1 số điểm lưu ý khi đo QT

 1. Tính luôn sóng U vào khi đo QT nếu 

- U > 1 mm và lẫn vào sóng T

- U đảo ngược 

- U lớn hơn cả sóng T 


2. Sóng U bé bé < 1mm, tách rạch ròi khỏi sóng T thì thôi bỏ 


3. Trong bối cảnh cấp cứu, việc ngồi tính đo tay QT --> QTC ở mọi trường hợp quả là 1 sự phí phạm thời gian không cần thiết, cơ mà không tính cũng không được --> cách tiếp cận nhanh hơn :  

+ Nếu tần số < 60, không cần dùng công thức điều chỉnh gì hết, cứ đo tay --> nếu trên 485 ms (mốc tuyệt đối, áp dụng cho mọi tần số dưới 60, cả nam cả nữ) --> nguy cơ xoắn đỉnh 

+ Nếu tần số > 60, áp dụng quy tắc "1/2 RR" --> Tức là nếu ngắm nghía bằng mắt thấy có vẻ QT > 1/2 RR --> khả năng QT này dài rồi --> Lúc này mới tiến hành đo thủ công và áp dụng công thức điều chỉnh, cụ thể như sau 

- Nếu tần số 60 - 100 --> công thức bazett chuẩn nhất 

- Nếu tần số > 100 --> công thức Fredericia hoặc Framingham chuẩn nhất 



Chúng ta biết đoạn QT thì phải điều chỉnh theo tần số tim, gọi là QTC, và khoảng RR dùng trong công thức phải là RR của cycle trước đó. Vậy đặt ra 2 câu hỏi.
1. Tại sao phải là RR trước, mà không phải RR của cycle sau ?
2. Tại sao tần số tim tăng hay giảm, hay nói cách khác cycle length của beat trước thì lại ảnh hưởng đến QT của beat sau, ví dụ nhịp chậm ~ cycle length dài --> QT dài.
==> Source: Roussel J, Champeroux P, Roy J, et al. The Complex QT/RR Relationship in Mice. Sci Rep. 2016;6:25388. Published 2016 May 3. doi:10.1038/srep25388
+ Nguyên văn trong bài: 
- Sự gia tăng tần số co bóp, tức là tần số tim, tạo ra 1 hiệu ứng co cơ dương tính mà trong đó, lực co bóp tăng và sẽ đạt đến 1 trạng thái ổn định mới trong vòng vài beat sau đó. 
- Hiện tượng này gọi là “positive staircase” —> tác động đến đoạn RR và QT. 
- Hiện tượng này nổi bật ở các giống loài có APD  thất đặc trưng bởi pha bình nguyên dài (người, mèo, heo,…), đây cũng chính là biểu hiện về mặt tế bào của đoạn QT trên ECG. 
- Cụ thể, ở người, khi tần số tim tăng sẽ đưa đến việc tích lũy dòng IKS ở trạng thái mở (open state) và hoạt hóa kênh ITO2 —> APD bị rút ngắn. Và với tần số giảm thì ngược lại. 
- Tuy nhiên, tình trạng APD phụ thuộc tần số này thì lại khác giữa các loài, ở một số loài, có thời gian trơ ngắn hoặc rất ngắn, thì sự phụ thuộc của APD vào tần số ít rõ ràng hơn và thậm chí còn có thể trái ngược với tác động đã thấy ở người 
+ Giải thích chút: 
- Dòng IKS (cùng với dòng IKR) là 2 dòng chính góp phần làm nên pha 3 của APD. Hiểu nôm na, đây là 2 dòng kali đi ra ngoại bào và khiến cho điện thế màng tụt dần về mức điện thế nghỉ  
- Dòng ITO2 = dòng CL- phụ thuộc Ca2+ (cùng với dòng ITO) góp phần tạo nên pha 1 của APD. 
- Khi tần số tim tăng --> hiệu ứng "positive stair case" -->  tăng tích trữ IKS ở trạng thái mở và tăng hoạt kênh IKTO --> dòng tái cực (repolarization reserve) sẽ trở nên ưu thế hơn dòng khử cực (nôm na là bên trong tế bào sẽ âm hơn) --> APD sẽ được rút ngắn lại 
- Tương tự với tần số giảm.







Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man; cơn bệnh phập phù; kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó. Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài hòa.

Tham gia Group Telegram và Zalo cùng chúng tôi để nhận thông báo mới nhất cũng như giao lưu - chia sẻ nhé

Icons with Group Links
Telegram
Zalo

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét