Chẩn đoán và điều trị huyết khối gây tắc nghẽn van nhân tạo cơ học
I. MỞ ĐẦU Thay thế một van tim bị bệnh bằng một van tim nhân tạo sẽ đánh đổi bệnh lý diễn tiến tự nhiên với các biến chứng liên quan đến van tim nhân tạo. Các biến chứng bao gồm tắc nghẽn van nhân tạo(huyết khối và pannus), sự không phù hợp giữa bệnh nhân và thiết bị nhân tạo, biến cố tắc mạch, chảy máu, hở van tim nhân tạo (trong van và cạnh van), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và tán huyết liên quan đến van nhân tạo 1,2 . Van tim nhân tạo cơ học, mặc dù bền hơn so với van nhân tạo sinh học, nhưng dễ gây huyết khối hơn và cần dùng thuốc kháng đông suốt đời. Rối loạn chức năng van cơ học có thể do 4 hiện tượng chính: 1) huyết khối; 2) pannus xơ hoá tiến triển vào bên trong; 3) thoái hóa; và 4) viêm nội tâm mạc.Những hiện tượng này có thể xảy ra đồng thời, vì vậy việc xác định nguyên nhân chính của rối loạn chức năng van cơ học là rất quan trọng để có cách xử trí thích hợp. 3 Bài viết này tập trung vào chiến lược chẩn đoán và điều trị huyết khối gây tắc nghẽn van nhân tạo cơ học. II. TỶ LỆ VÀ …
About the author
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…