Bài gốc: https://emergencymedicinecases.com/tachydysrhythmias/
Dịch: Hà Trần Hồng Quảng
Bài viết này chúng tôi sẽ bàn luận về quản lý rối loạn nhịp nhanh có QRS rộng và hẹp và trả lời những câu hỏi như là :
Những bệnh nhân nhịp nhanh nhất (VT) ổn định nào cần được sốc điện chuyển nhịp ngay lập tức, cần được chuyển nhịp bằng thuốc hoặc không chuyển nhịp. Liệu có bất kỳ thuật toán nào đáng tin cậy có thể phân biệt được nhịp nhanh thất và nhịp nhanh kịch phát trên thất (SVT) với dẫn truyền bất thường?. Verapamil death test là gì?.
Trong khi đó procainamide có thể là thuốc đầu tay (firstline) cho nhịp nhanh nhất ổn định dựa trên nghiên cứu PROCAMIO? Amiodarone tĩnh mạch được chỉ định trong những trườn hợp VT nào?
Nên làm như thế nào để có thể điều trị tốt nhất cho bệnh nhân VT có đặt máy ICD?
Định luật Bix có thể giúp phân biệt Cuồng nhĩ (AF) như thế nào?
Loại thuốc nào được ưa thích hơn trong việc chuyển nhịp từ SVT về nhịp xoang, Adenosin hay Chẹn kênh caclci (CCBs)? Tại sao Amiodarone lại bị chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có WPW kèm rung nhĩ?
Điều khác biệt quan trọng trong cách tiếp cận rung nhĩ và cuồng nhĩ.?
Chúng ta làm thế nào để có thể ghìm dây cương ở bệnh nhân rung nhĩ đáp ứng thất nhanh ở phòng khám cấp cứu?
Và rất nhiều câu hỏi khác ?
Lâm sàng ổn định không phân biệt được VT và SVT có dẫn truyền bất thường. Mặc dù có nhiều Thuật toán, tiêu chuẩn được đưa ra để phân biệt 2 dạng rối loạn nhịp trên (Brugada, Wellens, Vereckei, thời gian đỉnh sóng P) nhưng không cái nào có độ đặc hiệu lớn hơn 90% để phát hiện SVT với dẫn truyền bất thường. Không có đặc điểm hoặc sự kết hợp các đặc điểm nào trên ECG đạt độ đặc hiệu 100% cho SVT với bất thường dẫn truyền. Vì vậy, khi sử dụng các tiêu chuẩn, định luật, có 10% trường hợp bạn sẽ nhầm lẫn VT là SVT có dẫn truyền bất thường, và nếu điều trị bằng thuốc chẹn nút nhĩ thất, có thể dẫn đến suy hệ thống tim mạch.Đối với nhiều bệnh nhân ổn định, sốc điện có thể là phương pháp điều trị đựa ưu thích hơn cho VT. Ví dụ, đối với tất cả bệnh nhân đã biết có tiền sử bệnh tim nên cân nhắc sốc điện mà không để tâm đến lâm sàng ổn định, bởi vì nguy cơ của thuốc rối loạn nhịp gần như chắc chắn sẽ cao hơn sốc điện đối với những bệnh nhân trong nhóm này. Nhiều bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đã biết trước và xuất hiện VT nhưng không được coi là ‘’không ổnđịnh’’ theo hướng dẫn của ACLS (họ có tụt HA, giảm ý thức, suy tim cấp hoặc đau ngực do thiếu máu cục bộ), nhưng dù sao thì họ có thể có cung lượng tim thấp và không có khả năng dung nạp thuốc chống loạn nhịp.
Ở những bệnh nhân đã biết có rối loạn chức năng thất trái và xuất hiện VT, thậm chí HA bình thường, cân nhắc đến shock giai đoạn sớm, và chuyển nhịp ngay lập tức. đừng quên rằng cung lượng tim có thể mức thấp nguy hiểm trong khi bệnh nhân lại duy trì được 1 HA bình thường. HA không phải là cung lượng tim. Tránh “verapamil death test’’ ! Không dùng nhóm chẹn kênh calcic cho những bệnh nhân nhịp nhanh QRS rộng.
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé