LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN PHÂN NHÓM NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN ĐA KHÁNG

 

PHÂN NHÓM NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN ĐA KHÁNG THUỐC (VKĐK)

Nguy cơ chung nhiễm MDR (bao gồm các tác nhân thường gặp)(1,2,3,4,9)

  • Có điều trị ≥5 ngày tại các cơ sở y tế trong vòng 90 ngày hoặc có điều trị tại hồi sức > 2 ngày(9)
  • Đang có đặt dụng cụ xâm lấn lưu >7 ngày(a) hoặc thủ thuật/ phẫu thuật
  • Có dùng kháng sinh tĩnh mạch trong vòng 30 ngày(9)
  • Dùng corticoids kéo dài.
  • Có bệnh lý mãn tính kèm theo(b)
  • BN ghép tủy xương, ghép tạng, giảm BC hạt do hóa trị
  • Tuổi > 60(9)
  • Tiếp xúc với người nhiễm MDR


Nguy cơ riêng cho từng nhóm tác nhân: (dùng cho trong từng bệnh)

Nguy cơ nhiễm MRSA(5)

  • Có dùng FQ đơn trị liệu trong vòng 90 ngày
  • HIV/AIDS chưa điều trị hay CD4<50 tb/ul.
  • Đặt cathter tĩnh mạch trung tâm hoặc sonde tiểu lưu
  • Tiền căn nhiễm hoặc phơi nhiễm MRSA
  • Sử dụng ma túy đường tĩnh mạch.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.

Nguy cơ nhiễm vi khuẩn gram (-) Enterobacteriacae sinh ESBL(1,2)

  • Sử dụng corticoide kéo dài(c)
  • Đặt sonde dạ dày nuôi ăn, sonde tiểu lưu.
  • Tiền căn nhiễm hoặc phơi nhiễm Enterobacteriacae sinh ESBL
  • Nằm tại cơ sở y tế dài hạn
  • Chạy thận nhân tạo
  • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm

Nguy cơ nhiễm Pseudomonas/Acinetobacter đa kháng(4,13)

  • Đang nằm ICU >5 ngày
  • Có thiết bị xâm lấn
  • Trạng thái liệt giường trong cơ sở y tế
  • Có dùng cephalosporine phổ rộng, aminoglycoside, carbapemen, FQ hoặc dùng nhiều kháng sinh
  • Đang dùng kháng sinh có nguy cơ chọn lọc dòng kháng (CG3, FQ, AG) ≥ 7 ngày.
  • Tiểu đường
  • Có phẫu thuật/thủ thuật

Chú thích:

a: bao gồm catheter mạch máu, thông tiểu, nội khí quản.

b: như tiểu đường, xơ nang, chạy thận nhân tạo mãn tính, bệnh cấu trúc phổi, giảm bạch cầu trung tính, suy giảm miễn dịch nặng, suy gan

c: prednisone 0.2 mg/kg/ngày > 3 tháng hay 1 mg/kg/ngày trong 1 tuần trong vòng 3 tháng trước nhập viện


Tài liệu tham khảo:

  1. L Silvia Munoz-Price. Extended-spectrum beta-lactamases. Uptodate 21.6  https://www.uptodate.com/contents/methicillin-resistant-staphylococcus-aureus-mrsa-in-adults-epidemiology?source=search_result&search=MRSA&selectedTitle=2~150#H8
  2. Rebekah Moehring, Deverick J Anderson. Gram-negative bacillary bacteremia in adults.  https://www.uptodate.com/contents/gram-negative-bacillary-bacteremia-in-adults?source=search_result&search=multidrug%20resistant%20gram%20negative&selectedTitle=2~150
  3. John Quale. Overview of carbapenemase-producing gram-negative bacilli.  https://www.uptodate.com/contents/gram-negative-bacillary-bacteremia-in-adults?source=search_result&search=multidrug%20resistant%20gram%20negative&selectedTitle=2~150
  4. Dror Marchaim. infections and antimicrobial resistance in the intensive care unit: Epidemiology and prevention. https://www.uptodate.com/contents/gram-negative-bacillary-bacteremia-in-] adults?source=search_result&search=multidrug%20resistant%20gram%20negative&selectedTitle=2~150
  5. Deverick J Anderson. Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) in adults: Epidemiology.  https://www.uptodate.com/contents/gram-negative-bacillary-bacteremia-in-adults?source=search_result&search=multidrug%20resistant%20gram%20negative&selectedTitle=2~150
  6. Takaya Maruyama. A New Strategy for Healthcare-Associated Pneumonia: A 2-Year Prospective Multicenter Cohort Study Using Risk Factors for Multidrug- Resistant Pathogens to Select Initial Empiric Therapy. CID 2013:57
  7. Fethiye Akgul. Risk factors and mortality in the Carbapenem-resistant Klebsiella pneumonia infection: case control study. Pathogens and Global Health
  8. Rajiv Sonti. Modeling risk for developing drug resistant bacterial infections in an MDR-naïve critically ill population. Ther Adv Infectious Dis. 2017, Vol. 4(4) 95–103.
  9. Teresa Cardoso Additional risk factors for infection by multidrug-resistant pathogens in healthcareassociated infection: a large cohort study. BMC Infectious Diseases 2012, 12:375
  10. Andrew Rhodes. Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016. Critical Care Medicine: March 2017 - Volume 45 - Issue 3 - p 486–552
  11. Travis J. Matics. Adaptation and Validation of a Pediatric Sequential Organ Failure Assessment Score and Evaluation of the Sepsis-3 Definitions in Critically Ill Children. JAMA Pediatrics October 2017 Volume 171, Number 10.
  12. Singer M et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016 Feb;315(8):801-10.
  13.  https://www.uptodate.com/contents/principles-of-antimicrobial-therapy-of-pseudomonas-aeruginosa infections?source=contentShare&csi=cf4bec0e-96a8-42f2-a085-74b6d90612d4#H632999029
  14. Eggimann P, Pittet D. Candida colonization index and subsequent infection in critically ill surgical patients: 20 years later. Intensive Care Med. 2014; 40(10): 1429–1448.  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4176828/
  15. Jin Hee Jeong. CLIF–SOFA score and SIRS are independent prognostic factors in patients with hepatic encephalopathy due to alcoholic liver cirrhosis Medicine (Baltimore). 2016 Jun; 95(26): e3935.
  16. Radha K Dhiman. Chronic Liver Failure-Sequential Organ Failure Assessment is better than the Asia-Pacific Association for the Study of Liver criteria for defining acute-on-chronic liver failure and predicting outcome. World J Gastroenterol 2014 October 28; 20(40): 14934-1494
  17. Souha S Kanj. Pseudomonas aeruginosa skin, soft tissue, and bone infections. Uptodate
  18. Carol A Kauffman. Management of candidemia and invasive candidiasis in adults. Uptodate; Jun 2020.
  19. Pappas PG. Clinical Practice Guideline for the Management of Candidiasis: 2016 Update by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis. 2016;62(4):e1. Epub 2015 Dec 16.
  20. Kollef M. Septic shock attributed to Candida infection: importance of empiric therapy and source control. Clin Infect Dis. 2012;54(12):1739.
  21. Philippe Eggimann. Diagnosis of invasive candidiasis in the ICU. Ann Intensive Care. 2011; 1: 37.
  22. Deverick J Anderson. Vancomycin-resistant enterococci: Epidemiology, prevention, and control. Uptodate; Jun 2020.
  23. Scott K. Fridkin. The Effect of Vancomycin and Third-Generation Cephalosporins on Prevalence of Vancomycin-Resistant Enterococci in 126 U.S. Adult Intensive Care Units. Ann intern Med. 2001 Aug 7;135(3):175-83

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét