền kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng beta-lactam truyền tĩnh mạch kéo dài để duy trì (sau liều bolus đầu tiên) hơn là cách sử dụng thông thường (truyền nhanh). Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
PK/PD của kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo tối ưu hóa liều dùng kháng sinh dựa vào nguyên lý PK/PD (Dược động học/Dược lực học) và đặc tính của mỗi kháng sinh. Best Practice Statement
Kiểm soát ổ nhiễm khuẩn
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tối khuyến cáo nhanh chóng tìm kiếm, kiểm soát và can thiệp ổ nhiễm khuẩn (cơ quan nhiễm khuẩn) nhanh nhất có thể song song với điều trị nội khoa ngay khi chẩn đoán được xác định. Best Practice Statement
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo nhanh chóng loại bỏ đường truyền tĩnh mạch bị nghi ngờ là nguồn gây nhiễm khuẩn huyết hay sốc nhiễm khuẩn, ngay sau khi đặt một đường truyền tĩnh mạch khác. Best Practice Statement
Xuống thang kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị đánh giá hằng ngày để xuống thang kháng sinh thay vì sử dụng liệu trình kháng sinh cố định mà không xuống thang.
Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Thời gian sử dụng kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn đã được kiểm soát ổ nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng liệu trình kháng sinh ngắn ngày hơn. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Marker sinh học để quyết định ngừng kháng sinh
Đối với bệnh nhân người lớn được chẩn đoán ban đầu là nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn đã được kiểm soát ổ nhiễm khuẩn nhưng chưa xác định rõ được thời điểm ngưng kháng sinh, chúng tôi đề nghị sử dụng procalcitonin kết hợp đánh giá lâm sàng để quyết định ngưng kháng sinh, thay vì chỉ đánh giá lâm sàng đơn độc. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Kiểm soát huyết động
Liệu pháp dịch
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo sử dụng dịch tinh thể là dịch đầu tay để hồi sức. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng dịch tinh thể cân bằng (balanced crystalloids) thay vì nước muối sinh lý để hồi sức. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
SSC2016: Chúng tôi đề nghị sử dụng dịch tinh thể cân bằng hoặc nước muối sinh lý để hồi sức dịch cho bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng albumin ở bệnh nhân đã được truyền một lượng dịch tinh thể lớn. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo không sử dụng dung dịch keo để hồi sức. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng cao
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không sử dụng gelatin để hồi sức.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
SSC2016: Chúng tôi đề nghị sử dụng dịch tinh thể hơn là gelatin khi hồi sức bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Thuốc vận mạch
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo sử dụng Noradrenaline là thuốc vận mạch đầu tay thay vì các thuốc vận mạch khác. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng cao khi so sánh với Dopamin, trung bình với Vasopressin, thấp với Epinephrine và Selepressin, rất thấp với Angiotensin 2
Ghi chú: Trong trường hợp không có noradrenaline, có thể sử dụng epinephrine hoặc dopamine để thay thế; tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích hãy cố gắng và cải thiện tính khả dụng của noradrenalin. Khi sử dụng dopamin và epinephrine, hãy chú ý nguy cơ gây rối loạn nhịp.
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn đang sử dụng noradrenalin nhưng chưa đạt MAP mục tiêu, chúng tôi đề nghị bổ sung vasopressin thay vì tiếp tục nâng liều noradrenalin. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Ghi chú: Vasopressin thường được bổ sung khi liều noradrenalin dao động trong khoảng 0.25 - 0.5 mcg/kg/phút.
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn đang sử dụng noradrenalin và vasopressin nhưng chưa đạt MAP mục tiêu, chúng tôi đề nghị bổ sung epinephrine. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không sử dụng terlipressin. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Thuốc tăng co bóp cơ tim
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn có rối loạn chức năng cơ tim kèm dấu hiệu giảm tưới mô tồn tại dai dẳng dù đã được bồi phụ đủ thể tích tuần hoàn và đạt mục tiêu huyết áp thích hợp, chúng tôi đề nghị bổ sung dobutamine vào noradrenalin hoặc sử dụng epinephrine đơn độc.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn có rối loạn chức năng cơ tim kèm dấu hiệu giảm tưới mô tồn tại dai dẳng dù đã được bồi phụ đủ thể tích tuần hoàn và đạt mục tiêu huyết áp thích hợp, chúng tôi đề nghị không sử dụng levosimendan. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Theo dõi và lựa chọn đường truyền
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn thay vì không xâm lấn, ngay khi có thể nếu cơ sở vật chất cho phép. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị sử dụng sớm thuốc vận mạch đường ngoại biên để đạt MAP mục tiêu thay vì trì hoãn để chờ đợi thiết lập đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp
Ghi chú: Chỉ sử dụng vận mạch đường tĩnh mạch ngoại biên trong thời gian ngắn, ở vị trí tĩnh mạch lớn, gần hoặc tại hố khuỷu.
Cân bằng dịch
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn vẫn có dấu hiệu giảm tưới máu mô và thiếu dịch tuần hoàn sau hồi sức ban đầu, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo nên lựa chọn chiến lược truyền dịch hạn chế (restrictive) hay truyền dịch tự do (liberal) trong 24 giờ đầu hồi sức. No recommendation
Ghi chú: Chỉ hồi sức dịch khi bệnh nhân có bằng chứng giảm tưới máu mô.
Thông khí nhân tạo
Oxy mục tiêu
Ở bệnh nhân suy hô hấp giảm oxy hóa máu do nhiễm khuẩn huyết, hiện chưa có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng mục tiêu oxy bảo tồn. No recommendation
HFNC (Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua mũi)
Đối với bệnh nhân người lớn bị suy hô hấp giảm oxy hóa máu do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị nên sử dụng HFNC hơn là thông khí không xâm nhập (NIV). Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Thông khí không xâm nhập (NIV)
Đối với bệnh nhân người lớn bị suy hô hấp giảm oxy hóa máu do nhiễm khuẩn huyết, hiện chưa có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng thông khí không xâm nhập so với thông khí xâm nhập. No recommendation
Chiến lược thông khí bảo vệ phổi trong ARDS
49. Đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi khuyến cáo sử dụng chiến lược Vt thấp (6 mL/kg), thay vì Vt cao (>10 mL/kg). Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng cao
50. Đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS mức độ nặng do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi khuyến cáo ngưỡng giới hạn trên của áp lực bình nguyên (plateau pressure) là 30 cmH20. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS mức độ trung bình - nặng do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị sử dụng PEEP cao thay vì PEEP thấp. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Thông khí Vt thấp trong suy hô hấp không do ARDS
Đối với bệnh nhân người lớn bị suy hô hấp do nhiễm khuẩn huyết (không ARDS), chúng tôi đề nghị sử dụng Vt thấp thay vì Vt cao. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Thủ thuật huy động phế nang
Đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS mức độ trung bình - nặng do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị sử dụng thủ thuật huy động phế nang theo phương pháp truyền thống. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Ghi chú: Phương pháp truyền thống là CPAP 40/40.
Khi sử dụng thủ thuật huy động phế nang, chúng tôi khuyến cáo không sử dụng chiến lược PEEP tăng dần. Khuyến cáo mạnh - Mức độ bằng chứng trung bình
Thông khí nằm sấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS mức độ trung bình - nặng do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi khuyến cáo thực hiện thông khí nằm sấp ≥12 giờ mỗi ngày. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Thuốc giãn cơ
Đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS mức độ trung bình - nặng do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị bolus thuốc giãn cơ ngắt quãng, thay vì truyền thuốc giãn cơ liên tục. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
ECMO (Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể)
Tại trung tâm có kinh nghiệm với cơ sở vật chất đầy đủ, đối với bệnh nhân người lớn bị ARDS mức độ nặng do nhiễm khuẩn huyết, chúng tôi đề nghị sử dụng VV-ECMO sau khi thất bại với thông khí cơ học.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Liệu pháp bổ trợ
Corticosteroid
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn cần tiếp tục duy trì thuốc vận mạch, chúng tôi đề nghị sử dụng corticosteroid tĩnh mạch. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Ghi chú: Corticosteroid được lựa chọn là hydrocortisone với liều 50 mg truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ (200 mg/ngày) hoặc truyền liên tục. Kết hợp corticosteroid khi liều noradrenalin hoặc epinephrine ≥ 0.25 mcg/kg/phút (đã dùng ≥ 4 giờ).
SSC2016: Ở bệnh nhân septic shock có huyết động ổn định sau khi đã bồi phụ đủ thể tích tuần hoàn và sử dụng vận mạch, chúng tôi đề nghị không sử dụng hydrocortisone đường tĩnh mạch bổ trợ. Nếu không đạt MAP mục tiêu, chúng tôi đề nghị bổ sung hydrocortisone truyền tĩnh mạch với liều 200 mg/ngày.Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Lọc máu hấp phụ
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không tiến hành lọc máu hấp phụ bằng polymyxin B. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
SSC2016: Chúng tôi không đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ.No recommendation
Hiện không có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng các kỹ thuật lọc máu hấp phụ khác. No recommendation
Truyền máu
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo sử dụng chiến lược truyền máu hạn chế thay vì truyền máu tự do. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Ghi chú: Chiến lược truyền máu hạn chế là kích hoạt truyền máu khi nồng độ hemoglobin 70 g/L. Tuy nhiên, chỉ định truyền hồng cầu không nên chỉ dựa vào nồng độ hemoglobin đơn lẻ, cần đánh giá tổng trạng chung của bệnh nhân và xem xét các bối cảnh lâm sàng khác như giảm oxy máu nặng, xuất huyết cấp hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim cấp.
Immunoglobulins
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không sử dụng immunoglobulins tĩnh mạch. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Dự phòng loét do stress
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, chúng tôi đề nghị dự phòng loét do stress. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Dự phòng thuyên tắc do huyết khối tĩnh mạch sâu (VTE)
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo dự phòng VTE bằng thuốc trừ khi có chống chỉ định. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo dự phòng VTE bằng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) thay vì heparin không phân đoạn. Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không dự phòng VTE bằng dụng cụ cơ học kết hợp thuốc, thay vì sử dụng thuốc đơn độc. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
RRT (Liệu pháp thay thế thận)
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có tổn thương thận cấp (AKI), chúng tôi đề nghị tiến hành liệu pháp thay thế thận liên tục hoặc ngắt quãng. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Ghi chú: Cán cân nghiêng về phía RRT muộn so với RRT sớm.
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có tổn thương thận cấp (AKI) và không có chỉ định cụ thể cho RRT, chúng tôi đề nghị không sử dụng RRT. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng trung bình
Kiểm soát đường huyết
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi khuyến cáo khởi trị insulin nếu nồng độ glucose máu ≥180 mg/dL (10 mmol/L). Khuyến cáo mạnh - Chất lượng bằng chứng trung bình
Ghi chú: Sau khi khởi trị insuline, mục tiêu glucose cần đạt là 144 - 180 mg/dL (8 - 10 mmol/L).
Vitamin C
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, chúng tôi đề nghị không sử dụng vitamin C đường tĩnh mạch. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Bicarbonate
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn và nhiễm toan lactic do giảm tưới máu mô, chúng tôi đề nghị không sử dụng natri bicarbonate để cải thiện huyết động hay giảm nhu cầu vận mạch. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Đối với bệnh nhân người lớn bị sốc nhiễm khuẩn và nhiễm toan chuyển hóa nặng (pH ≤7.2) kèm tổn thương thận cấp (điểm AKIN 2 hoặc 3), chúng tôi đề nghị sử dụng natri bicarbonat. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng thấp
Dinh dưỡng
Đối với bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có thể nuôi ăn qua đường ruột, chúng tôi đề nghị nuôi ăn sớm trong vòng 72 giờ đầu. Khuyến cáo yếu - Chất lượng bằng chứng rất thấp