Tiên lượng trong điều trị bệnh dây thần kinh mặt (Liệt Bell).

 Tiên lượng trong điều trị bệnh dây thần kinh mặt (Liệt Bell).

Liệt Bell là căn bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh. Về cơ bản, liệt Bell là căn bệnh khá lành tính, chủ yếu ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ và chức năng ăn uống. Bệnh cũng có tỷ lệ phục hồi cao, tuy vậy có nhiều trường hợp để lại nhiều di chứng lâu dài như co cứng cơ, đồng động, co thắt cơ mặt.

Trong quá trình điều trị, vấn đề tiên lượng bệnh cũng nên được lưu tâm để người thầy thuốc có cái nhìn đúng đắn về tình trạng bệnh, từ đó cung cấp thông tin khách quan, trung thực cho bệnh nhân. Tránh tình trạng phàn nàn "điều trị lâu mà không có kết quả" hoặc những bức xúc trước những tuyên bố "bệnh này chỉ vài ngày là khỏi".

I. Phân độ liệt mặt.

Sử dụng thang điểm phân loại House Brackmann để đánh giá chức năng vận động thần kinh mặt.

ĐỘ I: Chức năng bình thường.

 Chức năng khuôn mặt bình thường .

ĐỘ II: Rối loạn chức năng nhẹ.

 Hơi mất cân đối mặt khi vận động, thấy khi quan sát kĩ.

 Mặt cân đối khi nghỉ ngơi.

 Đồng vận (Synkinesis) nhẹ

 Vận động vùng trán tốt

 Mắt nhắm được với nỗ lực tối thiểu

 Bất đối xứng nhẹ của miệng

ĐỘ III: Rối loạn chức năng vừa phải

 Mất cân đối mặt nhưng biến dạng nhẹ khi vận động

 Mặt cân đối khi nghỉ ngơi

 Đồng vận (Synkinesis) rõ, và/hoặc kết hợp co thắt khuôn mặt (Hemifacial spasm)

 Vận động vùng trán yếu

 Mắt nhắm được khi cố gắng

 Hơi bất đối xứng của miệng khi gắng vận động

ĐỘ IV: Rối loạn chức năng từ vừa phải đến nghiêm trọng

 Mất cân đối mặt rõ ràng và làm biến dạng nhiều khi vận động

 Mặt cân đối khi nghỉ ngơi

 Mất cử động trán

 Nhắm mắt không kín

 Bất đối xứng của miệng khi gắng vận động.

ĐỘ V: Rối loạn chức năng nghiêm trọng

 Mất cân đối mặt khi nghỉ, biến dạng nhiều

 Mất cử động trán

 Mắt không nhắm được

 Còn một vài trương lực

ĐỘ VI: Liệt hoàn toàn

 Không còn trương lực.

II. Tiên lượng

1. Tiên lượng theo lâm sàng

So sánh giữa các lần khám trong các tuần. 

 Dấu hiệu phục hồi đầu tiên xuất hiện trong tuần đầu là tiên lượng tốt. 

 Dấu hiệu phục hồi lần khám sau hơn lần khám trước là tiên lượng tốt.

2. Tiên lượng theo điện cơ.

Ghi điện cơ một số cơ mặt hay cơ vòng mi, cơ vòng môi và các cơ trán bằng điện cực kim.

 Tiên lượng tốt: Nếu trong tuần đầu EMG vẫn tồn tại hoạt động điện dù lâm sàng có thể liệt hoàn toàn, sau tuần đầu EMG dạng phong phú đơn vị vận động.

 Tiên lượng dè dặt: nếu EMG mất hoạt động điện trong tuần đầu.

 Tiên lượng xấu: nếu EMG mất hoạt động điện từ tháng thứ 2. Nếu EMG mất hoạt động điện từ tuần thứ 2 – 4 thì phải kết hợp với lâm sàng.

3. Phản xạ nháy mắt

 Tiên lượng tốt: Nếu mất phản xạ hoàn toàn trong tuần đầu nhưng cuối tuần thứ 2 sóng R1 và R2 đã xuất hiện trở lại. Hoặc không mất phản xạ hoàn toàn trong tuần đầu nhưng cuối tuần thứ 2 thì thời gian tiềm sóng R1 và R2 về gần bình thường. Hoặc không mất phản xạ hoàn toàn trong tuần đầu.

 Tiên lượng xấu: cuối tuần thứ 2 vẫn mất phản xạ nháy mắt ( không ghi được R1 và R2).



About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét