TỐI ƯU PHUN KHÍ DUNG KHÁNG SINH

TỐI ƯU PHUN KHÍ DUNG KHÁNG SINH

THÔNG ĐIỆP CỦA BÀI:

-Phun khí dung dãn phế quản, corticoid, tan đàm thì dễ, phun sao cũng tới được cây khí phế quản và cũng sẽ có hiệu quả tối đa, nhưng phun khí dung kháng sinh thì rất khó.

-Lượng kháng sinh tới đích quyết định hiệu quả điều trị.

-Kháng sinh muốn tới được các phế nang bị nhiễm khuẩn là rất khó khăn (phải qua cây khí phế quản, qua các đường dẫn khí nhỏ chứa dịch viêm..). Sự hỗn loạn của lưu lượng khí hít vào gây co thắt khí phế quản và giảm lượng thuốc tới vùng bị phế nang bị nhiễm khuẩn.

Hiệu ứng “bolus” (màu vàng trong hình) khi phun khí dung mới được mô tả gần đây (2020): Các hạt khí dung sẽ tích tụ ở đường dây hít vào và được bolus vào trong lần hít vào tiếp theo. Tăng hiệu ứng bolus giúp tối ưu hóa việc phun khí dung.


Bolus được 1 lượng lớn thuốc

 -Vị trí 2: Sát máy thở => tăng hiệu ứng bolus và phân phối khí dung 

-Vị trí 3: Sát ống nội khí quản, khí dung kích hoạt bằng hơi thở => Không có hiệu ứng bolus 

TÓM LẠI: ĐỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ PHUN KHÍ DUNG CÁC THUỐC KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CẦN: 

-Máy thở: Chọn lưu lượng dòng hít vào cố định, kéo dài thời gian hít vào

 -Tránh bất đồng bộ máy thở (sử dụng an thần ngắn trong lúc phun khí dung)

 -Vị trí phun khí dung tốt nhất là sát máy thở để tăng hiệu ứng bolus và tối ưu phân phối khí dung

 Nguồn: Rello, J., Bouglé, A. & Rouby, JJ. Aerosolised antibiotics in critical care. Intensive Care Med (2023).

About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét