Chloride: “Queen Of Electrolytes"
Mặc dù mọi sự chú ý thường đổ dồn về toan chuyển hoá, tình trạng rối loạn acid base thường gặp nhất ở những bệnh nhân nhập viện lại là kiềm chuyển hoá. Kiềm chuyển hoá có thể được cấu thành từ 3 yếu tố:
(a) các yếu tố khởi phát thường gặp (ví dụ liệu pháp lợi tiểu)
(b) khả năng tự duy trì của kiềm chuyển hoá (cảm ơn chloride!)
(c) là tình trạng này thường không được chú ý và không được điều trị.
Yếu tố sau cùng cho thấy kiềm chuyển hoá không chỉ là một tình trạng bệnh lý thường gặp, nó thường gặp và thường không được điều trị.
BỆNH SINH
Kiềm chuyển hoá được định nghĩa là sự tăng nồng độ bicarbonate ở dịch ngoại bào > 26 mEg/l, và dĩ nhiên không phải là một sự đáp ứng bù trừ thứ phát với tình trạng tăng CO2. Tình trạng này có thể là hậu quả của bất kỳ điều nào sau đây:
(a) Mất H+ dịch ngoại bào
(b) Thừa bicarbonate ở dịch ngoại bào
(c) Giảm thể tích dịch ngoại bào
Một khi đã xuất hiện, kiềm chuyển hoá tự duy trì bằng cách giảm tiết HCO3 vào nước tiểu: là kết quả của cả tăng tái hấp thụ HCO3 và giảm tiết HCO3 ở các nephron đoạn xa (distal nephrone = that portion of the renal tubule commencing with the thick ascending limb of the loop of Henle and ending with the papillary collecting duct). Những sự điều chỉnh này của thận được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt chloride, hạ kali máu, và aldosterone, sẽ được giải thích ở phần tiếp theo.
CƠ CHẾ CỦA THẬN
Thận đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì tình trạng kiềm chuyển hoá bằng cách giảm tiết HCO3 vào nước tiểu, như đã nói ở trên.
TÁI HẤP THỤ BICARBONATE
Bicarbonate luôn được sẵn sàng lọc qua cầu thận, và gần như được tái hấp thụ hoàn toàn lại sau đó tại các ống thận. Hầu hết (90%) HCO3 sẽ được tái hấp thụ tại ống lượn gần, và phần còn lại được tái hấp thụ tại các tế bào được biệt hoá tại các ống góp. Vị trí đoạn xa (distal) là vị trí chủ chốt xảy ra tình trạng tăng tái hấp thụ HCO3 trong kiềm chuyển hoá. Cơ chế tái hấp thụ HCO3 tại các ống góp được trình bày ở hình 33.1
Bơm ATPase ở màng sẽ bơm H+ vào trong lòng ống thận, đây là nơi nó sẽ kết hợp với HCO3 để tạo thành acid carbonic, sau đó sẽ phân tách để tạo thành CO2 và H2O. CO2 sau đó sẽ di chuyển vào tế bào ống thận và được hydrat hoá để lại tạo thành HCO3 và H+. HCO3 sẽ di chuyển vào máu và ion H+ sẽ được vận chuyển ngược lại vào trong lòng ống thận để tiếp tục một chu kỳ khác. Chloride (CL–) di chuyển ra khỏi các mao mạch quanh ống thận để trao đổi với HCO3
BÀI TIẾT BICARBONATE
Bicarbonate có thể được bài tiết từ các tế bào biệt hoá ở ống góp. Quá trình này không thường xảy ra, nhưng nó xuất hiện khi có sự dư thừa quá mức HCO3 trong huyết tương (ví dụ kiềm chuyển hoá). Cơ chế của sự bài tiết HCO3 trái ngược với tái hấp thụ HCO3, với bơm H+ nằm ở bờ mao mạch của tế bào ống thận (xem hình 33.1)
Sự khác biệt cơ bản là sự hiện diện của pendrin, một protein trao đổi chloride - bicarbonate, nằm trên bề mặt tế bào ống thận hướng vào lòng ống thận. Protein trao đổi anion này có một vai trò quan trọng trong việc bài tiết HCO3. Gene tổng hợp pendrin được tăng tổng hợp trong kiềm chuyển hoá và hoạt động của pendrin có liên quan trực tiếp đến nồng độ chloride trong lòng ống thận.
THIẾU HỤT CHLORIDE
Thiếu hụt Chloride có một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kiềm chuyển hoá bằng cách tăng tái hấp thụ HCO3 và ức chế bài tiết HCO3. Cả hai quá trình này đều được tiến hành qua trung gian tình trạng giảm nồng độ chloride trong lòng ống thận ở các nephron đoạn xa, điều này sẽ:
(a) tăng tái hấp thụ HCO3 bằng cách tăng dịch chuyển CL- và H+ vào trong lòng ống thận và
(b) ức chế sự bài tiết HCO3 bằng cách ức chế hoạt động của pendrin.
Tác động của chloride trong lòng ống thận lên sự bài tiết HCO3 được cân nhắc như là cơ chế chủ chốt cho khả năng của tình trạng thiếu hụt chloride có thể thúc đẩy kiềm chuyển hoá, và cho việc bù chloride có thể ứng dụng để điều chỉnh tình trạng kiềm chuyển hoá.
HẠ KALI MÁU
Giống như tình trạng thiếu hụt chloride, hạ kali máu có thể thúc đẩy kiềm chuyển hoá bằng cách tăng tái hấp thụ HCO3 và giảm bài tiết HCO3 ở các nephron đoạn xa. Việc tăng tái hấp thụ HCO3 là do sự dịch chuyển đồng thời kali ra ngoài tế bào và H+ vào trong tế bào, gây nên tình trạng giảm pH nội bào, chính điều này thúc đẩy việc tái hấp thụ HCO3 ở các nephron đoạn xa. Tình trạng giảm bài tiết HCO3 trong hạ kali máu là do giảm hoạt tính của pendrin
ALDOSTERONE
Aldosterone (một mineralocorticoid tạo ra bởi vỏ thượng thận) thúc đẩy tình trạng tái hấp thụ HCO3 ở nephron đoạn xa bằng cách kích thích bơm H+ trên màng phía lòng ống thận của tế bào ống thận tiết acid (acid-secreting renal tubular cells)
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY
Ba yếu tố cơ bản gây nên kiềm chuyển hoá dai dẳng là thiếu hụt chloride, hạ kali máu và dư thừa mineralocorticoid. Bệnh cảnh lâm sàng gây nên những tình trạng này ở những bệnh nhân ICU được mô tả tiếp theo đây.
MẤT DỊCH
Tình trạng giảm thể tích ngoại bào gây nên kiềm chuyển hoá. Tình trạng này trước đây được mô tả với cụm từ “kiềm co rút" (contraction alkalosis), nhưng cụm từ này gây hiểu lầm vì cơ chế nền tảng chính là tình trạng thiếu hụt chloride (ví dụ tình trạng kiềm này không được điều chỉnh bằng cách bù dịch không có chloride, nhưng nó được điều chỉnh bằng bù chloride mà không cần phải bù thể tích)
MẤT DỊCH DẠ DÀY
Hút rửa dạ dày gây nên tình trạng mất dịch dạ dày, mà nó lại chứa nhiều H+(50–100 mEq/L), CL– (120–160 mEq/L), và một lượng ít hơn K+ (10–15 mEq/L)(10). Mất H+ sẽ khởi đầu tình trạng kiềm chuyển hoá, trong khi mất CL- và K+ sẽ duy trì tình trạng này.
LỢI TIỂU
Thiazide hoặc lợi tiểu quai như furosemide sẽ gây nên tình trạng kiềm chuyển hoá thông qua việc mất CL- và K+. Tác động chính của những loại lợi tiểu này là tăng mất natri qua nước tiểu (natriuresis), và cũng làm mất một lượng tương đương CL- (chloruresis). Tăng natri lòng ống thận cũng thúc đẩy mất kali qua nước tiểu thông qua kênh Na+ K+ ATPase nằm trên bề mặt phía lòng ống của tế bào biệt hoá ở ống lượn xa
BIỂU HIỆN L M SÀNG
Kiềm chuyển hoá không có tác động rõ rệt nào ở hầu hết bệnh nhân. Trong một trường hợp, một bệnh nhân cao tuổi với nôn mửa nhiều và HCO3 huyết tương là 151 không có một dấu hiệu gì nguy hiểm đến tính mạng, và phục hồi hoàn toàn sau khi đã được điều chỉnh tình trạng kiềm. Sự thiếu hụt về các biểu hiện, hậu quả trên lâm sàng đặt ra những câu hỏi về giá trị của việc nhận biết và điều trị tình trạng kiềm chuyển hoá.
BIỂU HIỆN THẦN KINH
Biểu hiện thần kinh của tình trạng kiềm bao gồm giảm nhận thức, động kinh toàn thể, dị cảm, và co cứng tay chân (carpopedal spasms). Mặc dù vậy những biểu hiện này thường gặp trong kiềm hô hấp, không hoặc ít trong kiềm chuyển hoá. Điều này được giải thích là do kiềm hô hấp có xu hướng tác động nhiều hơn lên pH của hệ thần kinh trung ương và pH nội bào. Biểu hiện thần kinh có vẻ nổi trội hơn ở những trường hợp kiểm chuyển hoá do dùng baking soda (natri bicarbonate), nhưng tình trạng này thường đi kèm với các rối loạn điện giải khác (đặc biệt là tăng calci máu) và đây có thể là nhân tố chịu trách nhiệm cho các triệu chứng ở bệnh nhân.
GIẢM THÔNG KHÍ
Đáp ứng thông khí cho tình trạng kiềm chuyển hoá là giảm thông khi, với hệ quả là làm tăng PCO2 động mạch. Mặc dù vậy, đây không phải là một đáp ứng mạnh mẽ, và một sự tăng HCO3 huyết tương đáng kể là cần thiết trước khi có tình trạng giảm thông khí. Đáp ứng thông khí với tình trạng kiềm chuyển hoá được mô tả ở công thức sau