GIỚ HẠN KHOẢNG PR LÀ BAO NHIÊU ?
Đoạn P-R thường là vùng đẳng điện bắt đầu từ điểm kết thúc của sóng P đến điểm khởi đầu của phức bộ QRS. Khoảng P-R được đo từ khi bắt đầu sóng P đến khi bắt đầu phức hợp QRS. Khoảng P-R phản ánh sự bắt đầu khử cực tâm nhĩ đến bắt đầu khử cực tâm thất. Đó là thời gian của xung động từ xoang đến thất qua nhĩ, nút AV, bó His và các nhánh bó. Chậm trễ trong bất kỳ phần nào của hệ thống dẫn truyên sẽ kéo dài khoảng P-R. Khoảng thời gian P-R kéo dài chủ yếu tại nút AV và ít hơn ơ His-Purkinje nhưng có thể xảy ra do bệnh lý cơ nhĩ gây ra tình trạng kéo dài dẫn truyền nội nhỉ . Bệnh His-Purkinje hầu như luôn luôn liên quan đến block bó nhánh.
1- Khoảng PR dài nhất để có thể xem là thời gian từ nút xoang đến thất là 1.000ms . Vượt qua giới hạn này ,khử cực thất không được xác định có nguồn gốc từ xoang .
2- Khoảng PR ngắn bao nhiêu khi kết luận là dẫn truyền nhỉ thất (AV)hay thất nhỉ (VA) . (Ngay cả hình ảnh sóng P đôi khi củng không giúp cho chẩn đoán phân biệt ) . Khi khoảng PR < 120ms , nguồn gốc sóng P được đặt ra .
a. Dẫn truyền AV qua đường phụ atriohisian , hay bó James , cỏ hình ảnh ECG với PR ngắn <120ms, QRS <120ms và không kèm sóng delta ( Lown-Ganong-Levince pattern ) . Tuy nhiên , tồn tại giải phẩu bó James vẫn còn mơ hồ , nên PR siêu ngắn được lý giải do :
b. Hiện tượng dẫn truyền qua nút AV gia tăng ( enhanced atriovemtricular nodal conduction) , do việc trì hoản tối thiểu tại nút AV tạo điều kiện cho xung dẫn từ nhỉ đến thất qua hệ thống His-Purkinje . Và
c. Vì đường dấn truyền nhanh của hệ thống nút AV ( trong ngữ cảnh dual nodal pathway ) xuất phát từ mô nhỉ trái hay phải , vì nó chỉ nhận xung từ mặt tiếp xúc compact node và điểm khởi đầu , nên khi xung động khởi phát từ vị trí này ( ví dụ phía trươc hố bầu dục ) sẽ theo đường dẫn truyền nhanh qua AV node , nên PR đôi khi rất ngắn .
d. Và một nhịp nhỉ thấp cũng có thể tạo ra khoảng PR ngắn .
Cần phân biệt với trường hợp phân ly nhỉ thất đẳng nhịp , khi đó PR siêu ngắn do dẫn truyền VA