Nghiên cứu: ELAIN trial, AKIKI trial, IDEAL-ICU trial. Ủng hộ chiến lược RRT “trì hoãn” ở bệnh nhân AKI, nhưng cần theo dõi và đánh giá đáp ứng của mỗi bệnh nhân, tránh những chỉ định cấp cứu:
- Quá tải dich, phù phổi kháng trị
- Tăng kali máu nặng (K > 6.5 mmol/L)
Lưu ý: tình trạng quá tải dịch liên quan đến tăng tử vong, tăng suy cơ quan ở bệnh nhân ICU.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bắt đầu RRT sớm có thể mang lại lợi ích cho một số nhóm bệnh nhân(sốc tim, sau phẫu thuật tim, quá tải dịch), trong khi những bệnh nhân khác có thể sẽ không cần RRT và sẽ tự phục hồi.
Tầm quan trọng của một chiến lược cá thể hóa không chỉ dựa trên giai đoạn của AKI, mà còn dựa trên:
- Sự tiến triển nhanh chóng của AKI,
- Các bệnh đồng mắc,
- Nguyên nhân của AKI,
- Sự hiện diện của sốc, quá tải dịch
- Và nhiều yếu tố khác...
Do đó, chúng tôi khuyến cáo nên chống lại cách tiếp cận chung(KHI CÓ CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI https://vip.hscc.vn/qr.asp?id=6.802) khi khởi đầu RTT, mà nên sử dụng phán đoán lâm sàng cẩn thận để:
- Tránh RRT khi có thể tránh &
- Khởi động RRT kịp thời khi không thể tránh.
(Trích từ: Các chỉ định CRRT. ThS.BS Nguyễn Ngọc Tú, TS.BS Phan Thị Xuân. BM Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc, ĐH Y Dược TP.HCM. Khoa ICU, BV Chợ Rẫy)
Và sơ đồ tiếp cận theo: Marshall MR, Juncos LA. Dialytic Management of AKI and ICU Nephrology in Comprehensive clinical nephrology 6th, 2018, p.839
-----------------------------------------
Chỉ định RRT trong AKI được đề xuất:
-----------------------------------------
AKI kéo dài hoặc nặng hơn và có 1 trong các biểu hiện sau:
1. Quá tải dịch và / hoặc có biến chứng của quá tải dịch (oxy máu giảm, OAP).
2. Tăng kali máu (> 6 mmol/L) không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc tăng nhanh
3. Toan máu không đáp ứng điều trị nội (pH <7,25)
4. Thiểu niệu gây ứ dịch trong cơ thể (nước tiểu <0,5 ml/kg/giờ trong 6-12 giờ hoặc <500 ml/24 giờ)
5. Rối loạn chức năng các cơ quan khác có thể điều chỉnh bởi lọc máu
6. Có hội chứng tiêu huỷ khối u, tiêu cơ vân