LBBB có thể che lấp dấu hiệu thiếu máu cục bộ cơ tim, nhưng không che lấp được rối loạn điện giải. T đỉnh, PR dài ra, mất song P, QRS rộng vẫn có thể nhận ra nếu so với ECG nền của bệnh nhân
Bệnh nhân nam 80 tuổi bị bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo đưa vào khoa cấp cứu vì sốt, mệt mỏi toàn thân và lờ đờ. ECG nhịp xoang thường, tần số 82 bpm, PR dài, LBBB hoàn toàn, QRS rộng và T cao (Hình 1). ECG cũ 3 tháng trước cũng có LBBB (Hình 2).do đó ECG đã không được chú ý
Bệnh nhân vẫn được lọc máu theo kế hoạch. Vài giờ sau, ECG có dạng song sin gợi ý tăng kali máu nặng (Hình 3). Xét nghiệm về sau đó kali máu 6,8 mmol/l. bệnh nhân bắt đầu được dùng insulin, dextrose và canxi gluconate, nhưng sau đó ngưng tim và tử vong
Nhìn lại ECG 1 có PR dài, QRS rộng, T cao nhọn hơn so với ECG cũ của bệnh nhân
Bàn luận
Tăng kali máu là cấp cứu thực sự có thể gây tử vong phải xử trí ngay. Đôi khi khó chẩn đoán do các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu. bất kỳ thay đổi ECG nào do tăng kali máu đều phải chỉ định ổn định dẫn truyền cơ tim bằng truyền canxi tĩnh mạch
Thông thường, thay đổi tái cực do nmct trên ECG ở bệnh nhân vốn có LBBB rất khó cho việc chẩn đoán chính xác. Mặc dù người ta cho rằng những thay đổi do rối loạn điện giải cũng bị che lấp bởi sự có mặt của LBBB nhưng điều này không phải. do đó,phải so sánh ECG hiện tại với ECG trước đó. ở bệnh nhân này, ECG ban đầu (hình 1) trông không quá ấn tượng nhưng so với ECG cũ (hình 2) PR dài hơn, QRS rộng hơn và T cao hơn. Nếu bs so sánh và để ý thì sẽ nghi ngờ kali máu hiện đang rất cao
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé