1. Đặt vấn đề
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) bao gồm hai biểu hiện cấp tính là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và thuyên tắc động mạch phổi. Cơ chế hình thành TTHKTM là do sự phối hợp của 3 yếu tố (gọi là tam giác Virchow): ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, rối loạn quá trình đông máu gây tăng đông, và tổn thương thành mạch [1]
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 10 triệu trường hợp bệnh nhân gặp phải TTHKTM. Đây là một gánh nặng lớn trên toàn cầu, là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ [1][2][3]. Khoảng 50% biến cố TTHKTM được báo cáo là do nhập viện hiện tại hoặc gần đây vì phẫu thuật hoặc bệnh nội khoa cấp tính [4]. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện có thể ngăn ngừa được [5].
Phần dưới đây đưa ra chiến lược dự phòng cho đối tượng bệnh nhân nội khoa chung áp dụng thang điểm PADUA và ngoại khoa chung áp dụng thang điểm CAPRINI và đối tượng bệnh nhân có nguy cơ TTHKTM cao không cần áp dụng thang điểm. Các đối tượng khác được Bộ Y tế 2023 đưa ra (bao gồm: Bệnh nhân nội ung thư, bệnh nhân phẫu thuật chấn thương sọ não, bệnh nhân sản phụ khoa) sẽ được thông tin trong một chuyên luận riêng.
2. Chiến lược dự phòng TTHKTM
Chiến lược chung trong TTHKTM được trình bày trong Bảng 1 [1][6]
Bảng 1. Chiến lược chung trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Tổng hợp cụ thể các bước dự phòng TTHKTM theo đối tượng bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa được trình bày trong Bảng 2
Bảng 2. Tổng hợp cụ thể các bước dự phòng TTHKTM
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thang điểm PADUA
Phụ lục 2. Thang điểm CAPRINI
Phụ lục 3. Thang điểm IMPROVE
Phụ lục 4. Yếu tố nguy cơ gây biến chứng xuất huyết nghiêm trọng của ACCP 2012
Phụ lục 5. Hiệu chỉnh liều thuốc dự phòng theo chức năng thận
Phụ lục 6. Hiệu chỉnh liều thuốc dự phòng theo BMI
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y tế (2023), “Hướng dẫn điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch”.
- Heit J.A. (2015), "Epidemiology of venous thromboembolism", Nat Rev Cardiol, 12(8), pp. 464-474.
- Klemen N.D., Feingold P.L., Hashimoto B., et al. (2020), "Mortality risk associated with venous thromboembolism: a systematic review and Bayesian meta-analysis", Lancet Haematol, 7(8), pp. e583-e593.
- Schunemann H.J., Cushman M., Burnett A.E., et al. (2018), "American Society of Hematology 2018 guidelines for management of venous thromboembolism: prophylaxis for hospitalized and nonhospitalized medical patients", Blood Adv, 2(22), pp. 3198-3225.
- Anne Rose (2015), Anticoagulation Management - A Guidebook for Pharmacists, Adis Cham, XVI, 274.
- Hội Tim mạch học Việt Nam (2022), "Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022".
- Queensland Health (2018), Guideline for the prevention of Venous Thromboembolism (VTE) in adult hospitalised patients.
- Gould, M. K., et al. (2012), "Prevention of VTE in nonorthopedic surgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines", Chest, 141(2 Suppl), pp. e227S-e277S
- Menaka Pai, MD, FRCPCJames D Douketis, MD, FRCPC, FACP, FCCP (Apr 05, 2024), "Prevention of venous thromboembolic disease in adult nonorthopedic surgical patients", UpToDate
- James D Douketis, MD, FRCPC, FACP, FCCPSiraj Mithoowani, MD, MHPE, FRCPC (Jan 05, 2023), “Prevention of venous thromboembolism in adults undergoing hip fracture repair or hip or knee replacement”, UpToDate