SpO2 là dụng cụ mà ai cũng biết, đơn giản, không xâm lấn, theo dõi liên tục, nhưng bạn đã thật sự hiểu nó chưa
Nhân một trường hợp bệnh nhân bị Met-Hb, mọi người hỏi mình sao SpO2 của bệnh nhân này thấp vậy mà làm khí máu động mạch thì SaO2 cao
1-SO2, SpO2, SaO2 … LÀ GÌ
*SO2 là độ bão hòa O2 chức năng, công thức: HbO2/ (HbO2 +RHb + DysHb). Trong đó, Hb là hemoglobin; HbO2 là hemoglobin mang oxy; RHb là Hb khử (đã giao O2 cho mô rồi); DysHb là Hb gắn với các chất khác (Co-Hb; Met-Hb; Sul-Hb)
*SpO2, SaO2 là gì?
Các chữ nhỏ thêm vào phía sau diễn tả phương pháp đo: SpO2 (p: pulse oxymetri- độ bão hòa O2 trong máu động mạch đo bằng nhịp mạch), SaO2 (a:artery –độ bảo hòa O2 máu động mạch-đo bằng khí máu ĐM).
2-LÀM SAO PULSE OXYMETRY ĐO ĐƯỢC SO2 VÀ NHẬN DIỆN ĐƯỢC SO2 LÀ CỦA MÁU ĐỘNG MẠCH MÀ KHÔNG PHẢI TĨNH MẠCH?
Pulse oxymetry gồm 1 emitter (bộ phát) đối diện 1 detector. Bộ phát phát ánh sáng có bước sóng từ 660-940nm; Detector (cảm biến) phát hiện độ hấp thu của ánh sáng sau khi đi qua mô.
-Phân biệt HbO2 và RHb dựa vào mỗi loại hấp phụ ánh sáng khác nhau: HbO2 hấp thu áp sáng hồng ngoại (infrared light) và RHb hấp thu ánh sáng đỏ
-Phân biệt máu động mạch và máu tĩnh mạch: Hồng cầu trong máu động mạch di chuyển theo kiểu dao động theo chu chuyển tim, còn hồng cầu trong máu tĩnh mạch thì không. Tín hiệu từ dòng di động (pulsative flow) sẽ được khuếch đại và được đo. Đó cũng là lý do mà sóng SpO2 có hình dạng theo chu chuyển tim.
3-TẠI SAO PHẢI GẮN Ở NGÓN TAY, NGÓN CHÂN, TAI..
Những vị trí này có mật độ mạch máu cao.
4-KHI NÀO PULSE OXYMETRY KO ĐÁNH GIÁ ĐÚNG OXY MÁU.
-Hemoglobin thấp (thiếu máu)
-Nồng độ các dys-Hb cao (met-Hb, CO-Hb..)
-Trương lực mạch giảm hoặc mất mạch (sốc nặng, ngưng tim..) => Làm mất dao động của Hb trong máu động mạch
-Màu sơn ảnh hưởng phương pháp đo (vì đo là phương pháp quang học) ==> Màu xanh đen, xanh dương.
TRƯỜNG HỢP TRÊN:
-Pulse oxymetry chỉ đo được Hb-O2 và R-Hb và tính SO2 = Hb-O2/ (HbO2 + RHb)
-Bình thường Met-Hb < 3% nên việc bỏ Met-Hb ra khỏi công thức không ảnh hưởng giá trị SO2
Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc Met-Hb:
-Met-Hb hấp thụ ánh sáng ở dải sóng của ánh sáng đỏ (gần giống dải sóng ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy) là giống R-Hb, do đó ta thấy máu có màu đen (ngộ độc Met-Hb càng nặng thì máu càng đen)
-Met-Hb có xu hướng hấp thu ánh sáng ở red-light bằng với IR-light (ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại) nên R gần bằng 1 và tính ra SpO2 có xu hướng khoảng 80-85% => Nghĩa là không đánh giá được SO2 chính xác, bệnh nhân không có giảm oxy hóa máu (SaO2) cao thì SpO2 cũng 85% (SpO2 thấp giả); mà BN có giảm oxy hóa máu (SaO2) thấp thì SpO2 cũng xu hướng gần 85% nếu Met-Hb nặng (SpO2 cao giả)
Met-hb hấp thụ ánh sáng ở cả 2 bước sóng 660nm và 940nm nên gây hiệu ứng phức tạp trên spO2, spO2 dịch chuyển về gần 85% là dấu hiệu chỉ điểm nồng độ met-hb vượt quá 30% trong máu, đối với saO2 thì ko bị ảnh hưởng vì nó được ước lượng từ paO2 qua phương trình đường cong ODC (công thức ước lượng tùy theo nhà sản xuất máy) trích Handbook of blood gas/acid-base interpretation của Ashfaq Hasan