Thuốc giãn phế quản trong điều trị COPD

 

TÓM TẮT

  • Thuốc giãn phế quản cải thiện khả năng hô hấp của bệnh nhân COPD bằng cách làm giãn cơ trơn đường thở
  • Điều trị kết hợp với các loại thuốc giãn phế quản khác mang lại nhiều lợi ích điều trị cho bệnh nhân
  • Việc nghiên cứu lợi ích của thuốc giãn phế quản đối với các kiểu hình COPD khác nhau giúp tối ưu hóa điều trị trong những năm tới 


 

MỞ ĐẦU

Từ đầu thập niên 90, thuốc giãn phế quản giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vì có nhiều tiềm năng trong điều trị và tính an toàn đối với bệnh nhân. Thuốc giãn phế quản có khả năng làm giảm tắc nghẽn phế quản và hạn chế luồng khí, giảm căng phồng phổi quá mức, cải thiện khả năng làm rỗng phổi và khả năng vận động. Thuốc giãn phế quản thường được chỉ định cho bệnh nhân dưới dạng đường xông hít để phòng ngừa và làm giảm triệu chứng [1].  

Bài viết tóm tắt ngắn gọn đặc điểm của một số loại thuốc giãn phế quản cơ bản.

Những lợi ích của thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản là nhóm thuốc điều trị làm tăng thể tích thở ra trong một giây đầu FEV1 và/hoặc thay đổi các giá trị khác trong hô hấp ký. Thuốc giãn phế quản cải thiện khả năng hô hấp của bệnh nhân COPD bằng cơ chế thư giãn cơ trơn đường thở [2].

Thuốc giãn phế quản thường được chỉ định cho bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định để làm giảm triệu chứng, tần suất và mức độ nghiêm trọng của đợt kịch phát, cải thiện khả năng vận động và tình trạng sức khỏe [3].

CÁC NHÓM THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

Thuốc chủ vận β2 (β2 -agonists)  

Thuốc chủ vận β2 có cơ chế hoạt động chính là thư giãn cơ trơn đường thở. Thuốc chủ vận β2 cũng kích thích thụ thể β2 – adrenergic làm tăng adenosine monophosphate (cAMP), đối kháng sự co thắt phế quản.


Bảng 1. Thông tin tóm tắt của các nhóm thuốc chủ vận β2

 

 


Mặc dù có một số tác động bất lợi nhất định, các thuốc chủ vận β2 không làm suy giảm chức năng phổi và làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD [3].

Các thuốc đối kháng muscarinic

Thuốc đối kháng muscarinic ngăn chặn tác động co thắt phế quản của acetylcholine trên thụ thể M3 muscarinic ở cơ trơn đường hô hấp.

Bảng 2. Thông tin tóm tắt của các nhóm thuốc đối kháng muscarinic


Thuốc giãn phế quản đường xông hít là biện pháp điều trị duy trì tiêu chuẩn ở bệnh nhân COPD và được khuyến cáo trong điều trị khởi đầu ở bệnh nhân COPD [3].


Một số dụng cụ hít xịt thường dùng

MDIs (Metered Dose Asthma Inhalers): bình xịt định liều
SMIs (Soft Mist Inhaler): dụng cụ xịt hít hạt mịn
DPIs (Dry Powder Inhaler): bình hít dạng bột khô
Nebulizer: máy phun khí dung

Phối hợp các thuốc giãn phế quản

Việc phối hợp các thuốc giãn phế quản với cơ chế và thời gian tác động khác nhau làm tăng khả năng làm giãn phế quản ở bệnh nhân COPD. Liệu pháp phối hợp cũng làm giảm nguy cơ gặp phải các tác động có hại so với liệu pháp đơn trị [4].

GOLD 2020 khuyến cáo mạnh LABA/LAMA như lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân COPD. Phối hợp này cải thiện đáng kể chức năng phổi, ngưng thở, tình trạng sức khỏe và FEV1. Khi so sánh với liệu pháp đơn trị, liệu pháp phối hợp làm giảm xảy ra triệu chứng liên quan đến COPD và tỷ lệ xuất hiện cơn COPD kịch phát [3].

Cho tới nay, chưa có thuốc điều trị nào được khuyến cáo lựa chọn hơn các thuốc cùng nhóm còn lại trong phối hợp LABA/LAMA. Cũng chưa cho phối hợp LABA/LAMA cụ thể nào được chấp thuận cho một nhóm bệnh nhân COPD cụ thể. Do vậy, việc lựa chọn tác nhân LABA và LAMA đều dựa trên tình trạng bệnh lý và sự chọn lựa của bệnh nhân [5].

Phối hợp thuốc giãn phế quản và corticosteroid dạng hít

Phối hợp giữa thuốc giãn phế quản và corticodsteroid dạng hít (ICS) được ứng dụng nhiều trong lâm sàng. Trị liệu ba (LABA + LAMA + ICS) cũng đã cho thấy khả năng cải thiện chức năng phổi, tình trạng sức khỏe và giảm triệu chứng/đợt kịch phát tốt hơn khi so sánh với trị liệu đôi (LABA + LAMA) hoặc trị liệu đơn.

Hướng dẫn của Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) đã khuyến nghị lựa chọn ICS + LABA + LAMA hơn là LABA + LAMA ở một số bệnh nhân [6]:

  • Bệnh nhân COPD than phiền bị ngưng thở hoặc không thể hoạt động thể chất mặc dù đang được điều trị bằng trị liệu đôi
  • Bệnh nhân COPD có tiền sử ≥ 1 đợt cấp trong 1 năm vừa qua cần phải nhập viện/điều trị bằng steroid đường uống/kháng sinh

Trị liệu ba fluticasone (ICS) + vilanterol (LABA) + umeclidinium (LAMA) liều đơn bằng DPI đã cho thấy tính an toàn và hiệu lực [7]

Một số điểm chính về các thuốc giãn phế quản trong thựcc hành lâm sàng được tóm tắt trong bảng 3.

Bảng 3. Một số điểm chính về các thuốc giãn phế quản trong COPD của GOLD



KẾT LUẬN

Thuốc giãn phế quản giữ vai trò quan trọng trong biện pháp điều trị COPD bằng các tác nhân dược lý. Khởi đầu điều trị bằng thuốc giãn phế quản sớm cho thấy khả năng cải thiện sức khỏe lâu dài và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [8].

Các nghiên cứu trong tương lai cũng tập trung tìm hiểu lợi ích của thuốc giãn phế quản ở một số phân nhóm bệnh nhân COPD. Bằng việc phân tầng bệnh nhân, việc lựa chọn các thuốc giãn phế quản trong điều trị có thể được tối ưu hóa để nâng cao chất lượng điều trị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. AD D’Urzo A, Cazzola M, Hanania NA, Buhl R, Maleki-Yazdi MR. New developments in optimizing bronchodilator treatment of COPD: a focus on glycopyrrolate/formoterol combination formulated by co-suspension delivery technology. International journal of chronic obstructive pulmonary disease. 2018;13:2805.
  2. Miravitlles M, Anzueto A, Jardim JR. Optimizing bronchodilation in the prevention of COPD exacerbations. Respiratory Research. 2017 Dec 1;18(1):125.
  3. Pocket guide to COPD Diagnosis, Management and Prevention [Internet]. Goldcopd.org. 2020 [cited 16 October 2020]. Available from: https://goldcopd.org/wp-content/uploads/2020/03/GOLD-2020-POCKET-GUIDE-ver1.0_FINAL-WMV.pdf
  4. Thomas M, Halpin DM, Miravitlles M. When is dual bronchodilation indicated in COPD?. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2017;12:2291.
  5. Anzueto A, Miravitlles M. Considerations for the correct diagnosis of COPD and its management with bronchodilators. Chest. 2018 Aug 1;154(2):242-8.
  6. Nici L, Mammen MJ, Charbek E, Alexander PE, Au DH, Boyd CM, Criner GJ, Donaldson GC, Dreher M, Fan VS, Gershon AS. Pharmacologic Management of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. An Official American Thoracic Society Clinical Practice Guideline. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 2020 May 1;201(9):e56-69.
  7. Jones R, Østrem A. Optimising pharmacological maintenance treatment for COPD in primary care. Prim Care Respir J. 2011;20(1):33–45.




About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét