Chỉ số sốc – Shock Index

Chỉ số sốc – SI lần đầu được mô tả vào năm 1967 bởi Allgöwer and Buri, thời điểm đó được coi phương thức đơn giản và hiệu quả trong lượng giá sốc giảm

 Chỉ số sốc – SI lần đầu được mô tả vào năm 1967 bởi Allgöwer and Buri, thời điểm đó được coi phương thức đơn giản và hiệu quả trong lượng giá sốc giảm thể tích trong xuất huyết và tình trạng sốc nhiễm trùng. Chỉ số sốc được tình bằng tỉ số giữa nhịp tim và huyết áp tâm thu. Theo một số kinh nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy, SI có tương quan tuyến tính với chỉ số tim (CI), thể tích nhát bóp (SV), hoạt động của thất trái và huyết áp động mạch trung bình (MAP).




Giá trị bình thường của SI dao động từ 0.5 – 0.7. Đối với trường hợp SI ≥  1.0 được xem là có ý nghĩa trong tiên lượng kết cục xấu ở những bệnh nhân suy tuần hoàn cấp. Ngoài ra, SI ≥ 1 còn gợi ý cho hoạt động bơm của tim hay co bóp thất trái không hiệu quả ở những bệnh nhân được được điều trị tích cực tình trạng sốc ở khoa cấp cứu. Năm 1994, Rady và cs đã chứng minh sử dụng SI ≥ 0.9 có tình trạng nặng nề hơn, thời gian nằm viện dài hơn, cũng như là mức độ cần chăm sóc tích cực nhiều hơn so với chỉ sử dụng huyết áp hay nhịp tim đơn thuần.


Theo một nghiên cứu ở Đức, với giá trị SI được phân loại thành 4 nhóm. Những bệnh nhân có SI < 0,6 tỉ lệ tử vong là 10.9% và cần trung bình 1 đơn vị máu. Với nhóm ≥, tỉ lệ tử vong lên đến 39.8% và cần trung bình 21.4 đơn vị máu.

The patients with a normal shock index (<0.6) had a 10.9% mortality and received on average one unit of blood. In the group with severe shock (1.4), the mortality rate increased to 39.8% and received an average of 21.4 units of blood.




Trong những trường hợp chấn thương, tai nạn. Ngoài giá trị SI trong tiên lượng thì người ta còn sử dụng sự thay đổi của SI hay Delta SI (ΔSI) để tiên lượng bệnh nhân. ΔSI là sự thay đổi SI tại khoa cấp cứu so với tại hiện trường chấn thương, tai nạn. ΔSI tăng là giá trị trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân chấn thương. ΔSI > 0.1 được xem làm tăng tỉ lệ tử vong, tăng thời gian nằm viện cũng như tỉ lệ phải điều trị tại ICU.

MỘT SỐ CHỈ SỐC KHÁC DÙNG TRONG ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN

Chỉ số sốc hiệu chỉnh (Modifided SI – MSI) được tính bằng tỉ số của nhịp tim/huyết áp động mạch trung bình. MSI giúp gợi ý về thể tích nhát bóp và kháng trở mạch mạch máu.
+ MSI cao là do giảm kháng trở mạch máu và giá trị thể tích nhát bóp.
+ MSI thấp gợi ý SI và thể tích nhát bóp cao, và những bệnh nhân này thường có tình trạng tăng huyết động học, có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng.

MSI = HR / MAP


MSI là một công cụ có giá trị trong tiên lượng mức độ nặng của bệnh. Theo tác giả Ye-Cheng Liu và cs (2012), MSI ≥  1.3 làm tăng tỉ lệ nhập ICU và tử vong, MSI có vai trò quan trọng tiên lượng hơn là huyết áp và nhịp tim vì MSI > 1.3 biểu hiện của tình trạng giảm huyết động. Ngược lại, MSI thấp cũng là tiên lượng của tử vong. Thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý mạch máu não, đau thắt ngực hay rối loạn nhịp tim. Những bệnh nhân này thường tăng áp lực nội so (ICP) và loạn nhịp tim có thể dễ dàng nhận định trên lâm sàng.

Chỉ số sốc theo tuổi – Age SI được xác định bằng tích số giữa tuổi và SI

Age SI= Age x SI

BẢNG TỔNG KẾT VỀ CÁC CHỈ SỐ SỐC





About the author

TBFTTH
Cuộc đời thì ngắn, mà nghề thì miên man;cơn bệnh phập phù;kinh nghiệm hiểm nguy, còn quyết định thì thật khó.Người thầy thuốc không phải chỉ chuẩn bị để tự mình làm đúng, mà còn khiến cho bệnh nhân, người đi theo và các yếu tố xung quanh hợp tác hài…

Đăng nhận xét