Thay vì "quy tắc" bạn đã được dạy để phân biệt nhanh xoang ST và SVT, hãy làm theo các mẹo sau để phân biệt chính xác hơn
Một vụ tai nạn được đưa vào cấp cứu. Một người đàn ông 60 tuổi bị tai nạn giao thông đưa vào trong tình trạng kích động, nói lảm nhảm. nhịp tim 160l/p. Ông kích động nhưng không hợp tác, không phát hiện thương tích nào khi khám, có vẻ ông đã uống nhiều rượu. Huyết áp 150/84. Đây là ECG lúc vào (hình 1)
Bệnh nhân này có nhịp nhanh xoang hay SVT (nhanh nhĩ, AVRT hay AVNRT)?
Ngoài nhịp nhanh, còn có dạng block nhánh trái trước làm xuất hiện trục trái
Bạn đã được dạy bất kỳ điều nào sau đây?
- SVT luôn có nhiều triệu chứng hơn ST
- ST có tần số 100-150 trong khi SVT từ 151-250l/p
- ST có P và T tách biệt, SVT có P dính T
Những "quy tắc" này có thể không đúng
Các triệu chứng sẽ khác nhau ở bệnh nhân nhịp nhanh tùy tần số, bệnh lý nền và các yếu tố khác. Ví dụ người sốt cao và mất nước sẽ có nhiều triệu chứng ngay cả khi tần số tim như nhau
ST có thể gặp với tần số trên 150. Có thể gặp tần số cao hơn không? Tất nhiên là có. Và SVT vẫn có thể với tần số dưới 150 bpm
Việc sóng P và sóng T xuất hiện cùng nhau hay tách nhau ra tùy tần số, khoảng thời gian và chuyển đạo bạn đang đánh giá. Vì vậy, ST và SVT nếu cùng tần số 150 bpm đều có thể có dạng P on T
(hình 2)
4 MẸO ĐỂ PHÂN BIỆT ST VÀ SVT
Vậy, làm thế nào để chúng ta phân biệt nhịp nhanh xoang với SVT? Dưới đây là bốn lời khuyên sẽ giúp bạn.
1. ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG BỆNH NHÂN ĐANG CÓ
Điều này thường giúp xác định nguồn gốc gây nhịp tim nhanh. Ví dụ một lính cứu hỏa vừa chui ra khỏi đám cháy, anh ta mệt lả và kiệt sức. nhịp tim 160 bpm. Đây là nhanh xoang hay SVT?
Đây là nhanh xoang vì chúng ta có thể dễ dàng giải thích lí do. Ngoài ra, khi cho anh ta ngồi xuống, cởi áo khoác và để anh ta thoải mái hơn, uống nước bổ sung, tần số dần trở lại bình thường
Một người phụ nữ gọi 911 vì thấy hồi hộp đánh trống ngực. Cô kể đang ngồi đọc truyện cho cháu mình nghe thì triệu chứng đột ngột xuất hiện. Tần số tim 160 bpm. Da cô ấm và khô, không nhợt nhạt hay tím tái. Tần số thở bình thường, không đau ngực. Đây là ST hay SVT?
Đây là SVT vì không có lý do rõ ràng để xuất hiện nhịp nhanh và khởi phát đột ngột.
2. TÌM KIẾM KHỞI ĐẦU VÀ / HOẶC KẾT THÚC CỦA DẢI NHỊP NHANH
Nhịp nhanh xoang tăng khi cơ thể nóng lên, giảm khi lạnh đi do cơ thể cần chuyển hóa, các tín hiệu hóa học được chuyển tới nút xoang. Khi nhu cầu cần tăng nhịp qua đi, nhịp tim sẽ dần chậm lại. Việc tăng hay giảm tần số này có thể mất vài giây hoặc nhiều phút nhưng không đột ngột
SVT thường được gọi là nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT) vì nó bắt đầu đột ngột và kết thúc đột ngột. PSVT là do một cơ chế gọi là vòng vào lại. Một nhịp đến sớm dẫn tới dẫn trong vòng vào lại và vòng đi vòng lại nhiều lần. Điều này xảy ra nhiều lần cho tới khi có một cái gì đó phá vỡ chu kỳ
Nếu chấm dứt nhịp tim nhanh cũng đột ngột, chúng ta biết đó là PSVT. Nhìn khởi đầu hoặc kết thúc của dải nhịp nhanh là điều may mắn gợi ý cho việc chẩn đoán dễ dàng hơn. Nếu thấy được khởi đầu hay kết thúc thì nhịp càng nhanh có có nhiều khả năng là SVT
(hình 3)
3. TÌM KIẾM SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ
SVT bắt đầu đột ngột sau đó giữ nguyên tần số cho đến khi nó kết thúc. Nhịp xoang thường xuyên thay đổi tần số để đáp ứng với các tín hiệu nhận được từ hệ thống thần kinh. Vì vậy, khi chúng ta bắt gặp một nhịp nhanh phức bộ hẹp có tần số tăng dần hoặc chậm dần trong vài giây đến vài phút – đó là nhịp nhanh xoang. Nếu tần số thay đổi đột ngột từ chậm sang nhanh và nhanh đều từ đầu tới cuối – cân nhắc PSVT. Nên cho chạy dải nhịp đủ dài để đánh giá được sự thay đổi tần số hoặc phát hiện ra khởi đầu hoặc kết thúc của dải nhịp nhanh
(hình 4)
4. CHÚ Ý SÓNG P
Nhịp nhanh xoang và đa số SVT chỉ có 1 sóng P với mỗi phức bộ QRS. Nó có thể lẫn hoặc không lẫn vào sóng T trước đó. Nhưng có những SVT có nhiều hơn 1 sóng P hoặc không có sóng P
Rung nhĩ không có sóng P. bạn có thể thấy 1 số sóng giống sóng P nhưng chúng sẽ không đi trước QRS 1 cách đều đặn. Tất nhiên rung nhĩ là loại nhịp không đều một cách không đều
Cuồng nhĩ mới khởi phát thường dẫn 2:1. Điều này dễ nhầm với nhanh xoang nếu không nhìn tất cả các sóng f. Cần tìm những con sóng nhỏ ẩn đằng sau QRS
(hình 5)
QUAY LAI BỆNH NHÂN BAN ĐẦU (hình 6)
Bệnh nhân được cho bù dịch và diltiazem. Trong một giờ tiếp theo, nhịp tim của ông dần chậm lại. Nhịp nhanh xoang thường gặp trong ngộ độc rượu cấp do giải phóng catecholamine và đôi khi do mất dịch. Bệnh nhân cũng lo lắng và kích động, làm ảnh hưởng tới xuất hiện tăng tần số tim
Trước khi quyết định xử trí gì, cần có tiền sử và khám, chú ý xem khởi phát nhịp nhanh, bù trừ, thay đổi tần số và sóng P. Xử trí nhanh xoang chỉ nhằm vào nguyên nhân: lo âu, mất dịch, đau, thiếu oxy, thuốc, sốt…
Điều trị cho SVT có vòng vào lại bao gồm nghiệm pháp Valsalva đầu tiên. Thuốc đầu tiên dùng cho PSVT là adenosine. Các loại thuốc khác cũng có thể dùng như chẹn beta và chẹn kênh canxi. hữu ích, bao gồm thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi. Bệnh nhân PSVT không ổn định nên cho sốc điện
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé