Nguồn: Chopper Học Y
🩺Trước hết, độ nhậy và độ đặc hiệu là gì?
-Khi được làm một xét nghiệm bất kì, mình tin rằng mọi người luôn muốn nó có hai khả năng: (1) Nếu thực sự mắc bệnh, xét nghiệm phải cho ra kết quả dương tính và (2) Nếu không mắc bệnh, kết quả phải cho ra là âm tính.
-Để đơn giản hóa, ta hãy vẽ ra một bảng 2*2 tối giản như dưới đây, hai cột lần lượt là mắc bệnh và không mắc bệnh; hai hàng là xét nghiệm dương tính và âm tính.
-Hai giá trị trên được dùng để đánh giá độ chính xác của một xét nghiệm nhất định trong chẩn đoán hay tiên lượng bệnh.
1️⃣. ĐỘ NHẬY (SENSITIVITY)
- Là số người mắc bệnh mà có kết quả xét nghiệm dương tính.
VD: Xét nghiệm X có độ nhậy là 80% thì khi xét nghiệm trên 100 người mắc bệnh sẽ cho ra kết quả dương tính ở 80 người.
- Đối ngược với nhóm này là những người mắc bệnh mà cho kết quả âm tính (hay âm tính giả - False negatives)
- Xét nghiệm có độ nhậy càng cao thì khả năng sàng lọc càng tốt, bởi khi đó phần trăm âm tính giả càng thấp
=> Nếu một người có kết quả xét nghiệm âm tính thì gần như chắc chắn không mắc bệnh
2️⃣. ĐỘ ĐẶC HIỆU (SPECIFICITY)
- Là số người không mắc bệnh mà có kết quả xét nghiệm âm tính.
VD: Xét nghiệm X có độ nhậy là 90% thì khi xét nghiệm trên 100 người không mắc bệnh sẽ cho ra kết quả âm tính ở 90 người.
- Đối ngược với nhóm này là những người không mắc bệnh mà cho kết quả dương tính (hay dương tính giả - False Positives)
- Xét nghiệm có độ đặc hiệu càng cao thì khả năng phát hiện bệnh càng tốt, bởi khi đó phần trăm dương tính giả càng thấp
=> Nếu một nguồi có kết quả xét nghiệm dương tính thì gần như chắc chắn bị bệnh
3️⃣. Quay trở lại câu hỏi lúc đầu, vậy "độ" nào thì quan trọng hơn?
- Mình nghĩ không có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này mà nó phụ thuộc vào mục đích của từng xét nghiệm.
- Nếu cần xét nghiệm có tính sàng lọc bệnh (VD: Test nhanh Covid 19) thì ta cần một xét nghiệm có độ nhậy cao, bởi khi đó số người mắc bệnh mà có kết quả âm tính sẽ thấp => Giảm nguy cơ lây lan bệnh.
- Nếu cần xét nghiệm có khả năng phát hiện bệnh lí cụ thể (VD: Xác định đột biến gen trong điều trị đích ở bệnh nhân K) thì ta cần một xét nghiệm có độ nhậy cao, bởi khi đó số người không mắc bệnh mà có kết quả dương tính sẽ thấp => Giảm những trường hợp bị chẩn đoán sai và phải điều trị không cần thiết.
4️⃣. Chopper và những câu hỏi?
- Hummm, nếu vậy thì sao ta không chọn một xét nghiệm có độ nhậy và độ đặc hiệu là 100%?
- Phần trên đây ta đang đề cập tới các xét nghiệm có kết quả là nhị phân (tức chỉ có âm tính hoặc dương tính); vậy với các xét nghiệm có kết quả là biến liên tục (nồng độ troponin T trong chẩn đoán NMCT chẳng hạn) thì sao?
- Người ta dùng chỉ số gì để đánh giá độ hiệu quả của một xét nghiệm?