KHI NÀO BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP CÓ THỂ XUẤT VIỆN ?
Câu hỏi không khó , nhưng đôi khi ta lại bỏ qua các dữ liệu tửơng chừng đơn giản , nhưng nếu không cẩn thận sẽ khiến người bệnh sớm tái nhập viện .
Ai cũng biết bệnh nhân cần đạt lưu lượng tuần hoàn gần tối ưu trước khi xuất viện : JVP bình thường, không khó thở khi nằm , không khó thở về đêm , không phù . Tuy vậy , NT-pro-BNP hoặc BNP cũng rất quang trọng , nên giảm> 30%, điều này giúp ta biết chắc rằng bệnh nhân xuất viện không chỉ có cải thiện được triệu chứng .Đánh giá khó thở trong khi nằm ngang 1 phút và cúi xuống trong 15 giây. Bệnh nhân có thể đi lại mà không bị chóng mặt và khó thở ở mức tối thiểu.
Việc chuyển đổi từ thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch sang đường uống cần được hoàn thành và ổn định trong vài giờ trước khi xuất viện. Liều lợi tiểu đường uống nên duy trì nhằm đạt tỉ lệ nước nhập / xuất âm nhẹ . Nếu bệnh nhân đang sử dụng 80 mg furosemide IV/12h, nên dùng liều duy trì 40 mg furosemide uống, hai lần một ngày (tức là tổng liều furosemide uống bằng số 0,5–0,75 liều tiêm tĩnh mạch được sử dụng) . Liều uống này thấp hơn nhiều so với liều tiêm tĩnh mạch về mức độ tương đương liều (thấp hơn ~ 4 lần), nhưng thường đủ hiệu quả ở giai đoạn còn bù ở bệnh nhân gần như mất thể tích với tưới máu thận được cải thiện. Bài niệu thích hợp nên được đảm bảo trong vòng vài giờ sau khi uống.
Kiểm tra lâm sàng và creatinine / K / BNP sớm nên được thực hiện trong vòng một tuần sau khi xuất viện, và điều chỉnh liều furosemide uống tăng hoặc giảm trong lần khám này.
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé