XÁC ĐỊNH NHANH YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM TUỴ CẤP NẶNG
• SIRS (hội chứng đáp ứng viêm toàn thân)
• BUN cao/đang tăng (BUN >= 20mg/dL)
• HCT cao/đang tăng (Hct >= 44%)
• Béo phì
• Tụ dịch quanh tuỵ, thâm nhiễm hoặc tràn dịch màng phổi
• Rối loạn tri giác
• Lớn tuổi, bệnh đồng mắc
BÙ DỊCH GIAI ĐOẠN SỚM
• Bù dịch tích cực vừa phải quan trọng nhất trong vòng 6-12 giờ đầu, ưu tiên lactat ringer, theo dõi sát sinh hiệu, BUN/Hct nhằm điều chỉnh lượng dịch truyền
• Sau 24-48h bù dịch tích cực ít hiệu quả. Tiếp tục theo dõi tình trạng dịch trong giai đoạn này. Thận trọng nguy cơ quá tải dịch, tăng áp lực ổ bụng
NUÔI ĂN
• Ăn sớm đường miệng trong vòng 24-48h với chế độ ít béo ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nhẹ. Tránh dinh dưỡng tĩnh mạch nếu được
• Viêm tuỵ cấp trung bình nặng hoặc nặng xem xét nuôi ăn đường ruột, ưu tiên sonde mũi dạ dày hơn sonde mũi hỗng tràng
• Bổ sung thêm lượng nhỏ chất béo trung tính chuỗi trung bình (medium chain triglycerides) trong dầu dừa, dầu cọ nếu dung nạp được
CAN THIỆP THỦ THUẬT, PHẪU THUẬT
• ERCP trong vòng 24h nếu có nhiễm trùng đường mật
• Xem xét indomethacin đặt hậu môn, stent ống tuỵ, và bù dịch nhằm tránh viêm tuỵ sau ERCP
• Xem xét cắt túi mật trước khi xuất viện ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nhẹ do sỏi túi mật
• Ở bệnh nhân hoại tử tuỵ ổn định, xem xét can thiệp phẫu thuật/thủ thuật ở tuần 4-6 (thường sau 2-4 tuần dùng kháng sinh, nếu có hoại tử nhiễm trùng)