Thứ tự khi cho máu vào các ống nghiệm trong xét nghiệm lâm sàng




Một số câu hỏi:

Câu 1: tại sao phải cho máu vào ống nghiệm theo thứ tự như v? (trừ câu trả lời bộ y tế quy định)

Trả lời: Về thứ tự thì khi rút máu thì đã kích hoạt quá trình đông máu rồi vả lại khi cho vào các ống nghiệm khác rất dễ dính chống đông của những loại kia làm kết quả sẽ bị sai. Ống serum k bàn, Tiếp theo k để EDTA dính vào ống sinh hóa vì nó sẻ tạo phức làm sai ion, nên cho vào sinh hóa trước huyết học.   

Cụ thể:Hầu hết các ống máu trên lâm sàng sẽ được thêm vào các chất phụ gia có tác dụng ngăn cản quá trình đông máu hoặc tăng tốc độ đông máu. Sau đó dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ phân tách thành các lớp để thu lấy huyết thanh, huyết tương hoặc phục vụ cho các xét nghiệm khác nhau. Dưới đây là nguyên tắc của các ống máu và thứ tự cho máu vào ống, theo khuyến nghị của Ủy ban tiêu chuẩn hóa lâm sàng (CLSI). Việc lấy máu cho vào nhiều ống theo đúng thứ tự là đặc biệt quan trọng, để phòng ngừa sự nhiễm chéo giữa các chất phụ gia từ ống này sang ống khác, làm ảnh hưởng tới quá trình xét nghiệm. Ví dụ, nếu lây nhiễm EDTA sang ống Heparin, sẽ khiến giảm giả tạo Ca++ và tăng giả tạo K+. Cho nên, cần tuân thủ và chỉ nên làm theo thứ tự như trong hình sau khi lấy máu cho vào nhiều ống, thực hiện cùng lúc nhiều xét nghiệm. Sau khi lấy máu xong nên lắc trộn đều máu trong ống nghiệm 3-4 lần và gửi đến phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ nếu giữ ở nhiệt độ phòng (22-240C) hoặc 4 giờ nếu ở nhiệt đô lạnh (2-40C). Mẫu máu xét nghiệm không được lẫn dịch truyền và heparin

Câu 2: tại sao ống đen chỉ dùng trong hoá sinh mà không dùng trong huyết học?

Trả lời: heparin không dùng trong huyết học vì nó sẽ làm thay đổi hình thái của tế bào

Câu 3: tại sao phải lấy máu xét nghiệm glucose riêng?

Trả lời : vì đường máu sẽ bị thất thoát theo thời gian nên nó cần riêng một chất (NaF ) giúp giảm việc đường phân trong máu.

Thứ tự đúng là: Xanh lá, Đỏ, đen, xanh dương, xám (Ở nước ngoài người ta dùng màu sắc ống với chất chống đông tương ứng không giống Việt Nam, và có thêm nhiều chất chống đông khác, ở đây Ad không đề cập)

**** Đôi khi tùy vào loại xét nghiệm, tùy thể tích máu cần lấy…. mà có thể thay đổi thứ tự, ví dụ: có thể cho máu vào ống serum sau cùng nếu chỉ cần serum để làm test nhanh, vvv.

1/ Ống xanh lá (chất chống đông là sodium citrate 3,8%): Dùng trong xét nghiệm đông cầm máu.

2/ Ống đỏ (ống đỏ với ống trắng về cơ bản là giống nhau, đều không có chất chống đông, dùng để tách huyết thanh, ống đỏ có thêm mấy hạt silica tiện cho việc tách huyết thanh khi li tâm)

3/ Ống đen (Heparin): Thường dùng trong xét nghiệm sinh hóa. Mẫu máu xét nghiệm không được lẫn dịch truyền, phải lắc trộn đều máu trong ống nghiệm 3-4 lần sau khi lấy máu xong.

4/ Ống xanh dương (EDTA): thường dùng trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC = Complete Blood Count), phải lắc trộn đều máu trong ống nghiệm 3-4 lần sau khi lấy máu xong; Mẫu máu xét nghiệm không được lẫn dịch truyền

6/ Ống xám ( Chứa chất chống đông là Heparin và NaF): Dùng trong xét nghiệm định lượng glucose máu, có thể bảo quản nồng độ đường máu ổn định trong vòng 48 giờ (Khi không thể định lượng glucose trong vòng 30 phút sau khi lấy máu thì sẽ lấy máu vào ống NaF bảo quản để cho kết quả chính xác); lắc trộn đều máu trong ống nghiệm 3-4 lần sau khi lấy máu xong; Mẫu máu xét nghiệm không được lẫn dịch mô, dịch truyền


Lưu ý khi lấy máu làm xét nghiệm đông máu:

2.1/ Máu toàn phần được chứa trong ống kháng đông sodium citrate với tỉ lệ 1: 9

Cụ thể người lớn thường lấy đúng 2ml (0.2 ml sodium citrate/ 1.8 ml máu toàn phần) ; ở trẻ sơ sinh thường dùng ống sodium citrate 1ml, lấy đúng 1ml (0.1ml sodium citrate/ 0.9 ml máu toàn phần).Trường hợp Hematocrit (Hct) nằm ngoài giá trị bình thường thì sẽ hiệu chỉnh thể tích máu toàn phần theo Hct như hình thứ 3)

2.2/ Mẫu máu xét nghiệm không được lẫn dịch truyền và heparin.

2.3/ Sau khi lấy máu xong nên lắc trộn đều máu trong ống nghiệm 3-4 lần và gửi đến phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ nếu giữ ở nhiệt độ phòng (22-240C) hoặc 4 giờ nếu ở nhiệt đô lạnh (2-40C).


Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.

Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé

Icons with Group Links
Telegram
Zalo

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét