QUẢN LÝ TĂNG ĐƯỜNG MÁU NỘI VIỆN

QUẢN LÝ TĂNG ĐƯỜNG MÁU NỘI VIỆN


 

1. xác định các nguyên nhân/ yếu tố khởi phát có thể đảo ngược được ( ví dụ: truyền đường tĩnh mạch, glucocorticoid, sau phẫu thuật, chế độ ăn giàu carbonhydrate)

2. các xét nghiệm cần làm:

- đường máu mao mạch (lúc đói, trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ)

- Nếu bệnh nhân nhịn ăn (NPO = nil per os) thì làm đường máu mao mạch mỗi 6 giờ

- HbA1C

3. mục tiêu điều trị:

- tránh hạ đường máu

- tránh tăng đường máu quá 10 mmol/l

4. ở bệnh nhân đái tháo đường đã và đang điều trị ngoại viện trước đó: 

- type 1: không nên dừng insulin nền vì có thể dẫn đến DKA 

- type 2: dừng các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống vì tránh hạ đường máu  và để tránh tương tác thuốc (ngoại trừ các trường hợp sau có thể dùng tiếp tục: thời gian nằm viện ngắn, kiểm soát đường máu ngoại viện trước đó tuyệt vời, chế độ ăn nội viện bình thường, không có kế hoạch chụp tiêm thuốc cản quang)

5. cách dùng insulin nội viện:

- có thể dựa vào phác đồ insulin ngoại viện điều trị trước đó như một hướng dẫn nền 

- nếu bệnh nhân chưa dùng insulin lần nào (insulun naive):

   + tổng liều insulin hằng ngày = cân nặng : 2, đây là liều khởi đầu, chỉnh liều nếu cần

   + trong đó 1/2 liều là insulin nền (long - acting insulin, chỉnh liều để đạt mục tiêu glucose máu đói)

   + 1/2 liều còn lại là bolus short-acting insulin ( trước mỗi bữa ăn)

6. Phác đồ điều trị khi ra viện:

- giống như lúc nằm viện, trừ trường hợp bệnh nhân không có điều kiện kiểm soát ngoại viện tốt hoặc có lý do gì đó đủ thuyết phục để không điều trị

- điều trị insulin sớm

- giáo dục kiểm soát đường máu, hạ đường máu

- theo dõi sát ngoại viện.

P/s: tóm lại, kiểm soát tăng đường máu nội viện: một là insulin, hai là theo dõi. 




Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.

Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé

Icons with Group Links
Telegram
Zalo

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét