Nhiệt độ cơ thể bình thường mới

Trong khoa học, luôn có những hằng số tồn tại, Vật lý có vận tốc ánh sáng, hằng số hấp dẫn, hằng số Planck, Hóa học có số Avogadro, hằng số Faraday, điện tích nguyên tố. Đối với Y khoa, một hằng số được nhiều người biết đến là nhiệt độ bình thường của cơ thể – con số 37 độ Celcius (hay 98.6 độ Fahrenheit) 1. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, con số 37oC này không còn được xem là “thân nhiệt bình thường”1.


Trong khoa học, luôn có những hằng số tồn tại, Vật lý có vận tốc ánh sáng, hằng số hấp dẫn, hằng số Planck, Hóa học có số Avogadro, hằng số Faraday, điện tích nguyên tố. Đối với Y khoa, một hằng số được nhiều người biết đến là nhiệt độ bình thường của cơ thể – con số 37 độ Celcius (hay 98.6 độ Fahrenheit) 1. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, con số 37oC này không còn được xem là “thân nhiệt bình thường”1.


Lịch sử của con số 37

Vì sao con số 37oC được xem là nhiệt độ bình thường của cơ thể? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhắc đến nhà Vật lý học người Đức Carl Reinhold August Wunderlich. Vào năm 1851, Wunderlich đã phát hành nghiên cứu với hơn 1 triệu kết quả đo lường thân nhiệt của 25,000 người Đức2. Tại thời điểm đó, việc đo nhiệt độ cơ thể con người không nhanh chóng và đơn giản như ngày nay, quá trình này thường mất tới 20 phút để lấy được kết quả và sử dụng nhiệt kế có độ dài khoảng 30 cm 1, 2. Nhiệt độ trung bình tính toán được từ hơn 1 triệu kết quả là 37oC.

Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ khi 37 được ghi nhận là thân nhiệt bình thường của con người. Cơ thể con người chúng ta hiện nay có thể có chút khác biệt so với những người sống ở Đức vào năm 1850. Hơn nữa, với trình độ khoa học – kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể thu được kết quả không chỉ dựa trên việc đo nhiệt độ và tính toán giá trị trung bình.

Nhiệt độ bình thường mới của cơ thể

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford thu thập nhiệt độ cơ thể của 724,199 bệnh nhân ngoại trú. Nghiên cứu loại trừ những bệnh nhân có nhiệt độ cơ thể ngoài giới hạn (< 34oC và > 40oC), bệnh nhân < 20 tuổi và bệnh nhân > 80 tuổi và bệnh nhân quá cao hay thừa cân. Kết quả thu được một biểu đồ có hình dạng phân bố như trong hình 1. Điều đáng lưu ý là đỉnh của biểu đồ < 37oC 3.


Hình 1. Phân bố nhiệt độ cơ thể


Với dữ liệu cùng với kỹ thuật xử lý dữ liệu (cụ thể là Laboratory Information Mining for Individualized – LIMIT), nhóm bệnh nhân có nhiệt độ nằm trong vùng biên (giới hạn dưới và giới hạn trên) của dữ liệu được xác định. Từ đó, những bệnh lý thường gặp ở nhóm bệnh nhân có nhiệt độ trong vùng biên này được ghi nhận. Điều này cho phép chúng ta tạm kết luận những bệnh lý này liên quan đến trạng thái thân nhiệt không bình thường. Những bệnh lý này được mô tả trong hình 2. Đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất ở nhóm bệnh nhân có thân nhiệt nằm trong vùng biên (9.2%). Có tới 26% người có nhiệt độ nằm trong khoảng giới hạn dưới mắc đái tháo đường3.



Hình 2. Các bệnh lý làm tăng và giảm thân nhiệt


Nhóm nghiên cứu sử dụng những bệnh lý này như một tiêu chí loại trừ, để loại trừ tất cả bệnh nhân mang bệnh lý này ra khỏi dữ liệu nhằm thu được nhóm dân số bình thường về nhiệt độ cơ thể 3. Với dữ liệu chỉ bao gồm bệnh nhân thuộc nhóm dân số bình thường, nhiệt độ cơ thể bình thường tính toán được là 36.6oC3.

Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể bình thường cũng thay đổi tùy thuộc vào khoảng thời gian trong ngày (thường cao hơn vào buổi trưa), giới tính (thường cao hơn ở nam giới) và tuổi tác (thấp hơn theo tuổi). Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra công cụ nhằm tính toán thân nhiệt cá nhân hóa theo đia chỉ: https://normaltemperature.stanford.edu/



Hình 3. Công cụ tính toán thân nhiệt bình thường được cá nhân hóa


Bàn luận

Như vậy, có thể chúng ta “máu lạnh” hơn chúng ta vẫn nghĩ. Nghiên cứu từ Đại học Stanford nói trên cũng chỉ ra rằng thân nhiệt con người giảm dần theo thời gian, có thể là do giảm tình trạng viêm mà chúng ta có trong cơ thể (nhờ vào tiến bộ trong giữ gìn vệ sinh và kháng sinh). Khi nói về thân nhiệt bình thường ngày nay, 36.6oC được xem là hợp lý hơn 37oC.


Tài liệu tham khảo

  1. F. Perry Wilson. The New Normal in Body Temperature. Medscape. Updated 06 Sep 2023. Accessed date 11 Oct 2023. URL: https://www.medscape.com/viewarticle/996080
  2. Mackowiak, P. A., & Worden, G. (1994). Carl Reinhold August Wunderlich and the Evolution of Clinical Thermometry. Clinical Infectious Diseases, 18(3), 458–467. http://www.jstor.org/stable/4457716
  3. Ley C, Heath F, Hastie T, Gao Z, Protsiv M, Parsonnet J. Defining usual oral temperature ranges in outpatients using an unsupervised learning algorithm. JAMA Intern Med. Published online September 5, 2023. doi:10.1001/jamainternmed.2023.4291



Author Avatar
"Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa."

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét