“Trái tim tan vỡ” thì ít sợ hơn “Trái tim vỡ tan”?

 Các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp bao gồm vỡ thành tự do thất trái, vỡ vách liên thất, vỡ cơ nhú, giả phình mạch và phình mạch thật. Với sự ra đời của các điều trị tái tưới máu sớm, những biến chứng này hiện nay xảy ra ít hơn 0,1% bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp tính. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong không giảm song song, và các biến chứng cơ học vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến kết cục sau nhồi máu cơ tim. Chẩn đoán và xử trí sớm là rất quan trọng để cải thiện dự hậu và đòi hỏi sự nghi ngờ trên lâm sàng của các biến chứng cơ học là điều quan trọng tiến đến các lựa chọn điều trị phẫu thuật và can thiệp qua da.

Các biến chứng cơ thường xảy ra nhất trong tuần đầu tiên sau nhồi máu cơ tim. Sốc tim hoặc phù phổi cấp là những biểu hiện thường xuyên. Siêu âm tim thường là đánh giá đầu tiên được sử dụng để xác định loại, vị trí và hậu quả huyết động của biến chứng cơ học. Việc ổn định huyết động thường phải kết hợp giữa điều trị nội khoa và hỗ trợ tuần hoàn cơ học. Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng thời điểm tối ưu vẫn chưa rõ ràng. Các điều trị can thiệp qua da đang phát triển như một lựa chọn điều trị thay thế cho những bệnh nhân có nguy cơ không thể phẫu thuật.

Kết luận: Các biến chứng cơ học xuất hiện với tình trạng rối loạn huyết động cấp tính và nghiêm trọng đòi hỏi sự ổn định nhanh chóng. Cần có sự tham gia của nhóm các bác sĩ tim mạch để xác định chiến lược xử trí thích hợp cho bệnh nhân bị biến chứng cơ học sau nhồi máu cơ tim cấp.


Source: https://jamanetwork.com/journals/jamacardiology/article-abstract/2773641


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét