💊TICAGRELOR VS CLOPIDOGREL💊
===
🩺Từ những năm 2016, dựa theo Guidelines của ACC, AHA và sau này là Guidelines năm 2018 của ESC, EACTS thì việc lựa chọn Ticagrelor luôn được ưu tiên hơn so với Clopidogrel trong điều trị ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp (ACS). Mặc dù vậy bản thân mình trên lâm sàng cũng nhiều lần tự hỏi sự khác biệt về cơ chế và hiệu quả giữa hai thuốc cùng thuộc nhóm ức chế P2Y12 này, bởi vậy nên là chúng ta có bài viết ngày hôm nay
1️⃣. Cơ chế:
- Sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là vị trí tác dụng. Ta đều biết cả hai đều ức chế thụ thể P2Y12, tuy vậy khác với Clopidogrel thì Ticagrelor gắn vào vị trí của ADP dẫn tới tác dụng ức chế CÓ HỒI PHỤC (reversible), còn anh chàng kia thì là ức chế không hồi phục (irreversible)
- Hơn nữa, Ticagrelor không cần trải qua quá trình hoạt hóa tại gan bởi CYP2C19; vậy nên Ticagrelor cho tác dụng nhanh hơn, ổn định hơn so với Clopidogrel.
2️⃣. Hiệu quả:
- Lý thuyết là vậy nhưng thực sự thì Ticagrelor có thực sự là ưu việt hơn?
- Trong một phân tích gộp được tiến hành năm 2022 (1) so sánh kết cục lâm sàng giữa hai thuốc kể trên ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp cho thấy ticagrelor không cho sự khác biệt đáng kể so với clopidogrel dựa theo tiêu chí chính là các biến cố tim mạch chính (major adverse cardiovascular events, MACEs) nhưng lại cho nguy cơ xuất huyết cao hơn. Và cũng trong nghiên cứu này, các phân tích dưới nhóm cho thấy Ticagrelor có hiệu quả hơn đối với các đối tượng đã được can thiệp mạch vành qua da (PCI).
- Trong một phân tích gộp khác vào năm 2018 (2) có mục tiêu khá giống nghiên cứu trên cũng cho thấy kết quả gần tương tự, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, MACEs, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối trong stent giữa hai thuốc trên nhưng ticagrelor có tỷ lệ xuất huyết cao hơn đáng kể.
📌Nói vậy mới thấy, những tranh luận về việc sử dụng thuốc ức chế P2Y12 nào vẫn còn là tranh cãi (Prasugrel gần như chưa có trên thị trường Việt Nam cho nên câu chuyện chỉ là giữa a Ti và a Clo); đặc biệt là ở đối tượng trên 70 tuổi và có nguy cơ xuất huyết cao cho nên ở nhóm bệnh nhân này, việc đánh giá nguy cơ chảy máu là thực sự cần thiết.
📌Bởi chưa có một câu trả lời thỏa đáng cho hiệu quả thực sự giữa hai thuốc trên dù cho theo hướng dẫn thực hành thì ta vẫn ưu tiên Ticagrelor hơn ở đa số trường hợp cho nên trong thời gian tới mình tin rằng chủ đề này sẽ tiếp tục được đào sâu.
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé