Để Giỏi Lâm Sàng

 

Giỏi lâm sàng để trở thành một bác sĩ tay nghề tốt là niềm mơ ước của tất cả sinh viên y khoa. Chúng ta sẽ làm được điều đó nếu có phương pháp đúng kèm thái độ học tập tích cực. Khắc phục 07 điều sau sẽ giúp bạn giỏi lâm sàng hơn:

1 – Có kế hoạch cụ thể

Đề ra kế hoạch cụ thể kèm theo mục tiêu học tập chi tiết khi đi thực tập là cực kỳ quan trọng. Đối với sinh viên không nên “ôm đồm” học quá nhiều thứ trong thời gian ngắn. Hãy luôn bám sát mục tiêu của từng trại bệnh. Nếu không biết nhóm trưởng hoặc thành viên có thể liên hệ trực tiếp với các bộ môn để có mục tiêu học tập đó. Không thể đi thực tập lâm sàng với kiểu đại loại như “học được gì thì học” hoặc “học gì thì tùy các em!”. 

Tùy theo từng cấp độ mà mục tiêu chung có thể thay đổi. Ví dụ như: Y3 tập trung vào kỹ năng hỏi bệnh, thăm khám bệnh đúng cách và đưa ra được chẩn đoán ( gồm chẩn đoán lâm sàng, và các chẩn đoán phân biệt nếu có). Y4 ngoài biện luận được các triệu chứng, tập hợp được thành những hội chứng lâm sàng, có được chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt tốt thì cần phải đề xuất được một số xét nghiệm lâm sàng phù hợp với các chẩn đoán của mình đặt ra. Đối với Y5-Y6 thì thêm phần mục tiêu và nguyên tắc điều trị. 

Kế hoạch cụ thể được đề ra ngay khi bắt đầu đi lâm sàng. Một cách có thể giúp các bạn theo dõi lộ trình thực tập của mình đạt được những mục tiêu gì là tập trung vào 1 loại bệnh cho 1-2 ngày đi thực tập lâm sàng. Khi đã hoàn thành được danh sách các mục tiêu được đề ra thì mới đạt yêu cầu.

Một số bộ môn đề ra cuốn sổ chỉ tiêu lâm sàng dành cho sinh viên, trong quá trình thực tập bắt buộc thực hiện được bao nhiêu trường hợp thăm hỏi bệnh, bao nhiêu trường hợp khám và nghiệm pháp, phụ mổ, …Theo quan điểm cá nhân và trải qua thời gian học tập thì nhận xét thấy cách làm này có nhiều cái hay nhưng cũng không ít hơn một điểm chưa hay. Những người đang quan tâm và đọc đến đây, phần đa đều thấy “thái độ” mới quan trọng và quyết định tất cả. Nếu người có thái độ đúng thì không cần phải ép buộc hay gì cả, số còn lại thì có ký tên đóng dấu dày đặc trong sổ chỉ tiêu thì nó cũng chỉ là hình thức “báo cáo thành tích” mà thôi. Các bạn có công nhận phần đa mất khá nhiều thời gian cho việc kí tá ?!?

“Kế hoạch rất quan trọng, kế hoạch tốt đường đi bớt mệt…”

tags: anh văn y khoa, anh van y khoa, tiếng anh y khoa, tieng anh y khoa, giao tiếp y khoa, tiếng anh chuyên ngành y khoa, đi lâm sàng như thế nào, đại học y dược, yds, hmu, làm bệnh án, hướng dẫn lâm sàng

2 – Đọc sách

Không thể đi khám bệnh với cái đầu trống rỗng được. Không đọc sách trước ở nhà làm năng suất thực tập lâm sàng giảm đi rất nhiều. Có thể đi lâm sàng rất tất bật với biết bao nhiêu bài vở, không đọc kịp bài cũng dễ hiểu. Thường chúng ta học thành nhóm lâm sàng nhỏ. Cho nên nếu mỗi người được phân công đọc một bệnh, khám một bệnh mẫu, các bạn khác ngoài quan sát thì tốt hơn. Lúc đó sẽ giảm được áp lực tự đọc sách ở nhà, tăng hiệu quả làm việc nhóm và lợi ích sau cùng là cả nhóm sẽ học được nhiều hơn.

Cách đọc chuẩn bị cho đi lâm sàng:

  • Đọc sơ lược về giải phẫu học định khu
  • Nắm vững các sơ đồ chính liên quan đến sinh lý bệnh
  • Xem lại triệu chứng học thường xuất hiện của trại bệnh đó
  • Xem kỹ triệu chứng học, bệnh học và điều trị (nếu là Y5 hoặc Y6) 
  • Đọc bài tham khảo (nếu có)
anh-van-y-khoa-pocket-medicine-6th
Cuốn sách nên có nếu muốn giỏi lâm sàng khi đi thực tập nội khoa

Để đi lâm sàng được tích cực và chủ động hơn, các bạn nên có những cuốn sách “bí kíp” như sổ tay lâm sàng, pocket  medicine…Hiện tại giờ các sách bản mềm lưu trong điện thoại rất tiện để mở và tham khảo thông tin. Tuy nhiên các bạn cũng nên có 1 hoặc 2 cuốn (mà tốt hết là chỉ 1 thôi hihi) để đọc, viết, đánh note…File mềm giúp ta tra cứu nhanh, nhưng đọc file cứng giúp tập trung và nhớ lâu hơn (giả tỉ như đang dùng smartphone và có mess đủ các thể loại dẫn tới distraction…).

Nguồn tài liệu tham khảo của giảng viên lâm sàng dành cho các bạn cũng rất là quan trọng. Các bạn phải dành thời gian đọc tất cả các tài liệu đó để các buổi giảng lí thuyết lâm sàng học được nhiều hơn, biết cách hỏi “hay” hơn và tránh các câu “thắc mắc” thừa.

“Đọc sách không bao giờ thừa, chỉ có ít đọc mới hay thắc mắc thừa…”

tags: anh văn y khoa, anh van y khoa, tiếng anh y khoa, tieng anh y khoa, giao tiếp y khoa, tiếng anh chuyên ngành y khoa, đi lâm sàng như thế nào, đại học y dược, yds, hmu, làm bệnh án, hướng dẫn lâm sàng

3 – Đi sớm

Các bạn nên có thói quen đi lâm sàng sớm. Thông thường khoa phòng sẽ bắt đầu giao ban lúc 7 hoặc 7h15′ sáng, thời gian giao ban các bác sĩ thường đã khám xong bệnh. Đối với bệnh nhân thì sau khi đã được bác sĩ điều trị khám xong thì kể như chấm dứt mọi thứ. Thời gian còn lại trong ngày của họ chỉ để được thay băng, chích thuốc và “bị” hỏi bệnh. Các bạn nào đã bị nhập viện 1 lần thì biết cảm giác của các bệnh nhân ngày ngày được hết tốp này tốp kia hỏi bệnh. Cảm giác ấy hẳn là không tốt tí nào.

Nếu khoa không cho phép các bạn hỏi thăm bệnh nhân khi chưa có người hướng dẫn thì hãy đi sớm chuẩn bị hồ sơ bệnh án, xem lại diễn biến lâm sàng, các xét nghiệm lâm sàng đến thời điểm hiện tại và tổng hợp lại trong cuốn sổ tay nhỏ của bạn. Lúc các bác sĩ đi buồng khám kịp thời thông báo các dữ liệu ấy cho họ. Nghĩa là bạn đã giúp được họ và bệnh nhân rồi đấy. Từ đó thì việc học của bạn cũng dễ dàng hơn.

Việc đi sớm đôi khi cũng có lợi vì có những film Xquang, bệnh án hay…thường được gom đi giao ban, hội chẩn. Đến trễ bạn sẽ không được tiếp cận với những hồ sơ đó. 

Có lần mình được phân công giường bệnh chỉ có 1 bệnh nhân bị xơ gan nằm tại trại tiêu hóa BV ND Gia Định, và bệnh nhân này nổi tiếng là không tiếp xúc. Ngày đầu nhận giường bệnh chỉ thấy bệnh nhân nằm quay mặt vào tường. Lúc Y6 thực tập nội khoa mình ở hẳn trong bệnh viện, sáng nào cũng qua sớm khám bệnh thì thấy bệnh nhân ấy sinh hoạt rất khác. Cô này dậy sớm tắm rửa sạch sẽ và ngồi chờ bác sĩ khám bệnh. Và lượt khám bệnh đó là lượt khám duy nhất, hỏi bệnh, khám bệnh và trò chuyện nhiều với bệnh nhân cũng được. Sau đó bệnh nhân ăn sáng và chỉ nằm quay mặt vào tường.

Vì vậy để giỏi lâm sàng, hãy cố gắng dậy sớm và đi thật sớm.

“Đi sớm được là vô cùng lợi hại, ít nhất là tránh được tình trạng không có chỗ gởi xe ở bệnh viện…”

1ooq6fJG

tags: anh văn y khoa, anh van y khoa, tiếng anh y khoa, tieng anh y khoa, giao tiếp y khoa, tiếng anh chuyên ngành y khoa, đi lâm sàng như thế nào, đại học y dược, yds, hmu, làm bệnh án, hướng dẫn lâm sàng


4 – Tham gia vào điều trị để giỏi lâm sàng

Không tham gia vào điều trị, mất đi một phần ý nghĩa của học lâm sàng. Vậy tham gia bằng cách nào? Như đã đề cập ở trên các bạn có thể tham gia cùng các anh chị bằng cách chuẩn bị hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm, làm bệnh án và sao thuốc, ghi sẵn các xét nghiệm cần thiết…

Tâm lý người bệnh là quan tâm đến bệnh tình của mình. Nếu họ thấy bạn thực sự giúp đỡ các bác sĩ điều trị, thì họ cũng sẽ ghi nhận đóng góp của bạn trong việc giúp họ mau khỏe. Đây là một hình thức giao tiếp gián tiếp hữu hiệu thông qua vai trò điều trị.

Khi bệnh nhân của bạn cần được làm thủ thuật, hãy giúp đỡ bác sĩ và điều dưỡng chuẩn bị bệnh nhân. Mang găng sẵn sàng để phụ tá. Ngoài ra có thể phụ đẩy bệnh, di chuyển bệnh đi thực hiện cận lâm sàng. Hãy làm những việc có ích nhất có thể để giúp đỡ bệnh nhân và nhân viên y tế tại khoa, đặc biệt là các đàn anh.

Sinh viên nước ngoài ít có dịp được tham gia trực tiếp vào điều trị hơn chúng ta
Sinh viên nước ngoài ít có dịp được tham gia trực tiếp vào điều trị hơn chúng ta

Tham gia vào điều trị làm bạn thấy vai trò cũng như trách nhiệm của mình cao hơn, từ đó ý thức cũng được tốt hơn, học tập sẽ tích cực hơn. Nhiều bác sĩ rất thích dạy, nhưng chỉ khi bạn đạt được yêu cầu “siêng năng” trong mắt họ thì bạn mới được họ đích thân chỉ dạy. Còn nếu không siêng năng, không giúp ích gì được họ thì họ cũng chẳng hơi đâu mà dành thời gian dạy cho bạn khi cả núi công việc đang còn dở dang!

Tham gia vào điều trị còn giúp cho bạn thấy thực tế và sách vở đôi khi không thống nhất. Ngoài ra tham gia vào điều trị còn giúp bạn nhớ bài lâu hơn và không phải nhớ theo kiểu máy móc. Đây là cơ hội để bạn cảm giác được công việc mình sẽ phải làm sau này diễn ra như thế nào.

 Tuy nhiên, bạn phải nhớ điều này. Tuyệt đối với trình độ người đi học, bạn không được giải thích bất cứ điều gì về cách điều trị bệnh, các biến chứng và tuyệt đại cấm kị là giá cả phẫu thuật. Vì tình hình kiện cáo hiện nay khá phức tạp, nhiều khi bạn giải thích sai hướng, hoặc chưa lường hết các biến chứng hoặc diễn biến bệnh.

“Tham gia vào điều trị để thấy vai trò mình lớn hơn, được bệnh nhân tin tưởng hơn…”

tags: anh văn y khoa, anh van y khoa, tiếng anh y khoa, tieng anh y khoa, giao tiếp y khoa, tiếng anh chuyên ngành y khoa, đi lâm sàng như thế nào, đại học y dược, yds, hmu, làm bệnh án, hướng dẫn lâm sàng

5 – Trực thêm

Trực thêm là trực kèm theo hoặc tham gia vào một tua trực nào đó ngoài lịch phân công trực của bộ môn. Bạn có thể tham gia vào bất cứ khoa nào bạn muốn miễn là được chấp nhận. Tránh hiện tượng tự đi và tự về, không ai biết trong tua trực bạn là ai, vai trò gì. Phần đa các thầy hoặc các anh đều chào đón bạn theo tua trực để học, dù cho dắt thêm bạn thì thêm mất thời gian và đôi khi phiền toái.

Các bạn hãy tranh thủ thời gian để trực thêm. Tuy nhiên để buổi trực thực sự hiệu quả và đảm bảo bạn học được nhiều thì bạn phải tỏ ra siêng năng, đúng giờ và có đọc sách. Nhiều bạn thích đi trực thêm, làm đủ thứ việc nhưng không đọc sách thì cũng hơi khó! Lại cũng có nhiều bạn lúc rảnh thì đi trực, lúc bận lại không thấy đâu?!? 

Hầu hết ai cũng có đệ tử, bạn lớn cũng vậy thôi. Đối với các bạn thì đi kiếm thầy học, mà các thầy thì dễ tìm được thông qua các tua trực. Nếu thái độ học không nghiêm túc, thời gian vắng nhiều hơn thời gian trực thì bạn sẽ rất khó kiếm được thầy giỏi lâm sàng để theo học.

“Trực thêm không phải là nhiệm vụ, nếu yêu thích nó thì làm cho thật tốt, không thì ở nhà nghỉ khỏe ^^”

 

6 – Làm bệnh án

Mỗi bệnh theo mục tiêu nên có một bệnh án mẫu nếu có thời gian. Nếu không đủ thời gian thì cả nhóm nên hoàn thành các bệnh án và tìm được người để trình bệnh án. 

Thông qua làm bệnh án bạn học được rất nhiều điều. Và cũng không giải thích gì nhiều. Làm bệnh án là một khâu vô cùng quan trọng trong thực tập lâm sàng. Các bạn hãy siêng năng làm bệnh án và trình bệnh án để trao dồi kỹ năng và giỏi lâm sàng nhé!

“Làm bệnh án giúp bạn trưởng thành trong tư duy lâm sàng…”

tags: anh văn y khoa, anh van y khoa, tiếng anh y khoa, tieng anh y khoa, giao tiếp y khoa, tiếng anh chuyên ngành y khoa, đi lâm sàng như thế nào, đại học y dược, yds, hmu, làm bệnh án, hướng dẫn lâm sàng

7 – Giao tiếp tốt

Tất cả những hoạch định, toan tính và mong muốn của các bạn sẽ tốt nêu các bạn có những nụ cười đúng chỗ, những câu nói xã giao chân tình và kỹ năng giao tiếp được đào tạo tốt. Những bạn có năng khiếu giao tiếp thường đi giỏi lâm sàng dễ dàng hơn nhiều so với các bạn khác. Những ai đã trải qua thì biết, giao tiếp tốt thì các mối quan hệ trong học tập của bạn không chỉ dừng lại trong một tổ mà bạn sẽ quen biết rất nhiều người, thậm chí cả những bậc thầy của thầy bạn. Không hoặc chưa giao tiếp tốt thì cũng không sao, cái gì cũng học được mà!

Đối với những lần ít ỏi được đứng trước người bệnh thăm bệnh, hãy chỉnh chu các câu hỏi, lễ phép và chuyên nghiệp.

Đối với các anh chị lớn không nên tỏ thái độ bất cần và tự cao. Đối với thầy cô hãy đúng giờ và thưa gởi.

“Giao tiếp thực sự là một chìa khóa, người giao tiếp tốt  không hẳn chỉ có cái miệng hay, họ còn có cái đầu biết suy nghĩ…”

Chúc các bạn học lâm sàng thật tốt!

ThS. BS Nguyễn Thái Duy

Anh Văn Y Khoa DRDUY


About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét