B. PHẢN ỨNG PHỤ TẠI THẬN (TỔN THƯƠNG THẬN CẤP SAU TIÊM THUỐC TƯƠNG PHẢN, PC-AKI)
Định nghĩa:
Tổn thương thận cấp sau sử dụng thuốc tương phản (PC-AKI) được định nghĩa là tăng creatinin huyết tương >0.3mg/dl (hoặc >26.5 µmol/l), hoặc >1.5 lần so với giá trị bình thường, trong vòng 48-72 giờ sau tiêm thuốc tương phản. Tiêm thuốc đường động mạch tiếp xúc với thận đầu tiên: có nghĩa là thuốc tương phản tới động mạch thận ở dạng tương đối không bị pha loãng, ví dụ: bơm thuốc vào tim trái, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng trên động mạch thận hoặc động mạch thận. Tiêm thuốc đường động mạch tiếp xúc với thận thứ cấp: có nghĩa là thuốc tương phản tới động mạch thận sau khi đã được pha loãng hoặc qua tuần hoàn phổi hoặc tuần hoàn ngoại vi, ví dụ: bơm thuốc vào tim phải, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch vành, động mạch mạc treo hay các động mạch dưới động mạch thận.
B.1. XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG THẬN
Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR), được tính từ nồng độ creatinin huyết tương, là phương pháp được khuyến cáo sử dụng để ước tính chức năng thận trước tiêm thuốc tương phản.
B.2. TÁC DỤNG PHỤ TRÊN THẬN DO THUỐC TƯƠNG PHẢN IỐT
B.2.1. Các mốc thời gian
THĂM KHÁM THEO LỊCH
XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG THẬN
THĂM KHÁM CẤP CỨU
B.2.3. Trong lúc chụp
B.2.4. Sau khi chụp
B.2.5. Bệnh nhân bị đa u tủy
B.3. PHẢN ỨNG PHỤ TẠI THẬN ĐỐI VỚI THUỐC TƯƠNG PHẢN CHỨA GADOLINIUM
CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)
B.4. BỆNH NH N RỐI LOẠN ĐƯỜNG HUYẾT ĐANG SỬ DỤNG THUỐC METFORMIN
B.4.1. Thuốc tương phản chứa iốt
B.4.2. Thuốc tương phản chứa gadolinium
Không có lưu ý đặc biệt nào ở bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng Metformin khi sử dụng thuốc tương phản chứa Gadolinium, do nguy cơ PC-AKI rất thấp.
B.5. BỆNH NH N LỌC MÁU VÀ THUỐC TƯƠNG PHẢN
B.6. THUỐC TƯƠNG PHẢN IỐT VÀ GADOLINIUM CÓ AN TOÀN KHÔNG KHI SỬ DỤNG TRONG CÙNG MỘT NGÀY CHO CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY
Có thể hiệu quả lâm sàng sẽ thay đổi khi chụp CT với thuốc tương phản iốt và chụp cộng hưởng từ tiêm gadolinium trong cùng 1 ngày. Để hạn chế nguy cơ độc thận, có các khuyến cáo sau: 1. Bệnh nhân có chức năng thận bình thường hoặc giảm nhẹ (eGFR >30 ml/phút/1.73m2). 75% cả gadolinium và iốt được đào thải sau 4 giờ. Nên cách khoảng 4 tiếng giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản iốt và gadolinium. 2. Bệnh nhân có chức năng thận giảm nặng (eGFR <30 ml/phút/1.73m2), hoặc lọc máu. Nên cách khoảng 7 ngày giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản iốt và gadolinium. Lưu ý: Thuốc tương phản gadolinium có khả năng cản quang tốt nên có thể gây chẩn đoán lầm trên CT khi được bài tiết qua đường niệu. Đối với khảo sát vùng bụng, nên chụp CT cản quang trước khi chụp MRI. Đối với ngực và não, CT hoặc MRI, kỹ thuật nào trước cũng được.B.7. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LẦN TIÊM THUỐC TƯƠNG PHẢN IỐT TRONG CHỤP THÔNG THƯỜNG LÀ BAO L U?
1. Bệnh nhân có chức năng thận bình thường hoặc giảm nhẹ (eGFR >30 ml/phút/1.73m2). 75% thuốc tương phản iốt được đào thải sau 4 giờ. Nên cách khoảng 4 tiếng giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản iốt. 2. Bệnh nhân có chức năng thận giảm nặng (eGFR <30 ml/phút/1.73m2), hoặc lọc máu. Nên cách khoảng 48 tiếng giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản iốt. 3. Bệnh nhân lọc máu: Nếu còn chức năng thận, nên cách khoảng 48 tiếng giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản iốt.B.8. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LẦN TIÊM THUỐC TƯƠNG PHẢN GADOLINIUM TRONG CHỤP THÔNG THƯỜNG LÀ BAO L U?
1. Bệnh nhân có chức năng thận bình thường hoặc giảm nhẹ (eGFR >30 ml/phút/1.73m2). 75% thuốc tương phản gadolinium ngoại bào được đào thải sau 4 giờ. Nên cách khoảng 4 tiếng giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản gadolinium. 2. Bệnh nhân có chức năng thận giảm nặng (eGFR <30 ml/phút/1.73m2), hoặc lọc máu. Nên cách khoảng 7 ngày giữa 2 lần tiêm thuốc tương phản gadolinium.Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé