“Respiratory drive”: Tối ưu hóa để tránh thất bại
Khởi đầu: Minh họa đồ thị của “respiratory drive” Thông khí phút liên quan đến công thở và PaCO2 (như hình dưới) (1). ResD có vai trò điều biến toàn bộ hệ thống này. Thông thường, hệ thống này được kiểm soát một cách chặt chẽ. Ví dụ, nếu bạn ngừng thở, PaCO2 sẽ bắt đầu tăng lên dần dần. Tăng CO2 máu cấp mức độ nhẹ sẽ làm tăng ResD đáng kể - bắt buộc bạn phải bắt đầu hít thở. Nếu có một cơn hoảng loạn (panic attack) xuất hiện, tình hình sẽ tồi tệ hơn rất nhiều. Thông thường, sự tăng thông khí mức độ nhẹ sẽ làm giảm CO2 máu, từ đó làm giảm ResD và đưa hệ thống quay trở lại bình thường. Tuy nhiên, trong cơn hoảng loạn, sự tăng thông khí mức độ nặng sẽ gây nhiễm kiềm và giảm canxi máu, từ đó khiến cơn lo âu trở nên trầm trọng hơn. Điều này càng làm tăng ResD, làm tăng thông khí — tạo ra một vòng xoắn luẩn quẩn không thể kiểm soát: Có thể phá vỡ chu kỳ này bằng cách sử dụng túi giấy (bịt mặt bệnh nhân, làm tăng khoảng chết) để hít ngược trở lại CO2:
About the author
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…