Case lâm sàng cắt cơn SVT bằng nghiệp pháp valsaval sửa đổi
Case lâm sàng: Bệnh nhân nữ mang thai 36 tuần, biểu hiện nhiều cơn hồi hộp trống ngực, vào viện với huyết động ổn định. Bệnh nhân đã được ghi ECG bên dưới với tần số 160 l/p, sau đó mắc monitor, tần số lên 182 /phút. Tiến hành làm nghiệm pháp Valsaval và xoa xoang cảnh, nhưng thất bại.
ECG 1 chỉ nhịp nhanh phức bộ hẹp với tần số 162, dễ thấy các sóng giả r ở V1 và giả S ở D2, đây là một cơn AVNRT điển hình.
Trước khi cân nhắc dùng adenosine, bác sỹ đã tiến hành làm NP Valsalva sửa đổi, và ECG đã về nhịp xoang, bn đã tiết kiệm được adenosine 😀
ECG 2 đã về nhịp xoang, lúc này các sóng giả r và giả S đã mất đi.
Nghiệm pháp valsalva sửa đổi là gì ?
Nhịp nhanh trên thất (SVT) là một nhịp nhanh phức bộ QRS hẹp thường gặp tại khoa cấp cứu. Đối với những bệnh nhân nhân huyết động ổn định, lựa chọn điều trị đầu tay là các nghiệm pháp phế vị, thường là nghiệm pháp valsaval chuẩn, hoặc xoa xoang cảnh. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của các nghiệm pháp này thấp, dữ liệu từ một nghiên cứu có đối chứng là từ 5 -25%.
Gần đây, nghiệm pháp valsalva sửa đổi đã phát triển, và đã được nghiên cứu với tỷ lệ thành công chuyển nhịp là 43%, so với 17% bằng nghiệm pháp valsaval chuẩn. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được mô tả. Nghiệm pháp này an toàn, đơn giản và có thể dạy cho cả điều dưỡng, team cấp cứu trước viện và thậm chí là cho cả chính bệnh nhân. Sử dụng kỹ thuật này có thể tiết kiệm được chi phí và tránh các điều trị không thoải mái như adenosine hay shock điện.
Nghiệm pháp valsaval chuẩn thường được thực hiện để hoạt hóa dây phế vị bằng cách hít một hơi sâu rồi thổi vào từ từ một syringe có bít tông. Nghiệm pháp valsalva sưa đổi được thực hiện bằng cách thực hiện như NP Valsalva chuẩn nhưng kết hợp thêm nâng chân thụ động. NP này hoạt hoạt phế vị thông qua cơ chế khác (hoạt hóa baroreflex). Để nhớ các bước thực hiện nghiệm pháp này, hãy nhớ từ ‘SVT’:
- S = Strain – tăng gánh : Bn tư thế ngồi, yêu cầu thổi vào một syringe 10 ml có bít tông trong 15s, tương đương 40 mmHg
- V= Venous return – máu tĩnh mạch trở về: nâng chân thụ động 45 độ và bệnh nhân tư thế nằm
- T= Time : 2 giai đoạn trên mỗi gai đoạn thực hiện trong 15s.
Video thực hiện nghiệp pháp :
https://www.youtube.com/watch?v=8DIRiOA_OsA
References
1.Tintinalli J, Stapczynski J, Ma O, Cline D, Cydulka R, Meckler G. Tintinalli’s Emergency Medicine: A Comprehensive Study Guide. 7th ed. New York: McGraw-Hill; 2010.
2.Appelboam A, Reuben A, Mann C, et al. Postural modification to the standard Valsalva manoeuvre for emergency treatment of supraventricular tachycardias (REVERT): a randomised controlled trial. The Lancet. 2015;386(10005):1747-1753. doi: 10.1016/s0140-6736(15)61485-4 [Source]
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.
Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé