KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TRONG ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN TỐI CẤP

KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TRONG ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN TỐI CẤP

Bệnh nhân đột ngột xuất hiện triệu chứng đột quỵ (FAST) với huyết áp cao, chưa rõ xuất huyết hay nhồi máu, thì có nên kiểm soát huyết áp tức thì không?

Nghiên cứu INTERACT4 được thực hiện ở Trung Quốc, huy động 2404 bệnh nhân đột quỵ tối cấp và huyết áp tâm thu >= 150 mmHg, chia thành 2 nhánh: hạ huyết áp tâm thu xuống 130-140 mmHg trong vòng 2 giờ sau khởi phát triệu chứng vs. điều trị chuẩn.

https://www.nejm.org/doi/pdf/10.1056/NEJMoa2314741

Kết cục chính là điểm mRS ngày thứ 90 đã không khác biệt giữa 2 nhánh, nghiên cứu ghi nhận xuất huyết não chiếm 46.5% (trong số 2204 người được chụp CT sọ não).

Có vài điểm hay ngẫm ra từ nghiên cứu này:

- Bối cảnh nghiên cứu là đột quỵ chưa rõ xuất huyết hay nhồi máu, ví dụ đội cấp cứu ngoại viện đến nhà bệnh nhân, nên không cần tính đến tình huống có thể chụp CT sọ não trong vài phút.

- Phân tích dưới nhóm cho thấy can thiệp kiểm soát huyết áp giai đoạn tối cấp có lợi cho nhóm xuất huyết não nhưng bất lợi ở nhóm nhồi máu não (kết quả CT có sau đó).

- Yếu tố gì để nhận ra xác suất xuất huyết não lớn hơn nhồi máu não để can thiệp huyết áp cực sớm khi chưa có hình ảnh học sọ não???

P/s: Protocol kiểm soát 

+ huyết áp <140 mmHg, 

+ đường huyết (110-140 mg/dL nếu không đái tháo đường, 140-180 mg/dL nếu đái tháo đường), 

+ nhiệt độ cơ thể <= 37.5,  

+ đảo ngược rối loạn đông máu do kháng Vitamin K,

trong vòng 1 giờ đầu chẩn đoán xuất huyết não tự phát đã được chứng minh lợi ích về kết cục thần kinh trong nghiên cứu INTERACT3.

https://www.thelancet.com/.../PIIS0140-6736(23)00806-1.pdf


 

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét