lấy khí máu sao cho hạn chế sai số và làm sao để biết khí máu đó là đúng?

lấy khí máu sao cho hạn chế sai số và làm sao để biết khí máu đó là đúng?
1. Đuổi khí. Bất kỳ bóng khí nào trong ống cũng phải được tống ra ngoài ngay sau khi lấy xong máu động mạch và trước khi trộn với heparin hoặc trước khi làm lạnh mẫu. Một bóng khí mà có thể tích chiếm khoảng 1% thể tích lượng máu trong ống cũng đủ để gây ra sai số đáng kể, ảnh hưởng đến giá trị pO2. NHỚ: PHẢI ĐUỔI KHÍ 2. Trộn đều với heparin. Việc trộn không đều với heparin có thể gây đông máu (thỉnh thoảng bị trả về vì lên phòng xét nghiệm đông cục lại cả dù đã tráng bằng heparin). KHUYẾN CÁO: trộn đều với heparin bằng cách đảo ngược đảo xuôi syringe 10 lần (theo trục dọc) và sau đó để giữa hai bàn tay lăn lăn (như hình).  3. Thời gian từ lúc lấy đến lúc phân tích phải trong vòng 30 phút. Đối với những mẫu có nồng độ PaO2 cao (ví dụ như có shunt hoặc lượng bạch cầu, tiểu cầu cao, cần phân tích trong 5 phút). Nếu dự kiến thời gian đến lúc phân tích sẽ mất hơn 30 phút, hãy dùng syringe thủy tinh và bảo quản lạnh (ngâm đá = ice slurry) 4. Nhớ lấy nhiệt độ cơ thể ngay lúc lấy mẫu khí máu, …

About the author

Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét