Than hoạt (AC) là một sản phẩm carbon xốp có diện tích bề mặt lớn được sử dụng để khử nhiễm đường tiêu hóa (GI) khi nuốt phải chất độc. AC liên kết với các chất độc khi tiếp xúc trong đường tiêu hóa, làm giảm hấp thu và giảm độc tính toàn thân.
Hội độc chất lâm sàng Hoa Kỳ (AACT) không khuyến cáo sử dụng AC thường quy cho bệnh nhân bị ngộ độc. Thay vào đó, các bác sĩ lâm sàng nên sử dụng AC một cách có chọn lọc trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Chỉ định
AC có thể được dùng dưới dạng than hoạt đơn liều (SDAC) hoặc than hoạt đa liều (MDAC), trong đó hai hoặc nhiều liều được lặp lại trong một khoảng thời gian.
SDAC
SDAC nên được xem xét đối với trường hợp nuốt phải có khả năng gây độc nặng hoặc mất bù. Lợi ích tối đa của SDAC được nhìn thấy khi được sử dụng sớm (<1 giờ) sau khi uống. Việc sử dụng muộn có thể cân nhắc đối với việc uống nhiều thuốc, uống thuốc giải phóng biến đổi và nuốt các gói thuốc.
liều SDAC chuẩn là:
10-25 g or 0.5-1.0 g/kg với trẻ dưới 1 tuổi
25-50 g or 0.5-1.0 g/kg với trẻ 1-12 tuổi
25-100 g với trẻ lớn và người lớn
MDAC
MDAC nên cân nhắc khi uống các thuốc tan chậm hoặc phóng thích kéo dài, hoặc các thuốc có thể tái tuần hoàn vào đường tiêu hóa (ví dụ, ruột-ruột, ruột- gan, ruột-dạ dày). AACT khuyến nghị MDAC đối với những trường hợp nuốt phải carbamazepine, dapsone, phenobarbital, quinine hoặc methylxanthines đe dọa tính mạng. MDAC cũng thường được sử dụng khi nuốt phải salicylat do hòa tan chậm và có nguy cơ gây độc nghiêm trọng. Nó cũng có thể có lợi khi uống phải amitriptylin, dextropropoxyphen, digitoxin, digoxin, disopyramide, nadolol, phenylbutazone, phenytoin, piroxicam và sotalol.
MDAC khác nhau về liều và số lần uống. Thông thường nhất, nó được dùng đầu tiên dưới dạng liều SDAC chuẩn, sau đó là 0,5 g / kg mỗi 4-6 giờ trong tối đa 12-24 giờ. Nếu MDAC gây nôn hoặc đang sử dụng cho trẻ em <5 tuổi, nên giảm liều xử trí AC thường được dùng bằng đường uống hoặc qua sonde dạ dày (nếu được đặt nội khí quản). AC có mùi lưu huỳnh mạnh và màu sẫm, nhưng trẻ em sẽ uống nếu có mùi vị dễ chịu; trộn với nước trái cây, soda, hoặc sữa socola ; và cho vào một cái cốc có nắp đậy.
Những cái tên dí dỏm như “nước ép người dơi” cũng có thể khuyến khích trẻ uống. Thuốc chống nôn có thể cho dự phòng trường hợp buồn nôn / nôn. Các sản phẩm AC có chứa Sorbitol làm tăng nguy cơ nôn và rối loạn điệ giải, nên chống chỉ định ở trẻ em
Chống chỉ định
Để giảm nguy cơ hít sặc, AC được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị co giật hoặc rối loạn ý thức, không được sử dụng cưỡng
bức. Thận trọng ở những bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn. Sử dụng sonde dạ dày chỉ được khuyến cáo ở những bệnh nhân được đặt nội khí quản
AC cũng chống chỉ định trong tắc ruột, hydrocacbon, uống vào chất tẩy rửa (axit, kiềm) và ở những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa. AC không gắn với kim loại (sắt và liti), muối (natri, magiê, kali) hoặc rượu. tác dụng phụ
Các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra nếu dùng AC đúng liều. Buồn nôn và nôn hay gặp nhất và xảy ra ở 6% -26% bệnh nhân. Các tác dụng phụ khác được báo cáo bao gồm đầy bụng, nhức đầu và tiêu chảy.
Key Points
SDAC nên được sử dụng một cách thích hợp và chỉ định trong giai đoạn sớm sau uống thuốc MDAC hiếm khi khuyến cáo ở trẻ em nhưng có thể cân nhắc với thuốc phóng thích chậm và thuốc có tái hấp thụ ở đường tiêu hóa SDAC chống chỉ định trong co giật, nôn và rối loạn ý thức, không được dùng qua sonde dạ dày trừ khi bệnh nhân được đặt nội khí quản.
Để khuyến khích trẻ nhỏ uống, AC có thể được pha với một loại đồ uống có hương vị hoặc được gọi với cái tên sáng tạo.
Suggested Readings
American Academy of Clinical Toxicology; European Association of Poisons Centres and Clinical Toxicologists.
Position statement and practice guidelines on the use of multi-dose activated charcoal in the treatment of acute
poisoning. J Toxicol Clin Toxicol. 1999;37(6):731‐751. doi:10.1081/CLT-100102451.
American Academy of Clinical Toxicology; European Association of Poisons Centres and Clinical Toxicologists.
Position paper: single-dose activated charcoal. Clin Toxicol. 2005;43(2):61‐87. doi:10.1081/CLT-51867.
Juurlink DN. Activated charcoal for acute overdose: a reappraisal. Br J Clin Pharmacol. 2015;81:482‐487. doi:10.1111/bcp.12793.
Lapus R. Activated charcoal for pediatric poisonings: the universal antidote? Curr Opin Pediatr. 2007;19:216‐222.