ISO - TỐC - KHẨU! MẤY CÁI ĐẤY NGHĨA LÀ GÌ

 📸 ISO - Tốc độ - Khẩu độ là 3 khái niệm rất quan trọng của nhiếp ảnh, tuy nhiên không ít ae khi làm quen với máy ảnh cảm thấy khá "khó hiểu" với những yếu tố này.

📸 Để giúp ae dễ "mường tưởng" cách những yếu tố này kết hợp với nhau, hôm nay mình sẽ lên 1 bài giải thích bản chất của từng khái niệm 1 cách đơn giản nhất:

📸 Tưởng tượng máy ảnh là 01 cái hộp! bên trong hộp này có 01 cái CẢM BIẾN, khi chiếc cảm biến tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ thu lại hình ảnh. Tuy nhiên nếu cứ để nó tiếp xúc liên tục vs ánh sáng, thì kết quả sẽ toàn là những bức ảnh cháy sáng trắng xóa không có hình thù

📸 Vì vậy, chúng ta cần 1 thứ giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Đây là công việc của MÀN TRẬP, giống như tấm rèm cửa sổ, nó có thể đóng/mở cho ánh sáng đi qua,



- Bình thường màn trập đóng kín để ánh sáng không lọt qua. Khi bấm chụp, màn trập được kéo mở, cho ánh sáng đi qua vào cảm biến. Sau 1 khoảng thời gian mà người dùng có thể thiết lập, màn trập sẽ lại đóng kín lại. Khoảng thời gian màn trập mở - đóng 1 chu kỳ chính là TỐC ĐỘ MÀN TRẬP

- Tốc độ màn trập nhanh -> màn trập đóng/mở nhanh -> ít ánh sáng đi vào tiếp xúc cảm biến -> ảnh tối, ít tạo vệt nhòe

- Tốc độ màn trập chậm -> màn trập đóng/mở lâu -> nhiều ánh sáng đi vào tiếp xúc cảm biến -> ảnh sáng, dễ tạo vệt nhòe

- Hiểu 1 cách khác, việc "chụp ảnh" trên máy ảnh chính là hành động mở màn trập cho ánh sáng đi vào cảm biến, rồi đóng lại. Đó là lí do trong tiếng Anh, nút chụp trên máy ảnh có tên là "nút màn trập" (Shutter Button)

📸 Tiếp theo, chúng ta muốn điều chỉnh độ sắc nét hình ảnh. Có lúc chúng ta muốn bức hình xóa mờ phông, nhưng cũng có lúc muốn thật sắc nét mọi chi tiết.

- Việc này được điều chỉnh bằng LỖ KHẨU. Lỗ khẩu thường được tạo từ nhiều lá khẩu ghép lại, nằm trong ống kính. Chúng ta có thể điều chỉnh cho lỗ khẩu mở to hay khép bé lại, độ mở to nhỏ của lỗ khẩu chính là KHẨU ĐỘ.

- Khi lỗ khẩu mở nhỏ, tức là KHẨU ĐỘ NHỎ, ánh sáng đi qua ống kính bị thu hẹp, nén tập trung lại,

nên sẽ rất sắc nét không bị mờ nhòe, đi vào cảm biến sẽ cho bức hình rõ chi tiết

- Khi lỗ khẩu mở to, tức là KHẨU ĐỘ LỚN, ánh sáng đi qua ống kính không bị nén, nên được phân tán không rõ nét, đi vào cảm biến sẽ cho bức hình nhòe hậu cảnh, chính là hiệu ứng XÓA PHÔNG

- Đồng thời, vì lỗ khẩu đóng mở cũng điều tiết lượng ánh sáng đi qua (gần giống với màn trập), nên khẩu độ lớn cho ảnh sáng hơn, khẩu độ nhỏ cho ảnh tối hơn.

📸 Cuối cùng, trên cảm biến có các điểm ảnh (pixel), chúng ta có thể điều chỉnh độ nhạy sáng của các điểm ảnh này qua việc điều chỉnh ISO.

- ISO được tăng, tức là các pixel ảnh thu sáng tốt hơn, cho ảnh sáng hơn. Tuy nhiên vì được "tăng lực" nên các pixel cũng sẽ nóng lên và gây nhiễu động tín hiệu, dẫn đến các nhiễu hạt trên hình ảnh. ISO càng cao thì các nhiễu này càng lớn

- Đó là lí do ở ISO cao, ảnh được tăng sáng nhưng bị nhiễu, ISO thấp ảnh tối nhưng chi tiết tinh xảo, sắc nét hơn.


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét