Sử dụng thuật ngữ nào cho các thuốc chống đông đường uống mới?





Nguồn:

http://www.pharmacytimes.com/contributor/sean-kane-pharmd/2016/09/noac-doac-or-tsoac-what-should-we-call-novel-oral-anticoagulants

Lịch sử

Warfarin là thuốc chống đông đường uống đầu tiên được FDA chấp thuận vào năm 1954. Hơn 60 năm qua, warfarin vẫn là một thuốc chống đông đường uống được sử dụng chính ở Mỹ.

Liên quan đến cơ chế tác dụng, warfarin không liên kết với các yếu tố đông máu mà thay vào đó warfarin làm giảm số lượng yếu tố đông máu trong tuần hoàn. Warfarin ức chế tiểu đơn vị C1 của phức hợp enzyme vitamin K epoxide reductase, từ đó ức chế gan tổng hợp yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K như: yếu tố II, VII, IX, X và các protein C và S chống đông nội sinh.

Thuật ngữ NOAC

Thuật ngữ “novel” ban đầu sử dụng cho dabigatran khi thuốc này lần đầu tiên đưa vào thị trường Mỹ, năm 2010. Dabigatran không giảm tổng hợp yếu tố đông máu như warfarin hay không liên kết với antithrombin III để thể hiện hoạt tính chống đông như heparin, mà dabigatran liên kết trực tiếp với yếu tố đông máu IIa (thrombin). Đây là một cơ chế mới – “novel” với các thuốc chống đông đường uống và ngay cả với các thuốc chống đông đường tiêm.

Một năm sau đó, năm 2011, rivaroxaban được chấp thuận bởi FDA. Rivaroxaban liên kết trực tiếp yếu tố Xa – yếu tố đóng vai trò kích hoat chuyển prothrombin thành thrombin.

Trong 4 năm kế tiếp sau đó, apixaban và edoxaban – hai thuốc ức chế trực tiếp yếu tố Xa mới cũng được chấp thuận.

Như vậy tới nay, đã qua 6 năm, và các thuốc này không còn là mới – “novel” nữa. Vì thế, nhiều tổ chức và hội cũng đã đề xuất cho nhóm thuốc chống đông đường uống quan trọng này các thuật ngữ phù hợp hơn để sử dụng lâu dài.


Kí tự “N” trong NOAC

Ban đầu, “N” được hiểu là “novel” – mới nhưng theo một số hướng dẫn điều trị mới nhất của Hiệp hội Lồng ngực Mỹ (CHEST), “N” ám chỉ “non-vitamin K”. Như vậy, CHEST vẫn giữ thuật ngữ NOAC nhưng cập nhật “N” với ý nghĩa “non-vitamin K” vì các thuốc này không còn thực sự “novel” như ý nghĩa ban đầu của nó nữa.

Liên quan đến thuật ngữ NOAC, các nhà phê bình thuật ngữ nêu ra một số quan ngại “NOAC” có thể bị hiểu nhầm là “No AntiCoagulants”. Nếu vậy, thực sự là một sai lầm đe dọa tính mạng.

NOAC, DOAC, TSOAC, ODI, SODA – Thuật ngữ nào?

Thuật ngữ DOAC, viết tắt cho “direct oral anticoagulant”. này phản ánh cơ chế chống đông của các thuốc chống đông mới hơn, đó là liên kết trực tiếp với các yếu tố đông máu đặc hiệu. Hiệp hội ISTH (International society on thrombosis and haemostatsis) cũng đã thông qua thuật ngữ thay thế “DOAC” này trong một khuyến cáo năm 2015. Khuyến cáo này dựa trên một khảo sát nhỏ 77 thành viên của hội đồng liên quan đến các vấn đề: huyết khối, cầm máu, chống đông; cũng như khảo sát với một số Hiệp hội Tim mạch ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khảo sát của ISTH, 89.6% số người trả lời đồng ý rằng chỉ nên có một thuật ngữ duy nhất để mô tả nhóm thuốc chống đông đường uống mới nhất này và thuật ngữ DOAC là thuật ngữ được ưa thích hơn. Theo ISTH, “NOAC” vẫn có các hạn chế liên quan đến ý nghĩa của “N” cũng như các lo ngại về tính an toàn “Non – anticoagulant” như các nhà phê bình thuật ngữ đã nhắc tới.

Một số thuật ngữ khác như: TSOAC (target-specific oral anticoagulant), ODI (oral direct inhibitor), SODA (specific oral direct anticoagulant) đã được nhắc tới trong y văn, nhưng ít có khả năng được sử dụng nhiều trong tương lai

DOAC có vẻ sẽ là thuật ngữ hợp lý nhất được chấp nhận bởi các bác sĩ lâm sàng để mô tả các thuốc chống đông đường uống mới này, và cả kể các thuốc chống đông đường uống có các cơ chế tác động trực tiếp trên các yếu tố đông máu tương tự mà chưa được lưu hành. 
-------------------------------------------------------------------------------------------

DOAC (direct oral anticoagulant)

NOAC (non-vitamin K antagonists [VKAs] oral anticoagulant)

TSOAC (target-specific oral anticoagulant

NOAC (novel oral anticoagulant)

ODI (oral direct inhibitor)

SODA (specific oral direct anticoagulant)


References

How CH. Novel oral anticoagulants for atrial fibrillation. Singapore Med J. 2015 Dec;56(12):657-8; quiz 659.

Coumadin [package insert]. Princeton, New Jersey: Bristol-Myers Squibb Company; 2015.

Kearon C, et al. Antithrombotic Therapy for VTE Disease: CHEST Guideline and Expert Panel Report. Chest. 2016 Feb;149(2):315-352.

Barnes GD, et al. Recommendation on the nomenclature for oral anticoagulants: communication from the SSC of the ISTH. J Thromb Haemost. 2015 Jun;13(6):1154-1156.



Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.

Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé

Icons with Group Links
Telegram
Zalo

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét