Thuốc ức chế hệ RAA (phổ biến là thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể AT1) có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh tim mạch (nhất là suy tim), bệnh thận mạn... nhưng có tác dụng phụ là làm tăng Kali máu. Nhiều hướng dẫn điều trị khuyến cáo vẫn nên tiếp tục dùng thuốc ức chế hệ RAA, đồng thời tìm cách làm giảm bớt Kali máu, chỉ ngừng thuốc ức chế hệ RAA khi Kali máu tăng > 6,5 mmol/L (theo ESC Guideline về điều trị suy tim năm 2021).
Chiến lược điều trị tăng Kali máu ở những BN này là:
1. 5,0 ≤ Ka < 5,5 mmol/L:
- Điều trị táo bón
- Tránh các thuốc, thức ăn làm tăng Kali máu; dùng muối không có Kali
- Điều trị tăng đường huyết hoặc nhiễm toan chuyển hóa, nếu có
- Cân nhắc dùng thuốc SGLT-2i
2. 5,5 ≤ Ka < 6,0 mmol/L:
- Dùng các thuốc gắp Kali đưa ra khỏi máu như Patiromer hoặc SZC
- Tăng thuốc lợi tiểu (furosemide hoặc thiazide) nếu có tăng thể tích dịch ngoại bào mà không muốn dùng thuốc lợi tiểu giữ Kali
3. 6,0 ≤ Ka < 6,5 mmol/L:
- Ngừng thuốc NSAIDS, thuốc chẹn beta không chọn lọc, Trimethoprim/co-trimoxazole, ketoconazole
- Giảm liều thuốc ức chế hệ RAA
- Chuyển từ thuốc MRA steroid sang thuốc MRA nonsteroid
4. Kali máu ≥ 6,5:
- Ngừng thuốc ức chế hệ RAA
- Truyền tĩnh mạch Glucose + Insulin, có thể thêm Salbutamol, Calcium gluconate nếu Kali máu tăng và xuất hiện biến đổi sóng điện tim
- Lọc máu nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa
Theo Internal and Emergency Medicine, published ngày 4/ 9/ 2023
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé