Viêm bể thận cấp là bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra viêm thận. Viêm bể thận cấp là biến chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng (UTI) lan tỏa từ bàng quang đến thận và ống góp. Nguyên nhân thường do các vi khuẩn gram âm, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, phổ biến nhất là Escherichia coli. Phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào kháng sinh, giảm đau và hạ sốt.1
Nhận thấy sự cần thiết của việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị viêm bể thận cấp, Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE) đã soạn thảo hướng dẫn điều trị viêm bể thận cấp bằng kháng sinh cho trẻ em, trẻ vị thành niên và người trưởng thành nhằm mục đích tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh để giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh. Dưới đây là những điểm chính của hướng dẫn điều trị..
Hướng dẫn điều trị viêm bể thận cấp bằng kháng sinh của NICE2
- Kiểm soát viêm bể thận cấp
- Lưu ý rằng viêm bể thận cấp là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra trên một hoặc cả hai quả thận, thường gây ra bởi vi khuẩn di trú ngược dòng từ bàng quang.
Điều trị
- Ở bệnh nhân viêm bể thận cấp ≥ 16 tuổi, lấy mẫu nước tiểu giữa dòng trước khi cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh và thực hiện cấy mẫu làm kháng sinh.
- Ở bệnh nhân viêm bể thận cấp < 16 tuổi, lấy mẫu nước tiểu trước khi cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh và thực hiện cấy mẫu làm kháng sinh đồ.
- Thăm khám và kiểm soát bệnh nhân viêm bể thận cấp < 5 tuổi có biểu hiệu sốt.
- Kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân viêm bể thận cấp (tham khảo khuyến cáo về việc lựa chọn kháng sinh). Lưu ý:
5.1. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
5.2. Nguy cơ biến chứng (nguy cơ này thường cao hơn ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định có bất thường cấu trúc hoặc bất thường chức năng đường niệu sinh dục hoặc ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch)
5.3. Kết quả cấy nước tiểu và kháng sinh đồ trước đây
5.4. Kháng sinh đã sử dụng trước đây (kháng sinh đã sử dụng có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn đề kháng). - Khi có kết quả cấy nước tiểu:
6.1. Xem xét lại lựa chọn kháng sinh và
6.2. Thay đổi kháng sinh dựa vào kết quả kháng sinh đồ nếu vi khuẩn kháng thuốc, sử dụng kháng sinh phổ hẹp bất cứ khi nào có thể.
Khuyến nghị khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh - Khi tư vấn sử dụng kháng sinh và cách tự chăm sóc, lưu ý:
7.1. Những tác động có hại có thể xảy ra của kháng sinh, đặc biệt là tiêu chảy và buồn nôn
7.2. Buồn nôn và nôn có thể là một biểu hiện của viêm bể thận trở nặng
7.3. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi:- Triệu chứng trở nặng ở thời điểm bất kỳ hoặc
- Triệu chứng không cải thiện trong vòng 48 giờ khi đã sử dụng kháng sinh hoặc
- Tổng trạng bệnh nhân không tốt.
Tái khám
- Tái khám nếu triệu chứng trở nặng ở thời điểm bất kỳ hoặc triệu chứng không cải thiện trong vòng 48 giờ khi đã sử dụng kháng sinh, lưu ý:
8.1. Chẩn đoán có khả năng khác
8.2. Triệu chứng và biểu hiện bất kỳ gợi ý bệnh lý hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn (chẳng hạn nhiễm khuẩn huyết)
8.3. Kháng sinh đã sử dụng trước đây (điều này có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn đề kháng).
Chuyển viện hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia - Cho bệnh nhân viêm bể thận cấp ≥ 16 tuổi nhập viện nếu bệnh nhân có triệu chứng hoặc biểu hiện bất kỳ gợi ý bệnh lý hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn (chẳng hạn nhiễm khuẩn huyết).
- Cân nhắc chuyển viện hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia cho bệnh nhân viêm bể thận cấp ≥ 16 tuổi với các tình trạng:
- Mất nước nghiêm trọng hoặc không có khả năng cấp dịch và thuốc bằng đường uống hoặc
- Mang thai hoặc
- Nguy cơ biến chứng cao.
- Cho bệnh nhân viêm bể thập cấp là trẻ em và trẻ vị thành niên nhập viện theo hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu của NICE cho bệnh nhân < 16 tuổi.
- Lưu ý rằng viêm bể thận cấp là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra trên một hoặc cả hai quả thận, thường gây ra bởi vi khuẩn di trú ngược dòng từ bàng quang.
- Tự chăm sóc
- Khuyến nghị bệnh nhân viêm bể thận cấp sử dụng paracetamol để giảm đau, có thể phối hợp với opioid yếu liều thấp (như codein) cho bệnh nhân > 12 tuổi.
- Khuyến nghị bệnh nhân viêm bể thận cấp uống đủ dịch để tránh mất nước.
- Lựa chọn kháng sinh
- Lưu ý dữ liệu đề kháng kháng sinh ở địa phương và làm theo hướng dẫn sau khi kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân viêm bể thận cấp:
1.1. Bảng 1 cho bệnh nhân là phụ nữ không mang thai và nam giới ≥ 16 tuổi
1.2. Bảng 2 cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai ≥ 12 tuổi
1.3. Bảng 3 cho bệnh nhân là trẻ em và trẻ vị thành niên < 16 tuổi. - Kháng sinh đường uống là lựa chọn đầu tay ở những bệnh nhân có khả năng sử dụng thuốc đường uống và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng không yêu cầu kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch.
- Xem xét lại kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch sau 48 giờ và cân nhắc chuyển sang kháng sinh đường uống khi có thể.
Table 1. Antibiotics for non-pregnant women and men aged 16 years and over
Bảng 2. Kháng sinh cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai ≥ 12 tuổi
Bảng 3. Kháng sinh cho bệnh nhân là trẻ em và trẻ vị thành niên < 16 tuổi
Tài liệu tham khảo:
- British Belyayeva M. Acute Pyelonephritis [Internet]. [cited 21 Oct 2020]. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519537/
- National Institute for Health and Care Excellence. Pyelonephritis (acute): antimicrobial prescribing [Internet]. [cited 21 Oct 2020]. Available from: https://www.nice.org.uk/guidance/ng111/chapter/Recommendations