- Tổng quan
Điểm ưu việt của bộ não người trong những năm đầu đời là sự phát triển nhanh chóng và có tính linh hoạt cao.1 Tạo môi trường kích thích sự phát triển tư duy của trẻ, tránh các tác nhân gây căng thẳng cho trẻ từ sớm góp phần thúc đẩy trẻ phát triển nhận thức.2 Ngược lại, căng thẳng đầu đời có thể gây suy giảm chức năng nhận thức và khả năng diễn đạt cảm xúc ở trẻ.3
- Biểu hiện căng thẳng ở trẻ nhỏ
Căng thẳng là phản ứng tự nhiên về thể chất và tinh thần khi đối diện các tình huống vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Đó là một phần trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, bao gồm cả trẻ em.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên căng thẳng ở trẻ em không phải lúc nào cũng biểu hiện giống như căng thẳng ở người lớn. Trẻ em thường không diễn đạt rõ những gì chúng đang cảm thấy và có thể không nhận ra rằng những gì chúng đang cảm thấy là triệu chứng của căng thẳng. Chính vì thế, cần nhận biết rõ các biểu hiện của căng thẳng để có thể cùng trẻ vượt qua căng thẳng một cách hiệu quả.
Các biểu hiện về thể chất4,5
- Khó ngủ, mệt mỏi, dễ gặp ác mộng và đái dầm
- Trẻ thay đổi thói quen ăn uống: giảm cảm giác thèm ăn, có thể ăn nhiều hơn, hay các thay đổi khác trong thói quen ăn uống
- Trẻ có thể than đau đầu, đau bụng, khó thở, đổ mồ hôi
- Trẻ trong độ tuổi đi học có thể thường xuyên đến văn phòng y tá trong thời gian căng thẳng
Các biểu hiện về hành vi hoặc cảm xúc4,5
- Trẻ lớn hơn có thể tức giận, cáu kỉnh và tranh cãi
- Trẻ chia sẻ lo lắng mọi lúc mọi nơi
- Trẻ bị căng thẳng có thể bám cha mẹ hơn và cảm thấy không thể tham gia những điều mới hoặc gặp gỡ những người mới
- Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và nhìn chung có vẻ dễ xúc động hơn
- Ít tuân thủ các quy tắc trong gia đình, nhà trường
- Không muốn tham gia vào các hoạt động mà trẻ thường thích và có thể thích ở nhà hơn
- Trẻ lớn hơn có thể không thể hoàn thành bài tập về nhà, không sẵn sàng làm việc nhà
- Trẻ nhỏ thường có những thói quen mới như mút ngón tay cái, ngoáy mũi và cắn móng tay
- Ăn các chất không bổ dưỡng ( như tóc, đất, sơn tường…) hay nhổ tóc
- Trẻ lớn hơn có thể có hành vi hung hăng và thậm chí bắt nạt người khác
- Trẻ lớn hơn có thể bị sụt giảm đáng kể về điểm số hoặc kết quả học tập
- Ủ rũ bất thường – dễ vui vẻ nhưng cũng nhanh cáu kỉnh vào giây tiếp theo
- Đối tượng trẻ dễ bị căng thẳng
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển:6
- Biểu hiện tụt lùi kỹ năng, quên những thứ đã được học.
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn ăn uống
- Rối loạn hành vi: cáu kỉnh, hung hăng hoặc thu mình với xã hội.
Trẻ em từng là F0, F1 trong khu cách ly:6
- Các triệu chứng giống nhóm trẻ bình thường theo lứa tuổi, nhưng nặng nề hơn. Một nghiên cứu cho thấy điểm số căng thẳng trung bình sau sang chấn ở trẻ em bị cách ly tăng gấp 4 lần so với trẻ em không bị cách ly. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng 30% trẻ em bị cách ly đáp ứng các tiêu chí của Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
- Nghiên cứu lâm sàng về ảnh hưởng của stress đối với nhận thức của trẻ sơ sinh7
Seehagen S. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên hai nhóm trẻ căng thẳng và không căng thẳng để khảo sát ảnh hưởng của căng thẳng đến nồng độ cortisol trong nước bọt và hành vi, nhận thức của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nhóm trẻ căng thẳng có nồng độ cortisol cao hơn có ý nghĩa thống kê sau khi chịu tác động của tác nhân gây căng thẳng so với nhóm trẻ ở trạng thái bình thường.
Bảng 1. Sự khác biệt nồng độ cortisol giữa hai nhóm trẻ căng thẳng và không căng thẳng
Bên cạnh đó nhóm trẻ căng thẳng quấy khóc kéo dài hơn và có mong muốn được ẵm lâu hơn so với nhóm trẻ bình thường khi phải đối diện với tình huống gây căng thẳng (p<0,001; p=0,003).
Nhóm trẻ căng thẳng kém linh hoạt trong nhận thức hơn, lặp lại những động tác được hướng dẫn. Trong khi nhóm trẻ ở trạng thái bình thường, nhận thức linh hoạt hơn, không lặp lại những động tác được hướng dẫn
Bảng 2. Số lần lặp lại động tác được hướng dẫn ở hai nhóm trẻ
- Bàn luận
Trẻ em căng thẳng có xu hướng lặp lại những hành động đã được dạy trong quá khứ, không có khả năng điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Về lâu dài, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự hòa nhập xã hội của trẻ, tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm thần trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
- Johnson M. Nat Rev Neurosci. 2001, 2(7):475-83
- McClelland S, Korosi A, Cope J, Ivy A, Baram TZ. Neurobiol Learn Mem. 2011, 96(1):79–88.
- Pechtel P. & Pizzagalli D. Psychopharmacology (Berl).2011, 214 (1): 55-70
- https://medlineplus.gov/ency/article/002059.htm
- https://bvndtp.org.vn/lam-gi-khi-tre-doi-mat-voi-cang-thang-phan-1/
- https://suckhoedoisong.vn/nhung-dau-hieu-ton-thuong-tinh-than-can-chu-y-o-tre-em-thanh-thieu-nien-trong-dai-dich-169210922083938643.htm
- Seehagen S. et al. Proc Natl Acad Sci U S A. 2015 Oct 13;112(41):12882-6.